Thời báo Hoàn Cầu: Trung Quốc đặt tên tàu sân bay là Liêu Ninh

16/09/2012 09:09
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Do đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc đang và sẽ tiếp tục sở hữu rất nhiều tàu sân bay, cho dù Trung Quốc có chế tạo 5-12 tàu sân bay cũng thiếu.
Tàu sân bay trực thăng Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tàu sân bay trực thăng Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản

Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn tin (chưa xác định độ chính xác) từ trang mạng tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản vừa đăng bài viết của Robert Farley, Trợ lý giáo sư Học viện Thương mại Quốc tế và Ngoại giao Patterson – Đại học Kentucky cho rằng, Quân đội Trung Quốc cuối cùng sẽ đặt tên cho tàu sân bay được tân trang là tàu Liêu Ninh để bày tỏ sự tôn kính đối với việc tỉnh Liêu Ninh chủ trì công tác cải tạo tàu sân bay này.

Cách đây không lâu, cựu Tùy viên quân sự Trung Quốc ở Nga, Phó Hội trưởng Hội nghiên cứu Lịch sử Quan hệ Trung-Nga, Thiếu tướng Vương Hải Vận đã có bài viết trên tạp chí “Hoàn Cầu” cho rằng, Trung Quốc cần chế tạo 5 tàu sân bay để bảo vệ an ninh trên biển của họ.

Nhưng, Farley cho rằng, đứng trước tình hình Ấn Độ chuẩn bị tiếp nhận tàu sân bay thời kỳ Liên Xô đã được tân trang và có kế hoạch sở hữu 3 tàu sân bay trong 10 năm tới, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang vận hành 2 “tàu khu trục mang theo trực thăng” tương tự như tàu sân bay và Hải quân Mỹ điều khiển 11 hạm đội tàu sân bay và 9 tàu sân bay hạng nhẹ khác (tàu tấn công đổ bộ)… Trung Quốc có chế tạo đến 5 tàu sân bay thì ý nghĩa cũng không lớn, hơn nữa cho dù có sở hữu 12 tàu sân bay có lẽ cũng không đủ.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đặt tên là Liêu Ninh
Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đặt tên là Liêu Ninh

Theo bài viết, những nguồn tin ngày 10/9 cho biết, Hải quân Trung Quốc cuối cùng đã quyết định tên gọi của tàu sân bay được cải tạo. Mặc dù dư luận bên ngoài phỏng đoán tàu sân bay này có thể được đặt tên là Bắc Kinh, Mao Trạch Đông hay Thi Lang, nhưng Hải quân Trung Quốc đã áp dụng phương pháp đặt tên tương đối truyền thống – đặt tên cho tàu sân bay thời kỳ Liên Xô cũ được cải tạo là tàu sân bay Liêu Ninh để bày tỏ sự kính trọng đối với tỉnh Liêu Ninh, nơi chủ trì công tác sửa chữa, cải tạo tàu sân bay này.

Hầu hết các nhà phân tích đều cho rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục chế tạo tàu sân bay khác, nhưng quy hoạch quốc phòng không minh bạch của Trung Quốc hoàn toàn không tiết lộ Hải quân Trung Quốc có kế hoạch vận hành mấy tàu sân bay. Song, gần đây, Thiếu tướng Vương Hải Vận đã nói là Trung Quốc cần chế tạo tới 5 tàu sân bay.

Điều đáng chú ý là, cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc đi ra biển trong tương lai sẽ trở nên ngày càng chật chội. Ấn Độ sẽ nhanh chóng tiếp nhận tàu sân bay đang nhờ Nga cải tạo, hơn nữa còn có kế hoạch sở hữu 3 tàu sân bay trong 10 năm tới.

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đang vận hành 2 “tàu khu trục mang theo trực thăng” tương tự tàu sân bay. Hải quân Mỹ đang điều khiển 11 hạm đội tàu sân bay và 9 tàu sân bay hạng nhẹ khác (tàu tấn công đổ bộ).

Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc

Tình hình số tượng tàu sân bay gia tăng ở khu vực Đông Á làm cho những phân tích “trạng thái tĩnh” của tướng Vương Hải Vận có vấn đề. Hơn nữa, nếu không dự đoán tốt khả năng của đối thủ tiềm tàng, thì rất khó hiểu được nhu cầu tác chiến tương ứng.

Vì vậy, mặc dù sự phân tích “trạng thái tĩnh” trên có liên quan đến lợi ích biển (như Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Nam Hải đều phải có 1 tàu sân bay) có giá trị tự thân, nhưng rất có thể, về chiến lược, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ đang tính toán với “trạng thái động” về nhu cầu của quân đội nước mình.

Nói cách khác, tức là muốn thực sự hiểu được nhu cầu trên biển của Trung Quốc, tức là phải đánh giá, nhận định được về lực lượng hải quân của Ấn Độ, Nhật Bản và Mỹ, và những nước này sẽ ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc như vậy.

Trên thực tế, nội bộ nước Mỹ đã xuất hiện những cuộc thảo luận “trạng thái tĩnh” tương tự xung quanh quy mô hiện nay của Hải quân Mỹ. Mặc dù so sánh sức chiến đấu của Hải quân Mỹ năm 1917 và 2012 là có ích và thực dụng, nhưng điều này vẫn phải tiến hành trong một bối cảnh nhất định.

Chẳng hạn, năm 1917, Hải quân Mỹ chỉ có 14 tàu chiến đấu hiện đại, lạc hậu so với Hải quân Anh (sở hữu 41 tàu chiến đấu và tàu tuần dương). Điều này muốn nói, Hải quân Mỹ năm 1917 không bằng hai đối thủ cạnh tranh toàn cầu này, nhưng Hải quân Mỹ năm 2012 lại vượt trội xa so với bất cứ đối thủ cạnh tranh nào.

Tàu sân bay Ise mang theo trực thăng của Nhật Bản.
Tàu sân bay Ise mang theo trực thăng của Nhật Bản.

Tuy nhiên, hiển nhiên động thái và sự so sánh phân tích cũng tồn tại những rủi ro của nó. Cùng với việc Trung Quốc và Ấn Độ trang bị tàu sân bay, tình hình cạnh tranh có sẽ sẽ tiếp tục, khiến cho họ tiếp tục muốn tăng cường sức mạnh trên biển.

Về điểm này có một ví dụ rõ ràng, đó là trước và trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Anh, Đức và các nước khác từng tiến hành cạnh tranh về tàu chiến đấu. Xét thấy uy tín quốc gia có thể dễ dàng giúp họ tiến hành mua sắm hải quân, vì vậy xuất hiện khả năng chạy đua vũ trang trên biển là rất lớn.

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, những nước lớn trên biển này đã xác định số lượng, kích cỡ và giới hạn về khả năng tấn công của tàu chiến có thể chế tạo của họ.

Mặc dù “Hiệp ước Hải quân Washington” (là hiệp ước hạn chế quân bị hải quân được 5 cường quốc hải quân gồm Mỹ, Anh, Pháp, Italia, Nhật ký ngày 6/2/1922) có lẽ không thể ngăn chặn chiến tranh, nhưng nó thực sự cho thấy mọi người ý thức đúng đắn được bản chất mang tính tương đối của sức mạnh quân sự.

Bài viết cho rằng, nhìn vào sức mạnh của Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh toàn cầu, ý nghĩa của 5 tàu sân bay hoàn toàn không lớn. Thậm chí, nếu Trung Quốc đã hiểu được môi trường đe dọa, uy hiếp mở rộng và của các đối thủ, thì coi như họ có sở hữu 12 tàu sân bay cũng không đủ.

Tàu sân bay USS George Washington, Hạm đội 7, Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay USS George Washington, Hạm đội 7, Hải quân Mỹ.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ, sắp đi vào hoạt động.
Tàu sân bay INS Vikramaditya của Hải quân Ấn Độ, sắp đi vào hoạt động.
Tàu sân bay Virrat Ấn Độ diễn tập
Tàu sân bay Virrat Ấn Độ diễn tập

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông

>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55

>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga

>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc

>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam

>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA

>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ

>> Xem các tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân

>> Các tuần tra hạm của Hải quân nhân dân Việt Nam

 >> Sức mạnh chiến hạm tên lửa Molnya của Hải quân Việt Nam  >> Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển CASA-212-400
 >> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga  >> Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
Việt Dũng (nguồn báo Hoàn Cầu)