Nữ sinh dân tộc Thái mong thành cô giáo, nhưng không có tiền nhập học

03/09/2012 06:15
Theo Dân trí
Gần 4.000 ngày đến trường, Vi Thị Tâm chưa một lần nghỉ học. Tâm đã thi đỗ Khoa Sư phạm Ngữ Văn, Trường ĐH Vinh, nhưng lại nói dối gia đình là thi trượt, vì nhà nghèo quá, không có tiền nhập học.
Đó là hoàn cảnh của em Vi Thị Tâm - một học sinh giỏi ở bản Bồn Pủn, xã vùng sâu Châu Lý, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An. Hôm cầm giấy báo đậu khoa Văn của Trường ĐH Vinh, Tâm về nhà và khóc nói với bố mẹ là con đã thi trượt. Rồi Tâm em xin phép bố mẹ để vào Sài Gòn làm thuê nuôi em nhỏ ăn học và chấm dứt giấc mơ gieo chữ của mình.

Nghèo nhưng vẫn gắng gieo con chữ
Ngôi nhà nhỏ của gia đình em Vi Thị Tâm tuềnh toàng nằm lọt thỏm giữa đại ngàn, nơi giáp ranh giữa hai huyện là Tân Kỳ và Quỳ Hợp. Nói là nhà nhưng thoáng nhìn chúng tôi cứ tưởng là túp lều lán trại của các hộ dân dựng lên để canh rẫy.
Trong túp lều đó không có cái gì đáng giá nổi 10.000 đồng nhưng đó lại là nơi trú ngụ quý giá của 6 con người. Gia đình anh Vi Văn Quà vốn là một hộ đặc biệt khó khăn của xã nghèo Châu Lý. Tâm là con cả trong nhà, sau còn 3 em gái. Nhà Tâm nghèo lắm, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, sách vở cũng thiếu thường xuyên… nhưng bù lại Tâm không bao giờ đi học muộn, chưa từng bỏ học một buổi nào.
Chịu khó học hành, vượt qua hoàn cảnh Tâm học rất giỏi. Và thứ đáng giá nhất, quý nhất trong túp lều tàn tạ kia là những tấm giấy khen của những năm tháng học sinh mà Tâm đạt được. Gia cảnh nghèo nên từ nhỏ để được đến trường, hàng ngày Tâm phải đi làm thuê để kiếm tiền đi học. Nhà Tâm cách trường gần 20 km. Hàng ngày trên chiếc xe đạp cà tàng, Tâm đến trường đều đặn.
Cầm giấy bào nhập học mà lòng Tâm trĩu nặng vì hoàn cảnh quá khó khăn.
Cầm giấy bào nhập học mà lòng Tâm trĩu nặng vì hoàn cảnh quá khó khăn.
Tâm kể cho chúng tôi nghe về cái ngày đầu đến trường thật xúc động: “Ngày đó em đi rừng lấy măng, khi đi qua trường học thấy bạn bè đông lắm, em lẻn vào phía sau lớp và đứng nhìn con chữ từ sau khe vách của lớp học bản nghèo. Từ đó em khao khát được làm giáo viên đến cháy lòng. Giấc mơ đó theo em suốt gần 4.000 ngày đến trường. Không muốn vụt mất giấc mơ, nên trong những ngày đến trường chưa một lần em nghỉ học, dù là một lý do nhỏ nhất”, Tâm tâm sự.
Để có được ngày hôm nay, Tâm đã phải đi bộ gần 10.000 km qua 2 cánh rừng và hai con suối trong vòng 9 năm học (cấp 1 và cấp 2) mà không một lần nghỉ học.

Chính vì gia cảnh khốn khó, nên ngay từ nhỏ Tâm đã phải làm rất nhiều việc vất vả, nhưng không vì thế mà Tâm xao lãng học tập, trái lại em học càng giỏi hơn. Còn trong công việc, Tâm là một cô gái làm cỏ thuê mà ông bà chủ nào cũng muốn nhận vì cái tính thật thà, chăm chỉ và làm việc rất cẩn thận.
Tâm chỉ vào chiếc xe đạp dựng trang trọng ở một góc nhà và kể: “Mùa hè năm em học lớp 9 thi đậu vào cấp III nhưng bố mẹ không có tiền cho em đi học. Nhưng cứ nghĩ giờ bỏ học thiệt thòi lắm nên em đi làm cỏ mía thuê có đủ tiền mua được cái xe đạp và sách để đến trường. Và mỗi ngày đều đặn em đạp xe gần 20km để đến trường. Em yêu và quý con chữ lắm. Nhà em nghèo, bố mẹ không biết con chữ, nên chỉ đi làm thuê kiếm sống mà cũng không đủ ăn. Mẹ em lại hay bị bệnh nên cũng ít người thuê làm lắm. Em không muốn giống bố mẹ nên cố gắng học tập tốt nhưng mà học tốt cũng chẳng làm được chi mô. Em không muốn ba đứa em phải bỏ học đâu”, vừa dứt lời Tâm vội gạt đi những dòng nước mắt buồn.
Anh Quà nhìn vào số tiền nhập học của Tâm chỉ nói ngắn gọn: "Gia đình ta bây giờ thì không thể có tiền cho con đi học được đâu...".
Anh Quà nhìn vào số tiền nhập học của Tâm chỉ nói ngắn gọn: "Gia đình ta bây giờ thì không thể có tiền cho con đi học được đâu...".

Hãy viết tiếp ước mơ cho em
Chúng tôi đến thăm nhà Tâm vào một buổi trưa đầu tháng 9, khi mà nhiều thí sinh cũng như học sinh đã và đang chuẩn bị mua sắm các trang thiết bị để đến trường thì Tâm lại đang đi chăn trâu thuê cho người ta để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho các em.

Thí sinh đạp xe 300km:

Thí sinh đạp xe 300km: "Cảm ơn Bộ trưởng đã cho em cuộc đời mới"

GS Ngô Bảo Châu băn khoăn về giáo dục Việt Nam

GS Ngô Bảo Châu băn khoăn về giáo dục Việt Nam

Cô bé dân tộc đậu 2 trường nhưng không có tiền nhập học

Cô bé dân tộc đậu 2 trường nhưng không có tiền nhập học

Cầm giấy báo đỗ ĐH mà nước mắt Tâm cứ lã chã rơi trên khuôn mặt khắc khổ, da cháy đen sạm chân chất của thiếu nữ Thái ở tuổi trăng tròn. Tâm bảo: “Bây giờ gia đình em không thể có tiền để em vào nhập học đâu. Em muốn đi miền Nam làm 1 năm để kiếm tiền rồi sang năm tính tiếp”.

Tâm kể rằng hôm nhận giấy báo đậu đại học, nhìn tờ giấy báo đậu em vui mừng không tả xiết nhưng lật lại trang 2 thì nước mắt cô bé lại tuôn trào bởi đó là các khoản đóng góp vào trường. Số tiền nhập học gần 2 triệu với gia đình Tâm bây giờ có bán đi cả gia tài cũng không đủ.

“Với gia đình khác thì em không biết, nhưng với gia đình em, số tiền này quả là quá nhiều. Bây giờ nhà em nghèo nên không có khả năng đi học nữa đâu và em làm hồ sơ để đi Sài Gòn làm thuê nuôi 2 em ăn học thôi các chú à”, Tâm chia sẻ khó khăn mà mình đang phải đối mặt.

Còn anh Vi Văn Quà - bố Tâm cho biết: “Hôm cháu nó cầm cái giấy gì đó về bảo với bố mẹ con không đỗ đại học đâu, con thi trượt rồi, bây giờ con sẽ đi miền Nam làm ăn để nuôi hai em ăn học. Nhưng hôm qua (1/9), ta có nghe bà Loan (phó chủ tịch xã) nói là con Tâm đậu đại học, nó nói dối là không đậu. Bây giờ nó đậu đại học rồi, nhưng gia đình ta cũng chịu thôi, muốn cho hắn đi học hắn kiếm con chữ về quê làm giáo viên nhưng mà không có tiền thì biết làm sao đây hả chú? Mấy bữa ni không ai thuê làm chi cả nên ăn cơm mà không có thức ăn, nói chi là đi học xa”. Anh Quà nói thật ra từ đáy lòng mình rồi ngậm ngùi nhìn đứa con tội nghiệp có thể đứt gánh giữa đường.

Anh trầm ngâm một lát, rồi chỉ vào tập giấy khen treo kín trên bức tường tre nứa đã bị mối mọt khoe: “Mấy đứa em nhờ con Tâm mà giờ học được nhiều giấy khen lắm. Nhưng mà ta không tiền cho hắn đi học đâu”.

Còn chị Lương Thị Lan - mẹ Tâm nghẹn ngào: “Muốn cho Tâm đi học lắm chú à nhưng mà không có cái gì để bán nên tôi đành chịu thôi. Bây giờ Tâm phải ở nhà cuốc cỏ làm thuê rồi lấy chồng, bạn bè của hắn giờ con cũng lớn rồi”.

Bà Nguyễn Thị Loan - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Lý nói: “Tâm là một học sinh giỏi của xã, thi đậu vào Trường đai học Vinh nhưng mà gia đình nghèo quá, không có tiền ăn học. Bây giờ cháu Tâm mà phải nghỉ học thì thấy tội nghiệp, chính quyền xã đang khó khăn nên không thể giúp đỡ được gì. Tôi mong muốn hoàn cảnh cháu Tâm được lên báo Dân trí để độc giả họ thương và có thể giúp đỡ Tâm viết tiếp ước mơ, nếu không chắc cháu Tâm sẽ bỏ học mất thôi, tội ghiệp cháu ấy lắm”.
Theo Dân trí