Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật 0917.84.9911

Thân mẫu GS Ngô Bảo Châu bàn về chuyện vợ tố chồng, con đánh gãy cổ

28/09/2012 12:36
Thu Hòe (Thực hiện)
(GDVN) - “Câu chuyện người cha đẽo một cái “bát gỗ” cho cha già ăn để khỏi vỡ nhiều bát, sau này ông ta thấy con trai mình hì hục đẽo một cái “máng lợn” dành để nuôi cha sau này, chắc nhiều người đã biết…”.
Vụ tố chồng, con đánh gãy cổ của bà Lê Thị Liên tiếp tục khiến dư luận quan tâm và phẫn nộ. Phóng viên Báo Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trò chuyện cùng PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền – thân mẫu của GS. Ngô Bảo Châu xung quanh sự việc này.

PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền
PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền 

PV: Thưa PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền! Là một độc giả, một người mẹ, một nhà giáo, bà có cảm xúc như thế nào khi tiếp nhận những thông tin xung quanh vụ tố chồng, con đánh gãy cổ của bà Lê Thị Liên đang gây xôn xao dư luận?

PGS. Trần Lưu Vân Hiền: Tôi nghĩ, ai nghe những tin này cũng rất buồn và lo lắng vì sự xuống cấp nghiêm trọng của đạo đức xã hội, nếu những chuyện đó là có thật. Thế hệ chúng tôi đã qua nhiều trải nghiệm và hiểu ra rằng người ta có thể làm một việc gì đấy sai lầm hoặc giả đã gây nên một tội lỗi nào đó, nhưng rồi họ có thể tìm được sự cứu rỗi chỉ từ cha mẹ mình.

Cha mẹ là chỗ dựa cuối cùng của một người khi họ lầm lỡ, hết mọi hy vọng ở cuộc đời. Làm sao có thể tin được là một người làm cha, làm mẹ lại phải chịu sự đau lòng do khúc ruột của mình gây ra như thế?

Với câu chuyện của bà Lê Thị Liên, tôi chỉ có thể tin đó là câu chuyện hiếm gặp hoặc ta phải hốt hoảng khi thấy những chuyện tương tự trong một ác mộng nào đó. Tuy nhiên, cho dù là chỉ có vài chuyện đơn lẻ xảy ra, ta vẫn phải coi đó là một hiện tượng xã hội đáng báo động.

Bà Lê Thị Liên tại bệnh viện
Bà Lê Thị Liên tại bệnh viện

PV: Có một thực tế, cha mẹ đánh con cái, có vẻ lại được xã hội mình “châm chước” bằng những lí do có thể biện minh là “vì tình yêu thương”. Thế nhưng, con cái đánh đập cha mẹ lại không có bất cứ một lí do nào có thể bao biện được. Bà có quan điểm như thế nào về vấn đề này?

PGS. Trần Lưu Vân Hiền: Sự bạo hành trong gia đình dù theo hướng nào cũng không thể “châm trước”. Gia đình có trách nhiệm giáo dục con cái. Tuy nhiên không phải theo một bài vở nào. Nhân cách con trẻ được hình thành một cách tự nhiên trong cuộc sống, trong chính gia đình mình. Cha mẹ luôn là tấm gương cho con cái.

Video: Những pha ngã gây sốc của diễn viên xiếc Việt Nam (P1)

Video: Những pha ngã gây sốc của diễn viên xiếc Việt Nam (P1)

Những nụ cười

Những nụ cười "tỏa nắng" ở Làng trẻ em Hòa Bình

Vụ tiêu cực tại Viện K: “Để không “ăn bẩn”, nhà bác sỹ phải giàu

Vụ tiêu cực tại Viện K: “Để không “ăn bẩn”, nhà bác sỹ phải giàu"

Tôi vẫn nghĩ mình đối xử với ông bà như thế nào thì sẽ nhận được cách xử sự của con với mình như thế.

Câu chuyện người cha đẽo một cái bát gỗ cho cha già ăn để khỏi vỡ nhiều bát, sau này ông ta thấy con trai mình hì hục đẽo một cái máng lợn dành để nuôi cha sau này, chắc nhiều người đã biết…

PV: Thưa PGS! Trong từng câu chuyện của gia đình, đã khi nào bà lấy những câu chuyện đau lòng này để nói lại với chính chồng, con, cháu của mình? GS. Ngô Bảo Châu và 3 cô cháu gái của bà có những thái độ, nhìn nhận cũng như đánh giá những câu chuyện này như thế nào?

PGS. Trần Lưu Vân Hiền: Có thể không trả lời câu này được không? Gia đinh chúng tôi chẳng bao giờ phải chia sẻ về những chuyện ít đau lòng hơn thế.

PV: Xin PGS chia sẻ cùng độc giả của Báo Giáo dục Việt Nam về quan điểm giáo dục con cái của mình? Điều gì là quan trọng nhất và làm nên nề nếp trong một gia đình hiện đại?

PGS. Trần Lưu Vân Hiền: Nói về quan điểm thì to tát quá. Người lớn phải làm gương cho trẻ con, sống có trách nhiệm, làm hết sức những gì mình cho là tốt cho người thân của mình. Sống thân thiện với người xunh quanh, đòi hỏi ít, vui với những gì nhỏ nhoi cuộc đời cho mình để người bên cạnh cũng được chia sẻ và nhất là không làm gì hại đến người khác.

Tôi tin ở hiền gặp lành thôi.

PV: Là người thường xuyên tiếp nhận thông tin từ giới truyền thông, bà nghĩ gì khi nhiều thông tin trong vụ liên quan đến bà Lê Thị Liên được một số trang mạng đưa thông tin sai lệch?

PGS. Trần Lưu Vân Hiền: Báo chí phải chịu trách nhiệm nặng nề trong những chuyện tương tự. Cuộc đời này đang cần những món quà tinh thần quý giá từ báo chí và đem lại cho mọi người những sự thật, tri thức đáng mong đợi nhất bây giờ.

Còn nữa, phải làm sao để người làm báo không phải lo cho bữa cơm bằng ngòi bút của mình…

-Trân trọng cảm ơn PGS. TS Trần Lưu Vân Hiền!


* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!


Thu Hòe (Thực hiện)