Ông Phạm Trung Cang từ chức vì từng liên quan đến ngân hàng ACB?

21/09/2012 06:33
DC (tổng hợp)
(GDVN) - Nguyên Phó chủ tịch Eximbank, nguyên Chủ tịch Nhựa Tân Đại Hưng Phạm Trung Cang từng là Chủ tịch HĐQT đầu tiên và cũng từng giữ chức vụ Tổng giám đốc điều hành của Ngân hàng Á Châu (ACB)...
Từ chức vì từng liên quan đến ACB? Như Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã thông tin, sau phiên họp bất thường chiều 19/9, ban lãnh đạo Công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng (mã: TPC – HOSE) quyết định chấp thuận đơn từ nhiệm của ông Phạm Trung Cang, Chủ tịch HĐQT. Mục đích xin thôi vị trí này, theo ông Cang, là “vì lý do cá nhân đối với các chức danh đang đảm nhiệm”. Trước đó, ngoài chức Chủ tịch HĐQT, ông Cang còn đảm nhiệm vị trí Người đại diện theo pháp luật và Người được ủy quyền công bố thông tin của TPC. 
Ông Phạm Trung Cang
Ông Phạm Trung Cang

Tính đến 30/6/2012, ông Cang nắm giữ hơn 3,2 triệu cổ phần TPC. Tổng lượng chứng khoán chiếm tỷ lệ 15,15% vốn điều lệ doanh nghiệp này.

Nguyên Phó chủ tịch Eximbank tiếp tục từ chức Chủ tịch Tân Đại Hưng

Nguyên Phó chủ tịch Eximbank tiếp tục từ chức Chủ tịch Tân Đại Hưng

Hàng loạt sếp lớn ngân hàng Eximbank, ACB xin từ chức

Hàng loạt sếp lớn ngân hàng Eximbank, ACB xin từ chức

Chân dung lãnh đạo Ngân hàng ACB qua các thời kỳ

Chân dung lãnh đạo Ngân hàng ACB qua các thời kỳ 

Trước đó, ông Phạm Trung Cang cũng đã xin từ nhiệm các chức vụ khác tại ủy ban, hội đồng của Ngân hàng Eximbank, nơi mà ông gia nhập từ tháng 10/2010. Trả lời trên báo Người lao động, Chủ tịch HĐQT Eximbank Lê Hùng Dũng khẳng định, nếu ông Cang có liên quan đến pháp luật thì sẽ không dính líu gì đến Eximbank. Dù trong đơn từ nhiệm ông Cang nêu rõ là vì lý do cá nhân nhưng theo ông Dũng thì nguyên nhân chính là do ông Cang có liên quan đến một số trách nhiệm trong thời kỳ còn giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT ở Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Cụ thể, từ ngày 28-4-2010, ông Phạm Trung Cang đại diện nhóm cổ đông của ACB tham gia vào HĐQT Eximbank và được bầu giữ chức Phó chủ tịch HĐQT. Đồng thời, trong thời điểm này, ông Cang cũng giữ chức Phó chủ tịch HĐQT của ACB. Đến đầu năm 2011, quy định của cơ quan quản lí là một cá nhân không được cùng giữ vị trí thành viên HĐQT trong 2 ngân hàng, vì vậy ông Cang về hẳn Eximbank. Cũng theo ông Lê Hùng Dũng, ngoài chức Phó Chủ tịch HĐQT, ông Phạm Trung Cang còn tham gia một số vị trí trong hội đồng, ủy ban của Eximbank. Tuy nhiên, theo ông Dũng, việc từ nhiệm của ông Cang, nếu có ảnh hưởng đến hoạt động, quản trị điều hành của Eximbank thì chỉ một phần nhỏ, không đáng kể. Ông Dũng cũng cho biết ông không theo dõi sát số cổ phần mà cá nhân ông Cang nắm giữ của Eximbank là bao nhiêu nhưng thực tế là có và có biến động từng ngày. Còn đại diện nhóm cổ động có quyền lợi của ACB mà ông Cang được ủy quyền là nắm giữ khoảng 7-8% cổ phần tại Eximbank. Còn trao đổi với VnExpress.net, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Eximbank cho biết, ông Cang chỉ nắm giữ khoảng 0,2 - 0,3% vốn điều lệ. Cũng trả lời Vnexpress.net, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ACB cho biết, hiện ông không có thông tin về việc ông Cang sở hữu cổ phần tại Eximbank hay ai làm đại diện phần vốn của ACB tại Eximbank.
Ông Phạm Trung Cang là 1 trong 6 thành viên Hội đồng sáng lập của ACB
Ông Phạm Trung Cang là 1 trong 6 thành viên Hội đồng sáng lập của ACB

Do vậy, ông Toại cho biết thêm ông cũng không có bất cứ thông tin gì về việc ai sẽ thay thế ông Cang làm đại diện cổ phần ACB tại ngân hàng ACB. "Do trước đây ông Cang làm phó chủ tịch ACB rồi qua Eximbank nên mọi người nghĩ có thể ông có phần vốn sở hữu tại Eximbank chứ tôi không có thông tin gì về việc này cả", ông Toại nói. Ông Toại cũng cho hay: "Rất có thể ông Cang liên quan tới ông Nguyễn Đức Kiên và ông Lý Xuân Hải, họ làm việc cùng thời với nhau tại ACB".Chủ tịch HĐQT đầu tiên của Ngân hàng ACB Theo thông tin trên trang Cafe F, ông Phạm Trung Cang sinh năm 1954, tại Long An, năm nay 58 tuổi, có bằng cử nhân Kinh tế thương nghiệp. Vào cuối những năm 1970, ông Phạm Trung Cang bắt đầu kinh doanh ngành nhựa. Từ năm 1978 đến năm 1992, ông Cang là Giám đốc Công ty TNHH Nhựa Đại Hưng. Ông Cang bắt đầu bước chân vào ban lãnh đạo ACB từ năm 1993. Từ năm 1993 đến năm 1994, ông Phạm Trung Cang giữ cương vị Chủ tịch HĐQT đầu tiên của Ngân hàng Á Châu.  Từ năm 1994 đến năm 1998, ông Cang giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu. Từ năm 1999 đến năm 2001, ông giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu. Đến ngày 26 tháng 04 năm 2011, ông là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Từ năm 2002 đến nay, ông là Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Á Châu. Ông cũng giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng Tín dụng trong nhiều năm, từng là thành viên Thường trực Hội đồng quản trị. Cuối năm 2010, ông Cang xin từ nhiệm chức danh thành viên hội đồng quản trị và ACB đã thông qua việc miễn nhiệm vào ngày 26/4/2011. Ông Cang cũng là 1 trong 6 thành viên của Hội đồng sáng lập ACB, hội đồng mà Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đã khẳng định là không có trong quy định của pháp luật hiện hành. Trước khi rời khỏi ACB, ông Cang và gia đình nắm giữ 1,2% cổ phần của ngân hàng này.  Sau khi rời khỏi vị trí Phó Chủ tịch ACB thì ông Cang không còn thuộc diện phải công bố thông tin đối với ACB. Theo báo cáo thường niên năm 2011 của ACB thì sau khi rời khỏi HĐQT ACB ông Cang vẫn thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, thành viên thường trực Ủy ban Tín dụng, và Phó Chủ tịch Hội đồng Đầu tư của ngân hàng này. Ngoài ra, ông Cang cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Công ty du lịch Chợ Lớn (từ 2006- đến nay), đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội Nhựa Tp. Hồ Chí Minh, và Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam. Cũng trong ngày 19/9 vừa qua, ACB cũng đã công bố chấp thuận đơn từ nhiệm của Chủ tịch Trần Xuân Giá và 2 phó chủ tịch. Ngoài lý do sức khỏe và cá nhân, các vị này được ACB cho biết cũng liên quan tới vụ việc của nguyên tổng giám đốc Lý Xuân Hải.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

DC (tổng hợp)