Báo Quân giải phóng Trung Quốc: Nhật Bản đang đùa với lửa

12/09/2012 13:20
Anh Vũ (Nguồn RT)
(GDVN) - Nhật báo Quân Giải phóng Trung Quốc cho biết trong một bài bình luận hôm qua 11/9 rằng Nhật Bản đang đùa với lửa và gọi việc mua các đảo là "sự thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II."
Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 
> Mục mới: Nóng trên mạng

Ngày 11/9, sau thông báo của Nhật Bản về việc sẽ mua các đảo thuộc nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư từ chủ sở hữu tư nhân, hai tàu Hải giám Trung Quốc (CMS) đã được điều đến các hòn đảo ở Biển Hoa Đông "nhằm khẳng định chủ quyền" của Trung Quốc.

Tàu Hải giám 46 Trung Quốc được cho là đang ở gần nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Tàu Hải giám 46 Trung Quốc được cho là đang ở gần nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Tân Hoa Xã cho biết, các tàu đã đến vùng biển quanh nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư và sẽ có những biện pháp cần thiết để đối phó với tình hình.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Cảnh Nhạn Sinh tuyên bố: "Chính phủ và lực lượng vũ trang sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền trên các vùng lãnh thổ của quốc gia." Bắc Kinh đang theo dõi chặt chẽ tình hình và thực hiện các biện pháp thích hợp.
Theo các quan chức Nhật Bản, họ không chắc rằng các tàu của Trung Quốc đã đến trong bán kính 12 hải lý của các hòn đảo đó và xâm phạm lãnh hải của Nhật Bản.
Cuối ngày 10/9, Bắc Kinh đã triệu tập Đại sứ Nhật Bản tại Trung Quốc để phản đối động thái của Nhật Bản mua 3 trong 5 hòn đảo ở Senkaku/Điếu Ngư.
Người Người Trung Quốc biểu tình tại nhiều thành phố nhằm phản đối động thái của Nhật Bản.
Người Người Trung Quốc biểu tình tại nhiều thành phố nhằm phản đối động thái của Nhật Bản.
Tờ Quân Giải phóng trong một bài bình luận hôm thứ Ba nói rằng Nhật Bản đang đùa với lửa và gọi việc mua các đảo là "sự thách thức trắng trợn nhất đối với chủ quyền của Trung Quốc kể từ khi kết thúc chiến tranh thế giới thứ II."
Giữa lúc những lời lẽ chính trích bùng lên, Trung Quốc đã lần đầu tiên phát sóng bản tin thời tiết hàng ngày trên các hòn đảo tranh chấp.
Kéo theo đó là một loạt các cuộc biểu tình bên ngoài Đại sứ quán Nhật Bản tại Bắc Kinh và ở hai thành phố khác ở phía đông và phía nam Trung Quốc với những tấm biển có dòng chữ như "Nhật Bản, hãy ra khỏi Trung Quốc."
Trong khi đó, Đài Loan cũng có tuyên bố chủ quyền trên nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư. Phái viên của Đài Loan đã được yêu cầu nộp đơn khiếu nại chính thức với Tokyo và dự kiến ​​sẽ trở về Đài Bắc hôm thứ Tư.
Người Người Trung Quốc biểu tình tại nhiều thành phố nhằm phản đối động thái của Nhật Bản.
Người Người Trung Quốc biểu tình tại nhiều thành phố nhằm phản đối động thái của Nhật Bản.

Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda thừa nhận việc nước này đang bị đẩy vào một vị trí ngày càng bấp bênh, nằm giữa các nước láng giềng đang ngày càng mở rộng hoạt động quân sự của mình, như việc "Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh bằng tên lửa và xây dựng chương trình hạt nhân, Trung Quốc tăng cường khả năng quân sự và tiếp tục hoạt động mạnh mẽ ở các vùng biển trong khu vực và Nga cũng đẩy mạnh hoạt động ở vùng Viễn Đông."
Một số chuyên gia tin rằng hợp đồng mua đảo của Nhật Bản là để cản trở kế hoạch của vị Thống đốc Tokyo Shintaro Ishihara mang tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, người đã công bố trước đó hy vọng sẽ phát triển các đảo. 
Nhưng Sheila Smith, một thành viên cao cấp tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở Washington nhận định:, "Ông Ishihara đã đẩy chính phủ vào một vị trí rất khó khăn. Ông đã khiến họ làm vậy vào lúc này". Theo Smith, ba bên liên quan nên thấy động thái này là một nỗ lực của Tokyo nhằm làm hỏng kế hoạch của Ishihara.
Anh Vũ (Nguồn RT)