V.League khủng hoảng và 5 'con quỷ' đang thao túng bóng đá

23/10/2012 13:48
T.T
(GDVN) - V.League, sau giai đoạn phát triển nóng đang rơi vào vòng xoáy của khủng hoảng.

 Mức phí chuyển nhượng của một cầu thủ bắt đầu trở về giá trị thực của nó. Còn các nhà tài trợ cho đội bóng hiểu rằng làm bóng đá thật không dễ khi có quá nhiều thứ chi phối môn thể thao vua.

Nhìn rộng ra, đây không chỉ là vấn đề của V.League. Serie A, Premier Legue và La Liga, những giải đấu danh tiếng trên thế giới cũng đã có những thời kỳ gặp khó khăn. Thế nên, không ít đội bóng đã bị ‘thay tên, đổi họ’, xuống hạng, thậm chí bị xóa sổ khỏi bản đồ bóng đá thế giới.

1. Người đại diện

Trong bóng đá hiện đại, người đại diện ngày càng trở nên quan trọng đối với cầu thủ. Bởi nhờ các ‘cò’ mà cầu thủ có thể tới với các đội bóng ưng ý. Chính vì vai trò đó mà người đại diện thường đẩy mức phí chuyển nhượng của một cầu thủ lên cao hơn so với giá trị thực để hưởng khoản tiền hoa hồng.

 Bóng đá hiện đại đang bị ma lực của đồng tiền chi phối.

Bóng đá hiện đại đang bị ma lực của đồng tiền chi phối.

Trước thực trạng này, FIFA đã có những chủ trương nhằm làm giảm vai trò của người đại diện. Tuy nhiên, cho tới nay, kế hoạch đó vẫn chỉ nằm trên giấy tờ.

2. Lừa gạt, ăn vạ

Bóng đá vốn sôi động, có tính chất đối kháng cao. Đây chính là một trong những lý do môn thể thao vua thu hút số đông khán giả tới sân xem cầu thủ thi đấu. Nhưng cầu thủ càng ngày biến sân cỏ thành…sân khấu, với các pha ăn vạ lộ, lừa gạt trọng tài. Thậm chí họ còn móc ngoặc với dân xã hội đen để làm ‘độ’ kết quả các trận đấu.

3. Ma lực của đồng tiền

Bóng đá ngày nay đang trở thành một ngành kinh doanh hơn là thể thao đơn thuần. Với cầu thủ, cứ CLB nào mời gọi lương cao là họ tới. Thế nên, để đạt được mục đích, họ sẵn sàng làm tất, kể cả việc từ chối ra sân thi đấu.

Còn CLB, vì muốn sở hữu cầu thủ mơ ước và các danh hiệu cao quý đã không ngần ngại bỏ ra những khoản tiền chuyển nhượng khổng lồ. Để bù đắp chi phí, CLB, ngoài những khoản tiền của các nhà tài trợ chỉ còn cách bòn rút túi tiền của CĐV thông qua việc nâng giá vé vào sân.

 Rượu và ma túy đã hủy hoại tương lai và hình ảnh của nhiều cầu thủ.

Rượu và ma túy đã hủy hoại tương lai và hình ảnh của nhiều cầu thủ.

4. Ma túy và rượu

Với số tiền lớn kiếm được, không ít cầu thủ đã đã ‘đốt’ cùng ‘cánh khói của ma túy’. Nhẹ hơn, họ tìm tới các quán bar uống rượu giải khuây. Còn khi hứng chí lên, họ bú khú với những ả đào bốc lửa. Cũng vì thế, không ít cầu thủ đã đánh mất cả sự nghiệp khi đang ở độ tuổi sung mãn nhất. Còn CLB ít nhiều bị ảnh hưởng về tên tuổi.

5. Sức mạnh của chính cầu thủ

Luật Bosman ra đời là nhằm bảo vệ quyền lợi cho cầu thủ. Nhưng mặt trái của nó lại tăng thêm quyền năng cho họ. Thế nên, trước khi đáo hạn hợp đồng một năm, nếu đang đạt phong độ cao, cầu thủ có thể làm khó đội bóng chủ quản bằng cách đòi tăng lương, nếu không sẽ chuyển tới các đội bóng khác. Còn nếu không đạt được mục đích, họ có thể từ chối thi đấu.

Nhưng 'vỏ quýt dày luôn có móng tay nhọn'...

* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến về bài viết này.
BẤM XEM ẢNH ĐẸP THỂ THAO
BẤM XEM CLIP HOT THỂ THAO
Điểm nóng
Olympic London 2012 Sao bóng đá đi nghỉ hè
Tây Ban Nha vô địch EURO 2012
Thế giới WAGs Việt
Chuyển nhượng hè 2012
Những hoạt náo viên quyến rũ

Ảnh ấn tượng Thể thao

Thế giới các nàng WAGs
Cầu thủ xuất sắc nhất Việt Nam Bóng đá Việt Nam thập niên 1990
Biếm họa sao bóng đá Video clip hot - Thể thao
Có thể bạn yêu thích, hâm mộ
Tin tức FC Barcelona
Tin tức Manchester City
Tin tức Manchester United Tin tức Real Madrid
Tin tức Arsenal FC
Tin tức Chelsea FC
Chuyển nhượng châu Âu 2012
Tin tức Liverpool FC
Công Vinh - Thủy Tiên
Sir Alex Ferguson
Phạm Văn Mách & Cặp đôi hoàn hảo
Tin tức Sông Lam Nghệ An
'Siêu kinh điển' Real Madrid - Barcelona Thị trường chuyển nhượng hè 2012
T.T