Nhà Trắng sẽ không nhân nhượng với các phần tử Hồi giáo quá khích

16/09/2012 06:46
Anh Vũ (Nguồn Tân Hoa Xã, Reuters)
(GDVN) - Bạo loạn có thể sẽ làm ảnh hưởng quan hệ Mỹ - các nước Ả Rập. Trong khi đó, Washington có thể thay đổi chính sách của mình đối với khu vực này, nếu các cuộc biểu tình chống lại lợi ích của Mỹ không được kiểm soát.

Có thể bạn quan tâm
> Tìm hiểu đất nước Ireland, cơ hội nhận quà cực lớn
> Cả xã hội quan tâm: Tình hình biển Đông 
> Mục mới: Nóng trên mạng

Hãng tin Reuters cho hay, Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 15/9 đã bác bỏ các lời cáo buộc cho rằng một bộ phim của nhà sản xuất nghiệp dư đã xúc phạm đến những người Hồi giáo và khẳng định ông sẽ không bao giờ tha thứ cho những động thái làm hại người Mỹ.

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bác bỏ các lời cáo buộc cho rằng một bộ phim của nước này đã xúc phạm đến những người Hồi giáo.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bác bỏ các lời cáo buộc cho rằng một bộ phim của nước này đã xúc phạm đến những người Hồi giáo.

"Tôi đã nói rõ rằng Mỹ tôn trọng sâu sắc đối với người dân của mọi tín ngưỡng" - ông Obama nói - "Không có lý do nào cho các cuộc tấn công vào Đại sứ quán và Lãnh sự quán của chúng tôi."

Một ngày sau khi có mặt tại buổi lễ đưa các thi thể của những người Mỹ bị giết ở Libya trở về, Tổng thống Obama thừa nhận rằng, làn sóng bạo lực chống Mỹ ở Trung Đông là đáng lo ngại. Những biến động ở Trung Đông có thể sẽ ảnh hưởng tới cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ, nhất là khi ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney nói rằng ông Obama đã làm suy yếu ảnh hưởng của chính quyền Mỹ trên khắp thế giới.

Trong khi đó, nhiều nhà phân tích lo ngại những cuộc biểu tình không ngừng của người Hồi giáo sẽ khiến quan hệ Mỹ và các nước Ả Rập bị ảnh hưởng và đi theo chiều hướng xấu.

Hãng tin Tân Hoa Xã dẫn lời nhận định của Fakhry Tahtawi, Giáo sư Khoa học chính trị ở Đại học Cairo rằng, những cuộc biểu tình đã làm tăng khả năng can thiệp của Mỹ và "sự can thiệp có thể là về quân sự, chẳng hạn như việc điều lực lượng thủy quân lục chiến và tàu chiến đến bờ biển Libya sau vụ sát hại 4 nhân viên Mỹ tại Lãnh sự quán nước này" ở thành phố Benghazi.
Talaat Rameh, một nhà phân tích chính trị Ai Cập cũng đồng ý với Tahtawi khi cho rằng, quan hệ Mỹ - các nước Ả Rập đang di chuyển theo hướng mũi tên đi xuống.
Rameh dẫn lời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, nước này coi Ai Cập không phải là một đồng minh cũng không phải là kẻ thù. "Washington có thể thay đổi chính sách của mình đối với khu vực, nếu các cuộc biểu tình chống lại lợi ích của Mỹ không được kiểm soát" - Rameh nói.
Anh Vũ (Nguồn Tân Hoa Xã, Reuters)