Những tiết lộ về dự án nâng cấp “Chó săn chồn” MiG-31

13/09/2012 07:59
Trịnh Tuân (Nguồn: vpk.name)
(GDVN) - Mục tiêu hoàn thành việc hiện đại hóa 10 máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 trong tháng 10 năm 2012 của Nga đang có nguy cơ gây ra nhiều tranh cãi.
Tiêm kích MiG-31 trình diễn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Không quân Nga.
Tiêm kích MiG-31 trình diễn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Không quân Nga.

Nga đang có kế hoạch nâng cấp các tiêm kích đánh chặn MiG-31 hiện đang được biên chế trong không quân nước này.

Theo hãng tin Izvestia, hầu hết sẽ được nâng cấp lên chuẩn hiện đại MiG-31BM (bao gồm cả một số máy bay MiG-31DZ, MiG-31BS trang bị hệ thống tiếp nhiên liệu trên không, và các máy bay MiG-31B.

Số máy bay này sẽ được nâng cấp radar có tầm phát hiện "siêu xa". Foxhound sẽ được trang bị hệ thống radar Zaslon-AM mới với bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số Baget-55.

Ngoài ra, MiG-31 cũng được bổ sung thêm các chế độ hoạt động mới, trang bị hệ thống điện tử hàng không và buồng lái cũng như hệ thống định vị và tên lửa mới.

Radar của tiêm kích đánh chặn Nga kém hơn radar của Mỹ tới 3 lần?

Đại diện của Viện Nghiên cứu khoa học chế tạo máy Tikhomirov, người đang tiến hành nâng cấp hệ thống radar của tiêm kích đánh chặn MiG-31 nhằm làm tăng cự ly phát hiện mục tiêu của nó lên thêm 30%  cho biết:

“Điều này cho phép cự ly phát hiện của radar tăng lên hàng trăm cây số. Trước đây, radar của người Mỹ không thể đạt tới khoảng cách 200 km của chúng ta, còn bây giờ thì nó (radar Mỹ) có cự ly phát hiện lớn hơn rất nhiều.”

Hệ thống radar và vũ khí của MiG-31.
Hệ thống radar và vũ khí của MiG-31.

Ông này đã từ chối việc công bố chi tiết các thông số của radar liên quan đến tính bảo mật của thông tin.

Tuy nhiên, Phó Tổng giám đốc Hiệp hội Khoa học - sản xuất Pravdinsky, ông Vitaly Orlov, người phụ trách các dự án chế tạo radar cho các tiêm kích đánh chặn MiG-31 tiết lộ rằng trên thực tế cự ly phát hiện của radar trang bị trên tiêm kích Foxhound rất khiêm tốn:

cự ly  phát hiện khi mục tiêu bay hướng tâm là 80-90 km, khi máy bay đối phương bay theo chiều ngược lại (bỏ chạy) là 25 km và khi máy bay đối phương bay ở phía sau là 20 – 25 km.

Tiêm kích đánh chặn MiG-31.
Tiêm kích đánh chặn MiG-31.

 “80-90 km, thậm chí vài trăm km - là chưa đủ để tác chiến trong chiến tranh hiện đại. Trong quá trình hoạt động, và tất nhiên, là trong chiến đấu, đặc tính như vậy của radar là quá tồi tệ” – Ông Vitaly Orlov cho biết.

  “Radar tiêm kích F14 của Mỹ có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly  230 km, và bây giờ, sau khi nâng cấp, có thể lên đến 400 km. Chúng ta cần phải tạo ra loại radar có cự ly phát hiện 300 km.”

Việc hiện đại hóa radar cho tiêm kích đánh chặn MiG-31 được tiến hành tại Trung Tâm khoa học – kỹ thuật Lenin ở Petersburg, Nhà máy lắp ráp máy bay Sokol và Viện Nghiên cứu khoa học chế tạo máy Tikhomirov ở Zhukovsky. Máy bay sẽ được lắp đặt radar Zaslon-AM với bộ xử lý tín hiệu kỹ thuật số Baget-55.

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu khoa học chế tạo máy Tikhomirov đã cố gắng tạo ra loại radar có cự lý phát hiện vượt trội so với radar AWG (AN/AWG-9) của Mỹ. Tuy nhiên, theo Orlov, đó là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.

 “Ở Nga, có khá nhiều hãng sản xuất chế tạo radar hiện đại có thể đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của ngành công nghiệp hàng không.

Có thể kể đến Zhuk (radar cho MiG-35), Bars và Irbis. Radar của Bars có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với AN/APG-77 được trang bị F22 Raptor của Mỹ. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng vẫn quyết định lựa chọn Sokol và Lenin” - Orlov nói.

Theo Orlov, sự lựa chọn của quân đội Nga rất kỳ cục: lựa chọn là cần thiết để hỗ trợ cho các nhà máy, cung cấp cho các đơn đặt hàng tạo công ăn việc làm cho công nhân, tránh các vụ bạo động và bất ổn xã hội. Nhưng tất cả những điều đó nằm ngoài mục đích quốc phòng và công nghệ. Hiện đại hóa như vậy thực chất không mang lại nhiều ý nghĩa.

Orlov cũng cho biết rằng, đối thủ nguy hiểm nhất đối với các máy bay MiG-31 là các máy bay sử dụng công nghệ tàng hình chẳng hạn như “Chim ăn thịt” Raptor của Mỹ. Với công nghệ tàng hình, thì thậm chí radar băng tần lến đến 6 Ghz nói chung không thể phát hiện được.

Các radar sóng cm, loại radar được sử dụng phổ biến ở Nga hầu như không thể phát hiện được các mục tiêu tàng hình. Còn ở bước sóng m, khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình có khá hơn.

Theo các chuyên gia, Nga thường chú trọng phát triển các radar mặt đất hơn còn ở Mỹ họ lại chú trọng đến các radar hàng không.

Theo Orlov, radar sóng mét E-2D Advanced Hawkeye là radar chủ yếu được trang bị trong không quân, hải quân Mỹ. Còn MiG-31 và cả Su-27, MiG-29 của Nga, radar đều làm việc ở dải sóng cm.

“Thay thế màn hình hiển thị và bộ xử lý cũ bằng các thiết bị mới hơn không thể được xem là nâng cấp”, - Orlov nói. – “MiG-31 là một chiếc máy bay tốt, tiếng tăm của nó, có thể người Mỹ sẽ còn phải nhắc đến nhiều sau này. Tuy nhiên, họ không nghĩ rằng, một máy bay tốt như vậy mà lại có hệ thống điện tử, dẫn đường và tên lửa tồi tệ” – Ông Orlov nói thêm.

Cựu tư lệnh Không quân Alexander Zelin vào mùa xuân năm 2012 đã tuyên bố sẽ chỉ có 60 chiếc MiG-31được nâng cấp.


Xem video MiG-31 cùng các chiến đấu cơ khác trình diễn tại Lễ kỷ niệm 100 năm Không quân Nga:

Trịnh Tuân (Nguồn: vpk.name)