Học giả Mỹ: Chính sách Biển Đông thời Tập Cận Bình sẽ không thay đổi

14/09/2012 07:35
Bảo Thành (Nguồn: CNA)
(GDVN) - Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách cứng rắn đối với các vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sau kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo vào cuối năm nay.
Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 
> Mục mới: Nóng trên mạng

Thông tấn xã Đài Loan ngày 13/9 dẫn lời một học giả Mỹ cho hay Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quyết liệt đối với các vấn đề liên quan đến tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông sau kỳ chuyển giao thế hệ lãnh đạo vào cuối năm nay.

Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quyết liệt đối với các vấn đề liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông
Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách quyết liệt đối với các vấn đề liên quan đến chủ quyền trên Biển Đông

Bà Bonnie S. Glaser, chuyên gia nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) đã đưa ra nhận định này tại một buổi điều trần về vấn đề Biển Đông của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ.

Glaser nói rằng nhận định của bà dựa trên thực tế rằng đảng Cộng sản Trung Quốc phải dựa nhiều vào sự ủng hộ của những người theo chủ nghĩa dân tộc.

Bà nhấn mạnh rằng tâm lý chung của nhiều người dân Trung Quốc hiện nay là ủng hộ lập trường cứng rắn hơn đối với tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông vốn đang diễn biến căng thẳng. Thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc hiển nhiên ý thức được nguy cơ của việc kích động tâm lý dân tộc chủ nghĩa này, tuy nhiên họ vẫn phải thực hiện điều đó bởi nó liên quan đến lợi ích sống còn của đảng.
 
Về phần ông Tập Cận Bình, bà Glaser cho rằng Tập Cận Bình là thế hệ lãnh đạo mới trưởng thành trong thời kỳ cải cách và mở cửa hơn với thế giới bên ngoài, và Tập Cận Bình tin rằng Trung Quốc đang vươn lên nhanh chóng.

Chuyên gia Glaser của CSIS đưa ra nhận định về chính sách của Trung Quốc đối với tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thế hệ lãnh đạo mới sau đại hội 18
Chuyên gia Glaser của CSIS đưa ra nhận định về chính sách của Trung Quốc đối với tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông thế hệ lãnh đạo mới sau đại hội 18

Tự tin với quan niệm rằng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc ngày một lớn mạnh và khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng bị thu hẹp, ông Tập Cận Bình “có khả năng sẽ đại diện cho lợi ích của Trung Quốc trên trường quốc tế, đặc biệt là với những thứ được coi là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”, chẳng hạn như những vấn đề liên quan đến chủ quyền.

Bà Glaser cũng nói rằng ở một mức độ nào đó, các tranh luận của giới học giả Trung Quốc đang bị giới hạn trong cuộc chạy đua hướng tới cuộc chuyển giao thế hệ lãnh đạo sắp tới.

Tuy nhiên trong năm sau những cuộc tranh luận này sẽ dữ dội hơn và có nhiều khả năng sẽ đề cập đến các vấn đề chẳng hạn như có phải Mỹ đang suy yếu và cán cân quyền lực toàn cầu đang nghiêng về phía Trung Quốc.

Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Bà cho rằng: “Các cuộc tranh luận đó sẽ tạo thêm sức ép với giới lãnh đạo Trung Quốc để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.” Nữ học giả này nói rằng Mỹ có một vai trò to lớn trong việc đối phó với các nguy cơ tiềm tàng ở Biển Đông.

Bà khuyến nghị chính quyền Obama nên hối thúc các bên tuyên bố chủ quyền tuân thủ các quyền về không gian biển theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và đạt được thỏa thuận về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Bảo Thành (Nguồn: CNA)