Vụ "canh gà Thọ Xương" và "HS nhập vai cám": Hai cái kết buồn!

17/10/2012 07:15
Độc giả: Nguyễn Văn Toàn
(GDVN) - Rõ ràng, khi học sinh thời nay không ưu chuộng mấy đến các giá trị văn hóa - lịch sử thì việc chỉ nghĩ đến vật chất để sinh tồn, cạnh tranh và những thứ trước mắt là điều đương nhiên... Thậm chí, biết đâu một em học sinh nào đó giỏi tiếng Anh nên dịch từ canh gà Thọ Xương ra thành “chicken soup of Thọ Xương” rồi từ đó suy đoán đó là một món ăn đặc sản của Hà Nội thì sao?
Đánh giá năng lực người học qua điểm số là một cách làm đơn giản, hiệu quả và thuận tiện. Tuy nhiên, việc phê bình và cho điểm không chuẩn xác không những khiến cho học sinh cảm thấy hụt hẫng về kiến thức, phụ huynh không quan tâm đúng mực được tình hình học tập con cái mà còn khiến cho người giáo viên đánh mất đi năng lực sư phạm cũng như vị thế của bản thân. Chẳng hạn, việc cô giáo Hà Thị Thu Thủy (Trường THCS Lômônôxốp, Hà Nội) cho một học sinh lớp 7 điểm 8+ mà không sửa lỗi kiến thức trực tiếp vào bài và việc một nữ sinh lớp 10 Hà Nội bị giáo viên cho điểm quá thấp (3,25) vì quá “nhập vai” Cám khiến dư luận mấy ngày nay không mấy đồng tình.

Tuy nhiên, cá nhân người viết cũng cảm thấy băn khoăn khi nhiều tờ báo đã dùng lời lẽ đao to búa lớn để “trảm” cô giáo Hà Thị Thu Thủy cũng như quá đề cao năng lực của nữ sinh “nhập vai” Cám và mở ra cho nữ sinh này con đường trở thành nhà văn viết… kịch bản hài.

Chỉ vì sai sót, sao phải chịu búa rìu?

Không thể nói cô Hà Thị Thu Thủy giảng cho các học sinh lớp 7A10 THCS Lômônôxốp rằng "canh gà Thọ Xương" là món ăn đặc sản của Hà Nội như một số báo chí đã đưa tin. Bởi không thể viện dẫn việc có nhiều học sinh lớp 7A10 THCS Lômônôxốp làm bài sai giống nhau và một số lời nói của học sinh trả lời phụ huynh để cho rằng sự việc nói trên là đúng.

Nếu nghĩ ngược lại, tại sao lại có những học sinh lớp 7A10 THCS Lômônôxốp lại làm bài đúng? Bên cạnh đó có cả một số chứng cứ khẳng định cô Thủy đã sửa bài đúng cho một số em học sinh lớp 7A10 THCS Lômônôxốp. Thậm chí, trên diễn đàn báo chí, một cựu học sinh của cô Thủy cũng khẳng định giáo viên này đã dạy học sinh lớp mình canh gà Thọ Xương là tiếng gà gáy sang canh chứ không phải là một món ăn đặc sản Hà Nội.

Bài kiểm tra gây sự chú ý của dư luận nhiều ngày qua.
Bài kiểm tra gây sự chú ý của dư luận nhiều ngày qua.

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Bên cạnh đó, thiết nghĩ một giáo viên như cô Thủy, vốn là học sinh chuyên văn tại Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ); tốt nghiệp khoa Văn, trường ĐH Sư phạm Hà Nội loại giỏi và vừa hoàn thành luận văn thạc sĩ với điểm số 10/10 không lẽ không biết được canh gà Thọ Xương là gì?

Sự thực có lẽ đúng như tường trình của cô Thủy. Đó là: Do bài tập là bài ngoại khóa nên cô để học sinh tự suy luận, sau đó mới giải thích cho các em vào cuối giờ. Đáng tiếc vì thế nên mới có những cớ sự không hay xảy ra sau này.

Vụ

Vụ "canh gà Thọ Xương": Ai đúng? Ai sai?

Choáng với truyện tranh Tấm Cám thời hiện đại

Choáng với truyện tranh Tấm Cám thời hiện đại

Chẳng hạn, sẽ có em học sinh biết đến Thọ Xương là một cái đồn ở Hà Nội nhưng lại có em hoàn toàn mù tịt về điều đó và phải suy đoán theo căn cứ của riêng mình. Cha ông ta khi sáng tác ra bài ca dao “Gió đưa cành trúc la đà” cũng thật là đã làm khó hậu nhân. Tại sao không nói đến tiếng trống cầm canh ở đồn Thọ Xương mà lại mượn tiếng gà gáy báo hiệu sang canh? 

Rõ ràng, khi học sinh thời nay không ưu chuộng mấy đến các giá trị văn hóa - lịch sử (như việc các nam thanh nữ tú ngồi trên đầu rùa Quốc Tử Giám) thì việc chỉ nghĩ đến vật chất để sinh tồn, cạnh tranh và những thứ trước mắt là điều đương nhiên.

Ở đây, một số học sinh lớp 7A10 THCS Lômônôxốp có lẽ đã nghĩ canh gà Thọ Xương là một món ăn đặc sản khi chưa biết đích xác Thọ Xương là có ý nghĩa gì. Có lẽ từ canh gà Thọ Xương làm các em liên tưởng đến món canh gà thơm phức được bố mẹ bồi dưỡng trong một dịp nào đó chăng?

Thậm chí, biết đâu một em học sinh nào đó giỏi tiếng Anh nên dịch từ canh gà Thọ Xương ra thành “chicken soup of Thọ Xương” rồi từ đó suy đoán đó là một món ăn đặc sản của Hà Nội thì sao? Được biết, Trường THCS Lômônôxốp là một trường trọng điểm của Hà Nội nên học sinh lớp 7 biết dịch những cụm từ tiếng Anh đơn giản là chuyện bình thường. 

Sau đó, suy luận nói trên có được copy không thì người viết cho rằng chỉ có “người trong cuộc” mới biết được. Nhưng nếu giả sử là có copy thì sao? Nếu không thì tại sao các học sinh không biết gì về từ Thọ Xương như kiểu “thầy bói xem voi” vốn phải có cái sai khác nhau (vì “chín người mười ý”) thì lại có một đáp án sai giống nhau đến kỳ lạ? 

Người viết không dám võ đoán! Nhưng người viết chỉ nêu lên một số cách nghĩ để những người có thẩm quyền điều tra đến tận cùng và trả lại sự thật. 

Ở đây, rõ ràng bài tập Văn và điểm số đều thuộc về giờ ngoại khóa và cô giáo cũng đã giải thích các kiến thức vào cuối giờ. Bản thân cô Thủy cũng đã giải trình rằng: “Đề ra là tự cảm nhận, nên tôi để học sinh tự sửa cho nhớ. Tuy nhiên, vì cuối giờ học quá ồn, nhiều em học sinh không nghe rõ, và không nhớ để sửa sai”.

Lỗi của cô Thủy chỉ nên dùng từ sót chứ không nên dùng từ sai. Và cũng có lẽ chúng ta cũng nên ngẫm lại bởi người giáo viên này đã thực sự bị sốc, phải nhập viện khi báo chí bắt đầu công kích và đáng buồn hơn là người giáo viên này đã viết đơn xin nghỉ dạy khi búa rìu dư luận đã nổi lên một cách quá đà.

Nữ sinh 9X nhập vai Cám quá hiện đại

Câu chuyện về cô giáo Hà Thị Thu Thủy chưa kịp tìm đến sự thật thì bài văn 3,25 của một nữ sinh lớp 10 tại Hà Nội khiến người viết không khỏi băn khoăn. Nhất là đã có không ít người lên tiếng ca ngợi trình độ “nhập vai” của nữ sinh và muốn “cho” bài kiểm tra của em học sinh này được điểm 8, 9, 10.

Bài văn "Nhập vai nhân vật Tấm Cám".
Bài văn "Nhập vai nhân vật Tấm Cám".

Một ý kiến cho rằng: “Cái sai chính là giáo viên ra đề bài. Thực tế trong chuyện đã phân chia nhân vật rồi: Tấm thì phải hiền thục, nết na. Cám thì lười nhác, thâm hiểm. Do đó, học sinh đã vào nhân vật Cám thì phải thể hiện đúng được bản chất của Cám. Làm sao giáo viên lại bảo là học sinh vào vai Cám đáng sợ được, không vào vai thế thì sao còn gọi là Cám được nữa? Cái sai của học sinh có chăng chỉ là lối diễn đạt và chính tả thôi. Bài này viết đúng theo cảm suy nghĩ, bản chất của Cám, khi giáo viên ra đề thì cũng phải lường trước được những lời văn như thế chứ. Theo tôi bài này giáo viên nên cho 8 vì còn trừ lỗi sai chính tả và viết tắt. Nếu giáo viên thấy nhân vật Cám trong bài đáng sợ thì sao không cho làm bài về Tấm?”.

Theo người viết, cách nghĩ nói trên là không hợp lý! Thứ nhất, bài kiểm tra của em nữ sinh này không chỉ có một câu: “Hãy nhập vai nhân vật Cám, kể lại chuyện cổ tích Tấm Cám”. Bởi câu một của bài kiểm tra này là vấn đề “cốt lõi của việc xây thành của An Dương Vương”. Nếu chỉ vì trình độ “nhập vai” trong một câu hỏi mà cho điểm tốt cả bài, bỏ qua các câu khác là một điều không thể.

Hai là, thực ra nữ sinh này vẫn chưa “nhập vai” hết. Trong bài làm của mình, nữ sinh này chỉ nhập vai đến đoạn Tấm chuẩn bị về giỗ bố khi được làm hoàng hậu. Còn phần còn lại, đoạn hay nhất của truyện cổ tích Tấm Cám là khi Cám chứng kiến Tấm bị mẹ mình chặt cây cau cho ngã xuống chết, rồi khi Tấm hóa thành vàng anh lại bị Cám bắt cho mèo ăn, và khi Tấm hóa thành cây xoan đào lại bị Cám hạ lệnh chặt làm khung cửi. Khung cửi lại bị đốt đi khi Cám nghe thấy tiếng Tấm “kẽo cà kẽo kẹt”…

Đặc biệt, tình tiết Tấm trở về hoàng cung và lừa Cám tắm nước sôi khiến Cám bỏng chết cũng không được nữ sinh “nhập vai” kể lại. Nói tóm lại, sự “nhập vai” đã không đến tận cùng cuộc đời của một trong những nhân vật then chốt của chuyện cổ tích Tấm Cám. Như vậy, rõ ràng nữ sinh làm bài văn đã không hoàn thành đúng yêu cầu đề bài đã nêu ra và dĩ nhiên sẽ không bao giờ được điểm tối đa trong bài làm. 

Ba là, ngôn ngữ hiện đại của nữ sinh vào vai Cám là điều khiến cho bài kiểm tra nói trên không thể có điểm 8, 9, 10. Làm sao có thể có dùng từ osin để thể hiện suy nghĩ của Cám trong truyện cổ tích. Bởi đây là một từ xuất phát ở Việt Nam từ một bộ phim truyền hình Nhật Bản được sản xuất vào thời hiện đại?

Phải thừa nhận là những năm gần đây cách ra đề văn của các trường phổ thông rất hay và sát với cuôc sống xã hội. Đây là một điều kiện cho học sinh thể hiện cá tính của mình. Chỉ có điều, đúng như giáo viên đã nhận xét, nhân vật Cám của bài văn này ác quá. 

Nguyễn Hùng Vĩ, chuyên gia văn học dân gian, giảng viên khoa Văn học ĐH KHXH&NV-ĐHQGHN cũng đã rất đúng khi trăn trở rằng: “Tôi đọc thì thấy, qua bài làm của thí sinh trên, nhân vật Cám đáng ghét thật, và hiểu rằng, trong cuộc sống ngày nay, còn thật nhiều Cám hiện đại, thậm chí còn tệ hơn cả Cám ngày xưa”.

Độc giả: Nguyễn Văn Toàn