Câu chuyện về những người chuyên đi nhặt xác chết những bào thai

27/10/2012 06:48
Độc giả Như Lạc (Hà Nội)
(GDVN) - Có một nhóm người chuyên đi nhặt xác chết của những bào thai, mặc dù trước đó, họ thừa nhận: “Tôi đã rất sợ khi cầm trên tay mình một bịch ni lông màu đen, trong đó lẫn lộn máu, băng, kim tiêm, 1 xác chết trẻ em cùng một mảnh giấy ghi tên mẹ và bào thai bao nhiêu tuần”.
Đều đặn hàng tối đi nhặt xác những thai nhi Cứ chập 7h tối, trên các tuyến đường như Giải Phóng, đoạn đường Hà Đông, Thái Thịnh hay tại các cửa phòng khám tư nhân nạo hút thai tại Hà Nội có một nhóm người cứ đi ra, đi vào như những người hát rong, bán báo dạo. Điều đặc biệt là trên tay họ, không cầm bất cứ một dịch vụ đồ nghề kiếm tiền nào, cái họ cần là những rác thải y tế - những túi ni lông được vất ra một cách không thương tiếc bên vệ đường hoặc trong các thùng rác, hố ga, cống nước,… Công việc cần mẫn mà họ đã làm suốt 3 năm nay, bất kể ngày mưa, ngày nắng, bất kể ốm đau, bệnh tật đó là thu nhặt các thai nhi bị phụ huynh vứt bỏ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ hoặc vừa mới chào đời.
Công việc cần mẫn mà họ đã làm suốt 3 năm nay, bất kể ngày mưa, ngày nắng, bất kể ốm đau, bệnh tật đó là thu nhặt các thai nhi bị phụ huynh vứt bỏ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ hoặc vừa mới chào đời. (Ảnh chụp thai nhi bị vứt bỏ trong các bao ni lông đen)
Công việc cần mẫn mà họ đã làm suốt 3 năm nay, bất kể ngày mưa, ngày nắng, bất kể ốm đau, bệnh tật đó là thu nhặt các thai nhi bị phụ huynh vứt bỏ ngay khi còn nằm trong bụng mẹ hoặc vừa mới chào đời. (Ảnh chụp thai nhi bị vứt bỏ trong các bao ni lông đen)
“Có những bào thai để lâu ngày chưa được phát hiện, mùi cơ thể đã bắt đầu thối rữa, bốc lên nồng nặc, nhất là vào những ngày nắng nóng, mùi đó rất kinh khủng. Bạn cứ tưởng tượng: Quần áo để trong nhà vài hôm quên không giặt đã có mùi hôi nhức mũi, đằng này lại là một cơ thể đã phân hủy thì mức độ khó chịu sẽ như thế nào. Lần đầu tiên ngửi thấy mùi đó, nếu là người bình thường chắc chắn sẽ buồn nôn và chạy ù té đi chỗ khác. Thú thực mình cũng đã rất sợ nhưng tình thương các bé đã cho mình thêm sức mạnh để tiếp tục công việc này” – Chia sẻ về lần đầu tiên đi nhặt thai nhi, chị Nga, một thành viên trong nhóm Bảo vệ sự sống cho biết. Nhóm đã thành lập cách đây khoảng 4 năm, trải dài và rộng khắp các tỉnh từ Nghệ An – Thanh Hóa lan rộng ra Ninh Bình, Nam Định, thành viên tham gia phần lớn là các bạn trẻ sinh viên và một số chị em phụ nữ. Để làm được công việc này, đòi hỏi người tham gia phải có tình yêu, một trái tim đầy ắp tình yêu thương. Đối với những người theo công giáo thì họ coi những đứa trẻ như là đấng tình yêu, coi những thai nhi như người anh em, một linh hồn và ngay từ giây phút được hành hình trong bụng mẹ, con người ta đã phải có trách nhiệm bảo vệ sự sống đó, không ai có quyền dứt bỏ em cho dù em bé đó bị bệnh đao hay khuyết tật trong cơ thể. Chị Nga kể: Lần đầu tiên đi nhặt thai nhi, nhóm của chị  ban đầu chỉ có 2 người, chị cùng 1 chị gái hơn chị 10 tuổi. “Chị phải đi năn nỉ bác sĩ để họ cho mình rác thải y tế đó nhưng bác sĩ nào cũng từ chối. Làm quen mãi mới được 1 bác sĩ trẻ trong bệnh viện Đống Đa nhưng bác này ghé tai bảo nhỏ: “Cho nhưng phải giấu vì anh làm chui bên ngoài”. Chị đã gật đầu đồng ý: “Giấu cũng được nhưng xin anh đừng vứt bỏ, đừng cho nó vào cống, cho vào thùng rác, xin cho chúng em được mang về để khâm niệm và chôn cất”.Thông điệp ngầm của các phòng khám nạo hút thai Cũng là một người đã tham gia công việc này từ những ngày đầu nhóm thành lập, Đặng Văn C. (sinh năm 1988, hiện vẫn vừa đi học vừa đi làm) vì tình yêu với những sinh linh bé nhỏ, sự cảm thông, đồng cảm với nỗi đau, khát khao sống của những đứa trẻ bị hắt hủi, bị gạt ra bên lề xã hội, C. đã vượt qua những khó khăn để hoàn thành công việc. C. cho biết: Cậu thường đi bất kể chỗ nào, giờ nào, cứ có người gọi đến lấy thai nhi thì cậu lập tức phi xe máy tới. Những người gọi phần lớn là những người hoạt động trong nhóm, nhà ở gần những phòng khám. Khi họ thấy một bịch túi đen vất ra ngoài thì họ thông báo cho các anh em để tới đó kiểm tra ngay. Và dường như có một thông điệp ngầm của các phòng khám đó là: “Làm ơn mang nó đi hộ tôi”. Vì vậy, tuyến đường Giải Phóng – nơi có rất nhiều phòng khám nạo hút thai, điều hòa kinh nguyệt là chốn thường xuyên C. và các bạn hay lui tới. Nói về những khó khăn trong quá trình hoạt động thu gom thai nhi, C. nghẹn ngào nói: “Cũng khổ lắm”. Rất nhiều người nghĩ làm công việc này, C. sẽ có tiền hoặc một số người nói: thu gom thai nhi về bán cho các quán ăn hoặc đồn đoán: chắc là bán thai nhi sang Trung Quốc với giá tiền cao. “Người ngoài luôn thắc mắc và nhìn chúng mình với cái nhìn tò mò, dị nghị, tự đặt câu hỏi: Lấy về làm gì, mục đích ra sao?” – C. phân trần. Ngoài ra, không ít lần tại các tuyến điểm phòng khám công cộng, bên cạnh trạm xe buýt, thấy C. lảng vảng, mon men phía trước cửa phòng khám, nhiều ánh mắt khinh khi, đầy coi thường “lại dẫn bạn gái đi giải quyết à?” “ném trả” về phía C. Họ đâu biết rằng: C. cùng với nhóm "bảo vệ sự sống" của mình đang làm một việc thiện: nhặt xác các em về để chôn cất một cách tử tế.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ cho xác thai nhi, C. đang đặt xác em nhỏ lên tấm khăn trắng, chuẩn bị cho việc mai táng một cách tươm tất.
Sau khi tắm rửa sạch sẽ cho xác thai nhi, C. đang đặt xác em nhỏ lên tấm khăn trắng, chuẩn bị cho việc mai táng một cách tươm tất.
C. cho biết: Thông thường, những đứa trẻ được vứt bỏ cùng với rác thải y tế trong một bao rác đen đều là những thai nhi đã chết, may mắn thì còn lành lặn tay chân, còn không thì bị cắt bỏ từng phần. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, đứa trẻ con xấu số ấy vẫn còn thoi thóp thở và bằng sức mạnh vô hình nào đó, dù bị bịt kín trong bao ni lông kín mít, nó vẫn thở và khi được cấp cứu kịp thời, bé đã trở về cuộc sống bình thường. Báo chí đã tốn bao giấy mực để lên án nạn nạo hút thai trong giới trẻ, học đường đang ngày càng trở nên phổ biến, nhưng có lẽ những bài viết đó không đủ sức thức tỉnh lương tri và kêu gọi sự thay đổi trong quan niệm, suy nghĩ của mỗi người. Phải được tận mắt chứng kiến đứa trẻ đỏ hỏn bị cắt lìa từng bộ phận cơ thể được vất gọn lỏn trong bao ni lông, có lúc bị ruồi muỗi bâu đầy, kiến bu đỏ, người ta mới thấy xót xa cho một sinh linh bé nhỏ đã lìa đời. “Người ta cứ nói rằng: Đánh nhau là không tốt, giết nhau là không được nhưng khi một người mẹ - người có trái tim yêu thương nhất, tự tay giết đi chính mầm sống của mình thì lại chỉ bị phê phán nhẹ bằng một tiếng thở dài của bác sĩ hoặc chỉ bị trừng phạt bởi một cơn đau thắt ruột trong giây lát lúc nạo hút thai. Không ai có quyền được tước quyền sự sống của người khác. Khi một con vật sinh ra, nó có 4 chân tự thoát khỏi khung lòng mẹ để sinh sống nhưng một em bé sinh ra không có khả năng đó, nó phải nằm đó chờ mẹ cho ăn, cho bú. Chúng không có tội tình gì, chúng khát khao sống lắm chứ, vậy tại sao, những bậc làm cha, làm mẹ đã nỡ giết hại một người không có khả năng tự vệ” – Chị Nga không giấu nổi sự bất bình nói.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!


Độc giả Như Lạc (Hà Nội)