Những bức ảnh huyền thoại của thể thao thế giới (kỳ 4)

23/10/2012 06:48
Trần Long
(GDVN) - Từ một cách ăn mừng chức vô địch kỳ lạ, bàn thắng thần sầu ở phút cuối cho tới một khuôn mặt đầy máu và chiến thắng gây xúc động trong ngày của Cha. (Xem kỳ 1) (Xem kỳ 2) (Xem kỳ 3)
1. Mark Cuban ăn mừng chức vô địch NBA: Dallas Mavericks chỉ là một đội bóng bình thường ở NBA cho tới khi doanh nhân trực tuyến Mark Cuban đến vào năm 1999. Kể từ đó Cuban đã chi không biết bao nhiêu tiền để hy vọng Mavericks sẽ một ngày giành chức vô địch. Ông thậm chí còn thường xuyên xuất hiện trên khán đài để… chửi rủa bất kỳ đối thủ nào đấu với Mavericks. Cuối cùng vào mùa hè 2011, Dirk Nowitzki cùng các đồng đội đã mang lại cho Cuban chiếc cúp vô địch, và đây là cách ăn mừng của người đàn ông đầy tranh cãi này sau trận đấu.
1. Mark Cuban ăn mừng chức vô địch NBA: Dallas Mavericks chỉ là một đội bóng bình thường ở NBA cho tới khi doanh nhân trực tuyến Mark Cuban đến vào năm 1999. Kể từ đó Cuban đã chi không biết bao nhiêu tiền để hy vọng Mavericks sẽ một ngày giành chức vô địch. Ông thậm chí còn thường xuyên xuất hiện trên khán đài để… chửi rủa bất kỳ đối thủ nào đấu với Mavericks. Cuối cùng vào mùa hè 2011, Dirk Nowitzki cùng các đồng đội đã mang lại cho Cuban chiếc cúp vô địch, và đây là cách ăn mừng của người đàn ông đầy tranh cãi này sau trận đấu.
2. Cú ngả bàn đèn của Rooney: Một trong những hình ảnh đẹp nhất của thể thao năm 2011 thể hiện một trong những bàn thắng kinh điển nhất trong lịch sử Premier League và lịch sử đối đầu Man Utd – Man City.
2. Cú ngả bàn đèn của Rooney: Một trong những hình ảnh đẹp nhất của thể thao năm 2011 thể hiện một trong những bàn thắng kinh điển nhất trong lịch sử Premier League và lịch sử đối đầu Man Utd – Man City.
3. Trận đấu trên tàu khu trục: Đại học North Carolina đánh bại Đại học bang Michigan 67-55 trong một trận bóng rổ diễn ra trên tàu khu trục USS Carl Vinson. Ý nghĩa của trận đấu là một phần thưởng giành cho những người lính đang làm nhiệm vụ, nhưng khung cảnh của trận đấu thì thực sự tuyệt diệu.
3. Trận đấu trên tàu khu trục: Đại học North Carolina đánh bại Đại học bang Michigan 67-55 trong một trận bóng rổ diễn ra trên tàu khu trục USS Carl Vinson. Ý nghĩa của trận đấu là một phần thưởng giành cho những người lính đang làm nhiệm vụ, nhưng khung cảnh của trận đấu thì thực sự tuyệt diệu.
4. Ánh sáng của Chúa: Đây có lẽ là bức ảnh tuyệt vời nhất về môn bóng bầu dục.
4. Ánh sáng của Chúa: Đây có lẽ là bức ảnh tuyệt vời nhất về môn bóng bầu dục.
5. Giao hữu giữa những người cụt chân: Trận đấu diễn ra tháng 1/2011 giữa đội Zaryen (Haiti) và ĐTQG những người cụt chân Haiti. Rất nhiều cầu thủ trong số này đã mất chân sau vụ động đất thảm khốc ở Haiti năm 2010.
5. Giao hữu giữa những người cụt chân: Trận đấu diễn ra tháng 1/2011 giữa đội Zaryen (Haiti) và ĐTQG những người cụt chân Haiti. Rất nhiều cầu thủ trong số này đã mất chân sau vụ động đất thảm khốc ở Haiti năm 2010.
6. Chung kết FA Cup 2006: Đây là trận đấu đưa tên tuổi của Steven Gerrard vào danh sách những người ghi bàn muộn vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá. Lần lượt anh và Morientes bỏ lỡ những cơ hội ăn bàn khi tỷ số đang là 3-2 nghiêng về West Ham, và chân sút chính Djibril Cisse bị chuột rút phải rời sân. Thế nhưng đúng vào phút 91, Gerrard có bóng ở khoảng cách 28m và anh sút ngay ở chạm thứ nhất. Bóng đi như trái phá đánh bại Shaka Hislop và đưa Liverpool vào loạt luân lưu mà tại đó, họ thắng với tỷ số 3-1, kết thúc một trong những trận chung kết FA Cup hay nhất mọi thời đại.
6. Chung kết FA Cup 2006: Đây là trận đấu đưa tên tuổi của Steven Gerrard vào danh sách những người ghi bàn muộn vĩ đại nhất trong lịch sử bóng đá. Lần lượt anh và Morientes bỏ lỡ những cơ hội ăn bàn khi tỷ số đang là 3-2 nghiêng về West Ham, và chân sút chính Djibril Cisse bị chuột rút phải rời sân. Thế nhưng đúng vào phút 91, Gerrard có bóng ở khoảng cách 28m và anh sút ngay ở chạm thứ nhất. Bóng đi như trái phá đánh bại Shaka Hislop và đưa Liverpool vào loạt luân lưu mà tại đó, họ thắng với tỷ số 3-1, kết thúc một trong những trận chung kết FA Cup hay nhất mọi thời đại.
7. Quyền lực Đen: Thời điểm Olympic 1968 diễn ra, phân biệt chủng tộc vẫn còn là vấn đề lớn ở nước Mỹ. Hai VĐV Tommy Smith (giữa) và Juan Carlos (phải) giơ tay trên bục huy chương để thể hiện niềm tự hào màu da của mình, trong khi VĐV Peter Norman (trái) của Australia đeo huy hiệu của chương trình Olympic vì Nhân Quyền. Một trong những thông điệp chính trị mạnh mẽ nhất và gây tranh cãi nhất vào thời điểm đó, sự kiện này khiến Smith và Carlos sau đó bị cấm hoạt động thể thao.
7. Quyền lực Đen: Thời điểm Olympic 1968 diễn ra, phân biệt chủng tộc vẫn còn là vấn đề lớn ở nước Mỹ. Hai VĐV Tommy Smith (giữa) và Juan Carlos (phải) giơ tay trên bục huy chương để thể hiện niềm tự hào màu da của mình, trong khi VĐV Peter Norman (trái) của Australia đeo huy hiệu của chương trình Olympic vì Nhân Quyền. Một trong những thông điệp chính trị mạnh mẽ nhất và gây tranh cãi nhất vào thời điểm đó, sự kiện này khiến Smith và Carlos sau đó bị cấm hoạt động thể thao.
8. Chung kết Wimbledon 2008: Một đêm khó quên. Rafael Nadal đối đầu Roger Federer trong trận chung kết, một trong những trận đấu rất được chờ đợi thời điểm đó. Kéo dài 4 giờ 58 phút, cuối cùng Nadal đã giành chiến thắng và đoạt chức vô địch Wimbledon trong trận chung kết dài nhất của giải đấu này sau khi chiến thắng 9-7 ở set quyết định. Nadal trèo lên khán đài để ăn mừng cùng gia đình và bạn bè, gợi nhớ lại Pat Cash của năm 1987.
8. Chung kết Wimbledon 2008: Một đêm khó quên. Rafael Nadal đối đầu Roger Federer trong trận chung kết, một trong những trận đấu rất được chờ đợi thời điểm đó. Kéo dài 4 giờ 58 phút, cuối cùng Nadal đã giành chiến thắng và đoạt chức vô địch Wimbledon trong trận chung kết dài nhất của giải đấu này sau khi chiến thắng 9-7 ở set quyết định. Nadal trèo lên khán đài để ăn mừng cùng gia đình và bạn bè, gợi nhớ lại Pat Cash của năm 1987.
9. Blood in the Water: Olympic Melbourne 1956 chứng kiến Hungary gặp Liên Xô ở bộ môn bóng nước (Water Polo). Hungary thắng 4-0, nhưng điều đáng nói ở trận đấu này là sự thù địch giữa hai bên – một cuộc cách mạng đã xảy ra tại Hungary để chống lại chính phủ thân Liên Xô, nhưng sau đó bị đàn áp dã man bằng vũ lực bởi quân đội Sô Viết và các nước thuộc Hiệp ước Warsaw. Các tuyển thủ Hungary bước vào trận với quyết tâm thắng trận để lấy lại danh dự quốc gia, và họ được sự ủng hộ nồng nhiệt của không chỉ những người Hungary xa xứ mà còn cả những người Úc và Mỹ. Hai bên tấn công nhau ngay từ đầu trận và hình ảnh cuối cùng của trận đấu là Ervin Zador rời khỏi mặt nước với khuôn mặt đầy máu sau khi bị Valentin Prokopov đấm. Sau khi đoạt Vàng, cả đội Hungary thà xin tị nạn còn hơn trở lại Tổ quốc, vì một lý do có lẽ không cần nói ở đây nữa.
9. Blood in the Water: Olympic Melbourne 1956 chứng kiến Hungary gặp Liên Xô ở bộ môn bóng nước (Water Polo). Hungary thắng 4-0, nhưng điều đáng nói ở trận đấu này là sự thù địch giữa hai bên – một cuộc cách mạng đã xảy ra tại Hungary để chống lại chính phủ thân Liên Xô, nhưng sau đó bị đàn áp dã man bằng vũ lực bởi quân đội Sô Viết và các nước thuộc Hiệp ước Warsaw. Các tuyển thủ Hungary bước vào trận với quyết tâm thắng trận để lấy lại danh dự quốc gia, và họ được sự ủng hộ nồng nhiệt của không chỉ những người Hungary xa xứ mà còn cả những người Úc và Mỹ. Hai bên tấn công nhau ngay từ đầu trận và hình ảnh cuối cùng của trận đấu là Ervin Zador rời khỏi mặt nước với khuôn mặt đầy máu sau khi bị Valentin Prokopov đấm. Sau khi đoạt Vàng, cả đội Hungary thà xin tị nạn còn hơn trở lại Tổ quốc, vì một lý do có lẽ không cần nói ở đây nữa.
10. Father’s Day Victory: Michael Jordan đột ngột giải nghệ vào tháng 10/1993 sau khi cha anh, ông James Jordan bị 2 thanh niên cướp và sát hại. Jordan chuyển sang bóng chày vì đó là mong ước của cha khi anh còn nhỏ. Tuy nhiên đầu năm 1995, Jordan trở lại và sau đó đưa Chicago Bulls tới thành tích 72 thắng – 10 thua trong mùa giải 1995/96, thành tích tốt nhất trong một mùa giải ở NBA. Bulls tiến thẳng vào trận chung kết và đánh bại Seattle SuperSonics sau 6 trận. Chiến thắng trong trận thứ 6 diễn ra trong Ngày của Cha (Chủ nhật thứ 3 của tháng 6), nên sau trận Jordan đã không giữ được cảm xúc. Anh ôm chặt quả bóng đi vào phòng thay đồ trước khi giương cúp vô địch và danh hiệu MVP trong nước mắt.
10. Father’s Day Victory: Michael Jordan đột ngột giải nghệ vào tháng 10/1993 sau khi cha anh, ông James Jordan bị 2 thanh niên cướp và sát hại. Jordan chuyển sang bóng chày vì đó là mong ước của cha khi anh còn nhỏ. Tuy nhiên đầu năm 1995, Jordan trở lại và sau đó đưa Chicago Bulls tới thành tích 72 thắng – 10 thua trong mùa giải 1995/96, thành tích tốt nhất trong một mùa giải ở NBA. Bulls tiến thẳng vào trận chung kết và đánh bại Seattle SuperSonics sau 6 trận. Chiến thắng trong trận thứ 6 diễn ra trong Ngày của Cha (Chủ nhật thứ 3 của tháng 6), nên sau trận Jordan đã không giữ được cảm xúc. Anh ôm chặt quả bóng đi vào phòng thay đồ trước khi giương cúp vô địch và danh hiệu MVP trong nước mắt.
Trần Long