Trung Quốc cấm phát hành sách liên quan đến Nhật Bản

21/09/2012 19:05
Anh Vũ (Nguồn Kyodo)
(GDVN) - Trung Quốc gần đây đã thể hiện các biện pháp cứng rắn để trả đũa Nhật Bản khi ra lệnh một số nhà xuất bản ở thủ đô Bắc Kinh không phát hành các sách liên quan đến Nhật Bản.
Chính quyền thành phố Bắc Kinh đã ra lệnh cho một số nhà xuất bản ở thủ đô của Trung Quốc không phát hành các sách liên quan đến Nhật Bản, một nguồn tin có quan hệ với cả hai bên cho biết vào ngày 21/9.
Các sách liên quan đến Nhật Bản sẽ không được phát hành ở Bắc Kinh.
Các sách liên quan đến Nhật Bản sẽ không được phát hành ở Bắc Kinh.
Quyết định này được đưa ra vào ngày 14/9 và được xem là một động thái trả đũa chống lại việc quốc hữu nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư mà cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tuyên bố chủ quyền.
Ngoài các cuốn sách của tác giả người Nhật Bản, các nhà xuất bản đã được yêu cầu không phát hành sách liên quan đến Nhật Bản do các nhà văn Trung Quốc viết hoặc tổ chức các sự kiện văn hóa và quảng cáo.
Lệnh cấm được đưa ra 3 ngày sau khi Nội các của Thủ tướng Yoshihiro Noda đã thông qua một quyết định mua lại các hòn đảo ở biển Hoa Đông.
Sự bất mãn của Trung Quốc về việc quốc hữu hóa này đã làm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong số các biện pháp khác, Trung Quốc gần đây đã gây khó dễ đối với các thủ tục hàng hóa nhập khẩu từ các công ty Nhật Bản.

Ngành sản xuất xe hơi Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những cuộc biểu tình quá khích và thái độ thù địch của người Trung Quốc
Ngành sản xuất xe hơi Nhật Bản chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những cuộc biểu tình quá khích và thái độ thù địch của người Trung Quốc

Lo âu của Tokyo đang ngày càng gia tăng trong ngành công nghiệp xuất bản khi các lệnh cấm tương tự có thể được đưa ra cho các nhà xuất bản tại các địa điểm khác ngoài Bắc Kinh, phụ thuộc vào sự phát triển liên quan đến tranh cãi trên nhóm đảo Senkaku/ Điếu Ngư.
Thống kê thương mại của Bộ Tài chính Nhật Bản cho thấy xuất khẩu sách, tạp chí và các ấn phẩm khác từ Nhật Bản đến Trung Quốc lên tới khoảng 1 tỷ yên vào năm 2011.
Anh Vũ (Nguồn Kyodo)