Văn hóa nghệ thuật Ireland

13/09/2012 08:49
Theo Vietnamirelandalumni
(GDVN) - Ai Len có nền văn hóa phong phú trong quá khứ và hiện tại, từ văn học truyền thống đến nghệ thuật điêu khắc, hội họa, âm nhạc, và điện ảnh...

Văn hóa Ai Len

Ai Len có nền văn hóa phong phú trong quá khứ và hiện tại. Nền văn học truyền thống mà các nhà thơ Ai Len thời kỳ đầu gìn giữ đã để lại một di sản nhiều màu sắc và các câu chuyện lịch sử. Đến lượt mình, các nhà văn hiện đại gợi đến những câu chuyện này để các tác phẩm của họ phong phú hơn.

Tiếng Ai Len

Tiếng Ai Len là ngôn ngữ chính thức thứ nhất của Ai Len. Tiếng Ai Len là một trong những ngôn ngữ thuộc dòng Celtic và rất gần với tiếng Gaelic của Scotland, tiếng Wales và tiếng Breton. Hầu hết mọi người nói tiếng Ai Len cho tới đầu thế kỷ XIX nhưng từ năm 1891, đa số người dân chỉ nói tiếng Anh.

Nhà nước tích cực khuyến khích sử dụng tiếng Ai Len. Tiếng Ai Len được sử dụng rộng rãi ở các khu vực Gaeltacht, chủ yếu nằm dọc bờ biển phía tây. Bộ Cộng đồng, Các vấn đề Nông thôn và Gaeltacht chịu trách nhiệm thúc đẩy văn hóa, kinh tế và an sinh xã hội các vùng Gaeltacht thông qua Cơ quan Gaeltacht (Údarás na Gaeltachta). Cơ quan Ngôn ngữ Ai Len (Foras na Gaeilge) chịu trách nhiệm thúc đẩy và khuyến khích sử dụng tiếng Ai Len như tiếng bản địa trên toàn đảo Ai Len. Tiếng Ai Len là một môn học chính ở trường tiểu học và trung học và ngày càng nhiều trường thực hiện chương trình giảng dạy duy nhất bằng tiếng Ai Len (Gaelscoileanna). Ai Len có một đài phát thanh quốc gia (Raidio na Gaeltachta) và một kênh truyền hình tiếng Ai Len (TG4). Ngày 1/1/2007, tiếng Ai Len trở thành ngôn ngữ chính thức thứ 23 của Liên minh châu Âu.

Văn học Ai Len
Ảnh minh hoạc một số nhà văn nổi tiếng nhất của Ai Len: James Joyce,Flann O’Brien, Brendan Behan, Samuel Backett, W.B. Yeats & Oscar Wilde
Ảnh minh hoạc một số nhà văn nổi tiếng nhất của Ai Len: James Joyce,Flann O’Brien, Brendan Behan, Samuel Backett, W.B. Yeats & Oscar Wilde

Có thể bạn quan tâm

> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn

> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông

> Mục mới: Nóng trên mạng

Các nhà văn Ai Len đã có đóng góp to lớn vào nền văn học thế giới. Nhà văn châm biếm Jonathan Swift (1667–1745) là tác giả của Những cuộc phiêu lưu của Gu-li-vơ (Gulliver’s Travels) (1726). Người ta vẫn tiếp tục trình diễn và đọc các vở kịch, tác phẩm văn xuôi và thơ của Oscar Wilde (1854–1900) trên toàn thế giới. Các nhà văn Ai Len đoạt giải Nobel bao gồm nhà soạn kịch và viết tiểu thuyết George Bernard Shaw (1856-1950) và nhà thơ nhà viết kịch William Butler Yeats (1865–1939), tác giả của những tác phẩm truyền cảm hứng đến thời kỳ phục hưng hiện đại của văn học Ai Len. James Joyce (1882–1941) viết tiểu thuyết hiện đại mở đường, U-li-xơ (1922). Joyce truyền cảm hứng đến tác phẩm của nhà văn châm biếm Brian O’Nolan (Flann O’Brien) (1911–1966) và tác giả này cũng viết bằng tiếng Ai Len. Nhà văn đoạt giải Nobel Samuel Beckett (1906–1989) đi theo lối viết lột tả nỗi đau khổ tột độ, thường là bằng tiếng Pháp. Vở kịch của ông, Đợi chờ Godot (1953) đã trở thành tác phẩm kinh điển của thế kỷ XX.  
Thế hệ các nhà thơ sau Yeats có Patrick Kavanagh (1904-67) với nhiều tài năng khác nhau. Tấm gương của Kavanagh là nhà thơ theo chủ nghĩa thực tế nông thôn đã truyền cảm hứng cho Seamus Heaney, người với tư tưởng thơ cứu vãn đã giành được giải Nobel Văn học năm 1995. Văn học Ai Len tiếp tục được đón nhận nồng nhiệt những năm gần đây, một số nhà văn Ai Len giành giải Man Booker Prize, trong đó có Anne Enright năm 2007, John Banville năm 2005 và Roddy Doyle năm 1993. Các nhà văn vào danh sách ngắn của giải thưởng này bao gồm Colm Tóibín (1999 và 2004) và Sebastian Barry (2008).
Nghệ thuật
Nghệ thuật cổ xưa nhất Ai Len bao gồm chạm khắc trên đá từ năm 3500 trước Công nguyên. Nghệ thuật Celtic đạt tới đỉnh cao trong các bản thảo sách phúc âm như các tác phẩm của Durrow và Kells. Sau thế kỷ IX, nghệ thuật Ai Len chịu ảnh hưởng của người Viking, Roman và Gothic với những tác phẩm như chạm đá tinh xảo High Crosses.
Tác phẩm điêu khắc của Patrick Kavanagh, đường Mespil, Dublin
Tác phẩm điêu khắc của Patrick Kavanagh, đường Mespil, Dublin
Từ giữa thế kỷ XVII, nghệ thuật trang trí như đúc vàng, mạ vàng và thủy tinh phát triển mạnh cùng với các tòa nhà công quy mô lớn thời bấy giờ. Cuối thế kỷ IXX đầu thế kỷ XX, các họa sỹ Ai Len hướng tới các họa sỹ theo trường phái Ấn tượng Pháp để tìm cách diễn đạt mới. Những họa sỹ này bao gồm William Leech (1881–1968), Walter Osborne (1859–1903), John Lavery (1856–1941) và Roderic O’Conor (1860–1940). Chuyển từ trường phái Ấn tượng sang chủ nghĩa Biểu hiện, Jack B. Yeats (1871–1957) nổi trội trong số những người cùng thời, giống như anh trai ông, nhà thơ W.B. Yeats là người xuất sắc nhất trong số các nhà thơ cùng thời. Các nghệ sỹ khác, theo trường phái biểu hiện trừu tượng, bao gồm Louis le Brocquy, Norah McGuinness (1901–80) và Patrick Scott. Phong trào chủ nghĩa biểu hiện mới và mạnh mẽ nổi lên vào cuối thế kỷ XX với các họa sỹ Brian Maguire, Eithne Jordan, Michael Mulcahy, Michael Cullen, Dorothy Cross và Alice Maher.
Con đường của Jack B, Yeats

Con đường của Jack B, Yeats
Nghệ thuật điêu khắc vào thế kỷ IXX là những tượng đài anh hùng hay tượng đài kỷ niệm như tượng Oliver Goldsmith và tượng Edmund Burke của John Henry Foley (1819–1974) bên ngoài trường Đại học Trinity, Dublin. Truyền thống này tiếp tục phát triển trong thế kỷ XX với các tác phẩm của Oisin Kelly (1915–1981), Seamus Murphy (1907–74) và Hilary Heron (1923–77), mở đường cho việc sử dụng các kỹ thuật đúc mới và phát triển nghệ thuật điêu khắc bản địa Ai Len. Điêu khắc thời kỳ này trừu tượng và dí dỏm hơn, như người ta có thể thấy trong nhiều tác phẩm của John Behan, Michael Warren, Edward Delaney, Eilis O’Connell, và Kathy Prendergast.
Theo Vietnamirelandalumni