TS Trịnh Hòa Bình: Chúng ta đang mất chuẩn văn hóa sử dụng xe buýt

17/10/2012 07:27
Hoàng Lực
(GDVN) - “Bên cạnh việc tăng chất lượng phục vụ trên xe buýt tại thủ đô và các thành phố lớn là việc nâng cao ý thức của hành khách khi tham gia phương tiện công cộng. Bởi lẽ văn hóa những nơi đó chúng ta đang mất chuẩn” – PGS.TS Trịnh Hòa Bình nhận định.

Đã có rất nhiều bài viết, nhiều chương trình thời sự phản ánh bức tranh tối của văn hóa giao thông, văn hóa ứng xử của người Việt nơi công cộng. Bức tranh “tối” ấy tổng quát hơn nếu ai có dịp đi xe buýt, đáng buồn khi trung tâm của bức tranh này chính là một bộ phận thanh niên, người làm công chức, một bộ phận người trẻ trong xã hội... Những người đang là chủ nhân của đất nước, có trong mình tri thức, văn hóa, sự hiểu biết nhưng ngược lại họ không có được văn hóa ứng xử tối thiểu khi tham gia phương tiện công cộng.


b PGS.TS Trịnh Hòa Bình: "Chúng ta đang mất chuẩn văn hóa nơi công cộng"b
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: "Chúng ta đang mất chuẩn văn hóa nơi công cộng"

Nghĩ đến xe buýt nhiều người liên tưởng đến cảnh chen chúc nhau khi lên xe, xuống xe, cảnh xô đẩy lấy ghế ngồi trên xe. Qua những ngày đi thực tế, phóng viên báo điện tử Giáo dục Việt Nam chứng kiến, ghi nhận những hình ảnh đáng buồn của một bộ phận không nhỏ nam thanh nữ tú.

Lái xe buýt ở Việt Nam: Nghề nguy hiểm và

Lái xe buýt ở Việt Nam: Nghề nguy hiểm và "đau khổ"

TS Trịnh Hòa Bình: Chúng ta đang mất chuẩn văn hóa sử dụng xe buýt ảnh 3

"Người già nhường thanh niên" trên xe buýt, chuyện chỉ có ở Việt Nam


Đó có thể là hành động chen lấn xô đẩy, ngồi ỳ không nhường ghế cho người già, trẻ em hay những lời nói văng tục khiếm nhã trên xe.

Là người tham gia giao thông đã nhiều lần đi xe buýt khi tham gia giảng dạy chia sẻ những vấn đề tâm lý, văn hóa xã hội. PGS.TS Trịnh Hòa Bình (Viện KH&XH Việt Nam) cũng chia sẻ câu chuyện đã từng bắt gặp.

Có lần ông đi tuyến xe buýt đến cơ quan, chứng kiến cậu thanh niên vắt chân chéo ngũ, tai đeo tai nghe miệng chọp chép nhai kẹo. Bên cạnh đó là bà cụ đầu tóc bạc trắng run run bám vào thành ghế.

Phải sau nhiều lần nhân viên xe buýt có nói việc nhường ghế, cùng với ánh mắt không đồng tình của mọi người trên xe anh chàng thanh niên này với chịu nhường ghế.

Nhận định thực trạng một bộ phận thanh niên ở Việt Nam hiện nay thiếu ý thức, thiếu văn hóa khi tham gia giao thông công cộng như xe buýt PGS.TS Trịnh Hòa Bình ngậm ngùi: “Đó là sự báo động, chúng ta đang thiếu chuẩn, văn hóa ứng xử nơi đông người, nơi công cộng đang thiếu đâu từ trong cách giáo dục ở nhà trường, gia đình”.

Mỗi hành khách nên và cần có ý thức khi tham gia sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển. (Ảnh NP)
Mỗi hành khách nên và cần có ý thức khi tham gia sử dụng xe buýt làm phương tiện di chuyển. (Ảnh NP)

Sự thiếu “chuẩn” trong văn hóa của không ít bạn trẻ khi tham gia giao thông nói chung và xe buýt nói riêng thể hiện ở nhiều khía cạnh. Nó có thể là thái độ ứng xử, giao tiếp, hành động thiếu ý thức diễn ra ngay chính trên xe buýt. Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình xe buýt chính là xã hội thu nhỏ, trên xe buýt có đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề. Mỗi người có cách ứng xử khách nhau, không ai giống ai nhưng tựu chung lại phải có ý thức tôn trọng, ý thức cộng đồng.

Ý thức cộng đồng theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình là cái thiếu không chỉ trên xe buýt mà ngay chính cuộc sống xung quanh mỗi cá nhân. Đó là việc tuân thủ những quy định, quy tắc chung của xã hội như lên xe buýt phải nhường ghế cho người già, người tàn tật, trẻ em, phụ nữ có thai. “Đó có thể là quy ước, quy định rõ ràng, hay đơn giản là văn hóa tối thiều ngầm hiểu với nhau” – PGS.TS Trịnh Hòa Bình phân tích.

Để lý giải cho hành vi thiếu ý thức của không ít bạn trẻ khi đi xe buýt hiện nay, PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng nhìn vào thực tế xã hội sẽ thấy ngay nguyên nhân. Theo PGS.TS Bình thực tế hiện nay không chỉ tầng lớp thanh niên, người trung tuổi, tầng lớp tri thức với đủ học hàm học vị nhưng ý thức khi tham gia phương tiện giao thông công cộng như xe buýt còn nhiều điều đáng bàn.

“Ngay chính người lớn tuổi hơn, tri thức hơn, kinh nghiệm cuộc sống nhiều hơn còn thiếu ý thức khi đi xe buýt thì với một bộ phận thanh niên là chuyện dễ hiểu” – PGS.TS Trịnh Hòa Bình nhận định.

Hình ảnh một nam thanh niên trên tuyến 22 với điệu ngồi rất phản cảm và cố tình không hay biết về chuyện người lớn tuổi lên xe để nhường ghế (Ảnh NP)
Hình ảnh một nam thanh niên trên tuyến 22 với điệu ngồi rất phản cảm và cố tình không hay biết về chuyện người lớn tuổi lên xe để nhường ghế (Ảnh NP)


Cũng theo PGS.TS Bình từ câu chuyện này có thể thấy trách nhiệm của gia đình, nhà trường còn thiếu trong việc giáo dục cung cách ứng xử tại cộng đồng. Đối với các nước phương Tây việc giáo dục nâng cao ý thức cho thanh thiếu niên tại cộng đồng được để lên hàng đầu. Ví dụ trong trường học trước mỗi giờ lên lớp những tình huống thực tế xảy ra trong xã hội được giáo viên đưa ra cho học sinh tự giải quyết. Qua đó nâng cao ý thức xã hội ý thức cộng đồng của sinh viên học sinh.

Thiếu ý thức đi xe buýt của bộ phận không nhỏ thanh niên Việt Nam hiện nay chủ yếu là thiếu đi ý thức “nhường” nhau. Về điều này PGS.TS Trịnh Hòa Bình cho rằng xuất phát từ gia đình, khi mọi người luôn cố dạy con ý thức “tất cả phải là của mình”. Từ đó ý thức chia sẻ “nhường” nhịn mất đi ai cũng chăm chăm giành lấy về phía mình, lên xe chen lên trước, xuống xe xô đẩy thật nhanh…

Để có thể thay đổi điều này xuất phát từ ý thức của mỗi bạn trẻ khi tham gia đi xe buýt phải có ý thức có văn hóa ứng xử phù hợp. “Đáng lý ra tầng lớp thanh niên là người thế hệ mới có văn hóa tri thức điều kiện sống mọi thứ hơn sẽ phải là đội ngũ đi đầu làm thay đổi nâng cao ý thức cộng đồng của xã hội mới đúng” – PGS.TS Trịnh Hòa Bình chi sẻ.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết, những ý kiến của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!


Hoàng Lực