Xúc động clip "nghĩ về cha"

04/09/2012 06:00
Đỗ Quyên
(GDVN) - Mãi sau này, khi người con lớn lên, va vấp trên đường đời, có gia đình riêng, và cũng trở thành cha thì mới thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ: “Dáng cha giờ đây đã khuất xa, còn chăng là ký ức nhạt nhòa”. Thời nông nổi đã làm cho người con ân hận: “Nỗi đau từng đêm giày xéo, chỉ mong được cha thứ tha một lần”.
Ngày tôi còn nhỏ, tôi viết trong bản sơ yếu lí lịch: "Nghề nghiệp của bố: Làm ruộng" mà thấy lòng mình nặng trĩu. Khi nhìn xung quanh thấy bạn bè háo hức viết nghề nghiệp của bố thật "oách" như: giáo viên, công an, bộ đội... Tôi tự hỏi: Làm ruộng có phải một nghề hay không? Nghề gì mà quanh năm bố tôi đầu tắt mặt tối vẫn không nuôi được cả gia đình?

Bố hay nói với tôi rằng: “Khi nào có con thì mới hiểu nỗi lòng cha mẹ”. Tôi không hiểu điều đó lắm, có lẽ do tôi còn trẻ, cuộc sống còn nhiều điều chi phối hơn những khái niệm trừu tượng của bố. Thế nhưng khi xem clip “cha” thì tôi hiểu được rất nhiều, cảm thấy mình thật có lỗi khi thờ ơ với câu nói ấy của người đã sinh ra mình.

Trong bài hát, hình ảnh người cha đầy vất vả, gian lao: “Làn da cháy nắng, vai còng nhấp nhô”. Người cha đã luôn gồng mình lên để kiếm sống, cho con một cuộc sống đủ đầy. Nhưng ngược lại, người con lại rất vô tâm: “Đứa con đâu thèm nghĩ suy, ngày qua chỉ trách cha cơ hàn”.

Mãi sau này, khi người con lớn lên, va vấp trên đường đời, có gia đình riêng, và cũng trở thành cha thì mới thấu hiểu nỗi lòng cha mẹ: “Dáng cha giờ đây đã khuất xa, còn chăng là ký ức nhạt nhòa”. Thời nông nổi khi còn trẻ đã làm cho người con ân hận: “Nỗi đau từng đêm giày xéo, chỉ mong được cha thứ tha một lần”.
Đỗ Quyên