Khám phá sức mạnh tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov của Nga

26/07/2011 22:43
(GDVN) – Tháng 12/1977, Xưởng đóng tàu Baltic có trụ sở tại thành phố Leningrad đã cho hạ thuỷ một chiếc tàu chiến cực lớn, với kích thước thậm chí còn to hơn bất kỳ chiếc tàu sân bay nào trên thế giới kể từ Chiến tranh thế giới lần II.

(GDVN) – Tháng 12/1977, Xưởng đóng tàu Baltic có trụ sở tại thành phố Leningrad đã cho hạ thuỷ một chiếc tàu chiến cực lớn, với kích thước thậm chí còn  to hơn bất kỳ chiếc tàu sân bay nào trên thế giới kể từ Chiến tranh thế giới lần II.

Chiến hạm này chính là chiếc đầu tiên thuộc lớp Kirov được đưa vào biên chế trong Hải quân Liên Xô với ký hiệu là Raketnyy Kreyser (theo tiếng Anh có nghĩa là tàu tên lửa).

Tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov của Nga
Tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov của Nga

Chiếc tàu chiến này được người Mỹ đặt ký hiệu là CGN. Theo ý đồ thiết kế ban đầu, chiến hạm lớp Kirov là là loại tuần dương hạm có nhiệm vụ truy tìm và phát hiện và tiêu diệt các tàu ngầm của đối phương trong điều kiện có chiến sự.

Tuy nhiên, năng lực của nó còn mạnh hơn thế, đặc biệt là khi chiến hạm Kirov được trang bị các tên lửa đối hạm tầm xa P-700 Granit.

 

Tuần dương hạm tấn công  Kirov có hệ thống động cơ độc nhất vô nhị, đó chính là sự kết hợp của động cơ hơi nước và năng lượng nguyên tử.

Trong khi thực hiện hành trình với tốc độ cao, hệ thống động cơ được vận hành từ 2 lò phản ứng hạt nhân, kết hợp với các buồng đốt dầu tạo ra năng lượng với công suất cao.

 

Điều đặc biệt ở tuần dương hạm lớp Kirov là gần như toàn bộ hệ thống vũ khí tấn công và phòng thủ của nó đều được đặt ở phía trước của kết cấu đồ sộ.

Toàn bộ phần đuôi của chiến hạm Kirov được dành cho các hầm chứa máy móc và là nơi chứa máy bay trực thăng. Chiến hạm này được trang bị 5 chiếc trực thăng săn ngầm Ka-27 Helix.

 

Ka-27 Helix mỗi khi được điều động được nâng từ dưới hầm tàu lên phía trên sẽ được một hệ thống nâng đặc biệt đưa lên sàn tàu.

Chiến hạm Kirov được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng Pháo đài (SA-N-6), SS-N-19, hoả lực phòng không Osa-M (SA-N-4 Gecko), pháo 30 mm, 130 mm…

 

Ngoài ra, để tiêu diệt các tàu ngầm địch, chiến hạm Kirov được trang bị hệ thống phóng tên lửa chống tàu ngầm Rastrub (SS-N-14 Silex) kết hợp với hệ thống sonar đuôi và mũi tàu  dải tần thấp.

Các chiến hạm Kirov về sau này còn được trang bị thêm hệ thống phóng ngư lôi có thể mang 10  tên lửa gắn thuỷ lôi Vodopad (SS-N-16 Stallion).

 

Tuần dương hạm Kirov có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ của tàu chỉ huy, thông tin và kiểm soát (C3 - command, control and communication).

Trong những năm từ 1974 đến 1989, có 5 chiến hạm lớp Kirov được hoàn thành tuy nhiên chỉ có 4 trong số chúng được đưa vào biên chế.

 

Những chiến hạm lớp Kirov đầu tiên của Liên Xô được đặt tên theo những anh hùng của cuộc cánh mạng Bolshevik, tuy nhiên, khi Liên Xô tan rã, các chiến hạm này đã bị đổi tên.

Một trong số các chiến hạm lớp Kirov được đổi tên thành đông Đô đốc Ushakov (ex-Kirov) đã không được sử dụng trong thập kỷ 90 sau khi xảy ra một vụ tai nạn liên quan đến lò phản ứng hạt nhân trên con tàu này.

 

Chiếc tiếp theo là Đô đốc Lazarev (ex-Frunze) đã bị đưa ra khỏi biên chết trong hơn 10 năm và hiện đang chuẩn bị được dỡ bỏ.

Một chiếc nữa là Đô đốc Nakhimov (ex-Kalinin) được sửa chữa năm 1994, tuy nhiên, chiến hạm này vẫn không được đưa ra biển kể từ năm 1997.

 

Từ năm 2004, chiến hạm này được hoàn thành lần cuối và từng được lên kế hoạch đưa vào hoạt động trở lại năm 2007, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy bóng dáng con tàu này trong biên chế thường trực của Hải quân Nga.

 

Hiện nay, một chiến hạm lớp Kirov đang được Hải quân Nga sử dụng đó chính là tuần dương hạm tên lửa Petr Veliky, trong khi một chiếc khác mang tên Đô đốc Nhakhimov dự định sẽ được Nga khôi phục và đưa trở lại hoạt động vào năm 2012.

{iarelatednews articleid='8695,8448,8379,8330,8302,8113,8143,7921,8025,7973,7949,7846,7885,7783,7561,7394'}

Bình Nguyên

alt
Khám phá sức mạnh tuần dương hạm tên lửa lớp Kirov của Nga ảnh 12