Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

Vụ tiêu cực tại Viện K: "Nước mắt bệnh nhân không làm nên y đức"

24/09/2012 07:02
Thu Hòe (Tổng hợp)
(GDVN) - “Nước mắt cá sấu không làm nên y đức của người thầy thuốc”. Vậy nước mắt cá gì thì làm nên y đức? Hay là nước mắt của bệnh nhân, của nhân dân? Nhưng xin thưa rằng, nước mắt của bệnh nhân không làm nên nổi y đức…".
Báo Giáo dục Việt Nam tiếp tục đăng tải những phản hồi của độc giả xung quanh loạt bài “Gian nan hành trình chạy trốn thần chết tại các bệnh viện”. Trong số hàng nghìn phản hồi được gửi về tòa soạn, rất nhiều độc giả cho rằng, bệnh tật, nỗi đau, nước mắt của bệnh nhân không lay động được lòng trắc ẩn, tình thương, sự đồng cảm… và là nhân tố góp phần làm nên y đức của bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên đang làm trong ngành y.

Nhiều độc giả phản hồi " nước mắt của bệnh nhân không góp phần làm nên y đức của người thầy thuốc" (Ảnh Thu Hòe)
Nhiều độc giả phản hồi " nước mắt của bệnh nhân không góp phần làm nên y đức của người thầy thuốc"   (Ảnh Thu Hòe)

Độc giả Lương Minh phản hồi: “Đọc loạt bài này mà thấy nghẹn ứ nơi cổ họng. Có đi bệnh viện ở Việt Nam mới hiểu hết cái nỗi khổ của người dân mình. Chen chúc, vạ vật từ sáng đến trưa, từ trưa đến tối mà vẫn chưa được khám bệnh. Người bệnh thì khổ sở chờ đợi, nhìn y bác sỹ như van lơn, cầu khẩn… nhưng họ nhận được cái gì ngoài thái độ lạnh nhạt, sự thờ ơ đến vô cảm tàn nhẫn của bác sỹ?”

Vụ tiêu cực tại Viện K: Cán bộ nhận “tiền bẩn” lỗi do… bệnh nhân

Vụ tiêu cực tại Viện K: Cán bộ nhận “tiền bẩn” lỗi do… bệnh nhân

Tiêu cực ở viện K:

Tiêu cực ở viện K: "Ban Giám đốc bệnh viện nên mua thật nhiều gương"

Vụ tiêu cực tại Viện K: "Nước mắt bệnh nhân không làm nên y đức" ảnh 4

"Lương không đủ sống, hà cớ gì y bác sỹ vẫn lắm nhà lầu xe hơi?"

Độc giả Thanh Hằng bức xúc: “Chính tôi đã “hơn một lần” đi khám bệnh và bị bác sỹ mắng xơi xơi vào mặt chỉ vì không luận được chữ viết trên đơn thuốc đã được kê phải hỏi lại bác sỹ. Tôi cũng đã chứng kiến cảnh tượng hàng trăm người bệnh đau đớn, nhăn nhó vì bệnh tật phải dài cổ chờ đợi trước cửa phòng khám trong khi y bác sỹ thì thờ ơ, thản nhiên ngồi nói chuyện, tán gẫu trong giờ làm… Bệnh tật, nỗi đau của người bệnh không khiến y bác sỹ thấy sốt ruột, động lòng thương… Vậy thử hỏi y đức ở đâu?”

Độc giả Tuấn phản hồi: “Nước mắt cá sấu không làm nên y đức của người thầy thuốc”. Vậy nước mắt cá gì thì làm nên y đức? Hay là nước mắt của bệnh nhân, của nhân dân? Nhưng xin thưa rằng, nước mắt của người bệnh không làm nên nổi y đức của người thầy thuốc. Đơn giản, vì họ có chút đồng cảm, có chút sẻ chia nào với chính người bệnh của mình đâu. Họ sẵn sàng lớn tiếng quát mắng xa xả bệnh nhân, sẵn sàng cáu bẳn trước những câu hỏi, thắc mắc của người bệnh. Họ thích nhận phong bì hơn là nhận những lời cảm ơn chân thành từ bệnh nhân…”.

Cùng chung quan điểm đó, độc giả Tiến Nguyễn bức xúc: “Không phải bác sỹ, y tá nào cũng vô cảm trước người bệnh nhưng phải thừa nhận rằng, bộ phận những phần tử y bác sỹ như vậy hiện nay không phải là ít. Vấn nạn phong bì, phong bao ngày càng gia tăng. Không ít bác sỹ “làm tiền” người bệnh, lấy đồng tiền ra để làm giá cho thái độ làm việc, đối xử với bệnh nhân của mình…”.

“Với những y bác sỹ quen sống với đồng tiền, quen thói kinh doanh trên thân xác người bệnh thì làm gì có cái gọi là y đức. Có nhìn thấy nước mắt người bệnh, có nhìn thấy những thân thể teo tóp, ốm yếu vì bệnh tật hành hạ thì họ cũng vô cảm và quay mặt đi thôi. Họ chỉ nghĩ làm sao để kiểm được nhiều tiền từ nghề nghiệp, từ bệnh nhân của mình. Việc khám chữa bệnh với họ đã trở thành công cụ để kiếm tiền làm giàu, trục lợi. Và trên thực tế, còn rất ít những y bác sỹ sẵn sàng tận tâm, tận lực với nghề nghiệp và với bệnh nhân của mình. Tôi lấy làm buồn cho cái thực trạng này…”, độc giả Minh Tâm nói.

Độc giả tên Thúy cũng bức xúc: “Tôi không quơ đũa cả nắm nhưng bác sĩ bây giờ "làm rớt" cái gọi là y đức rồi. Có lần tôi đưa ông ngoại đi khám, phí khám là 25.000 đồng. Lần sau tái khám, tôi chỉ cầm toa lấy thuốc thì một vị nữ bác sĩ phán một câu rất vô đạo đức rằng:"Tiết kiệm được 25.000 đồng". Thì ra bà này không biết cái gì gọi là đạo đức ngành Y…”

Độc giả Xuân Quang bình luận: “Bác sĩ bây giờ giàu có bất thường nhưng với họ là bình thường. Bác sĩ phải có nhà lầu xe hơi là ...quan điểm kiếm tiền rõ ràng. Hiện nay, không ai quy định khám bao nhiêu, bán thuốc vô tội vạ... kiểu gì mà không giàu lên bất thường. Tôi không biết xã hội sẽ đi đến đâu với kiểu lương y như... tỷ phú này nhỉ”.

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!


Thu Hòe (Tổng hợp)