Đường dây nóng Xã hội - Pháp luật: 0917.84.9911

Siêu bão Sơn Tinh áp sát đất liền, sóng đánh biến dạng thân đê

28/10/2012 14:14
P.V
(GDVN) - Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 07 giờ ngày 29/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
21h30: Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Khí tượng Thủ văn Trung ương, do ảnh hưởng của bão số 8, ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có gió mạnh cấp 7, cấp 8, giật cấp 9, cấp 10; một số nơi có gió mạnh hơn như Văn Lý gió cấp 10, giật cấp 13; Thái Bình gió cấp 9, giật cấp 11; Bạch Long Vĩ và Hòn Dấu gió giật cấp 11.

Ở các tỉnh ven biển phía Đông Bắc Bộ đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 50 – 100mm; một số nơi có mưa lớn hơn như Văn Lý (Nam Định) 162mm; đảo Bạch Long Vĩ 135mm…  

Hồi 19 giờ ngày 28/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, sát bờ biển các tỉnh Thái Bình – Nam Định. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (tức là từ 103 đến 133 km một giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km. Đến 07 giờ ngày 29/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,7 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Hải Phòng – Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão đổi hướng di chuyển theo hướng Đông Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 km và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Đến 19 giờ ngày 29/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 107,5 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển tỉnh Quảng Ninh. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực phía Bắc Vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải, Bạch Long Vĩ) có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10, cấp 11, giật cấp 12, cấp 13. Biển động dữ dội.

Ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình có gió mạnh cấp 7, cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, cấp 10, giật cấp 11, cấp 12. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hóa có gió giật cấp 7, cấp 8.

Khu vực các tỉnh ven biển phía đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to. Ngoài ra do ảnh hưởng của bão kết hợp với thủy triều khu vực từ Quảng Ninh đến Nam Định nước biển dâng cao từ 3 – 4m.

20h05: Tại Hà Nội lúc này, mưa đang rất nặng hạt. Nhiều tuyến phố tại khu vực nội đô vắng tanh không một bóng người lưu thông. Anh Trần Trọng Bình, trú tại Tư Đình, Long Biên cho biết: Cách đây một giờ đồng hồ, anh đi trên cầu Vĩnh Tuy để trở về nhà. Nhưng khi còn cách khu vực giữa cầu khoảng 800m, gió to thốc rất mạnh khiến cả anh cùng chiếc xe Vespa nặng hơn một tạ cũng bị nghiêng ngả.

"Tôi và nhiều người dân đi xe mô tô không thể di chuyển qua cây cầu này, buộc phải đi ngược chiều để quay trở lại, về bằng lối cầu Long Biên. Dù vậy, đến cầu Long Biên, tôi cũng phải xuống xe dắt bộ vì xe bị nghiêng ngả quá nhiều. Thật kinh sợ", anh Long cho biết.

Lúc 17h30 tại Hà Nội, mây đen vần vũ bầu trời, đường phố cũng thưa thớt hơn ngày thường (Ảnh: Nguyễn Khoa)
Lúc 17h30 tại Hà Nội, mây đen vần vũ bầu trời, đường phố cũng thưa thớt hơn ngày thường (Ảnh: Nguyễn Khoa)


19h50: Qua đường dây nóng 0917.84.9911, nhiều người dân tại xã Nam Thanh, Nam Trực, Nam Định cho biết, dù cách biển hàng chục cây số nhưng tại đây, nhiều nhà dân đã bị gió bão "quật tơi tả". Cây cối trong khu vực đổ ngổn ngang. Nhiều cây to bật tung gốc, đè sập mái nhà dân.

Cũng giống như tại Nam Định, liên lạc điện thoại với người dân tại khu vực ven biển thuộc tỉnh Ninh Bình lúc này đặc biệt khó khăn. Qua sóng điện thoại chập chờn và gần như chỉ nghe thấy tiếng gió , anh Long, một người dân tại Kim Sơn cho biết: Cả nhà anh đã buộc dây thép quanh nhà, trên mái nhà, các cửa sổ đề tránh bị gió lật. Nhưng lúc này, gió bão quá to khiến nhiều đồ đạc xung quanh nhà bị hư hỏng nặng. Đã có cây cối, cột điện bị đổ.

18h: Thông tin mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, lúc 17 giờ ngày 28.10, vị trí tâm bão số 8 ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 106,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Ninh Bình khoảng 100 km về phía nam đông nam.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (từ 103 đến 133 km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, áp sát bờ biển đồng bằng Bắc bộ.

Va chạm giữa xe khách và xe tải làm 3 người chết

Trưa 28/10, tại km 359+800 QL1A thuộc địa bàn thôn 7, xã Hải Lĩnh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 3 người chết và 3 người bị thương.

Xe khách 34M-4684 lái xe là Đinh Văn Hảo, sinh năm 1975 ở IABăng, Đắc Đoa, Gia Lai điều khiển hướng Bắc-Nam bị mất lái làm lật nghiêng xe, đuôi xe quay ngược đâm vào đầu xe tải nhỏ 37V-3169 do Võ Công Châu (chưa xác định được năm sinh) ở Diễn Châu, Nghệ An điều khiển hướng ngược lại.

Vụ tai nạn đã làm 2 người chết tại chỗ chưa xác định được danh tính (1 phụ xe tải và 1 hành khách); 3 người bị thương (trong đó có lái xe tải bị thương nặng).

Ngay sau khi nhận được tin, Phòng cảnh sát giao thông công an tỉnh Thanh hoá đã phối hợp công an huyện Tĩnh Gia điều phối giao thông tránh tắc đường khi xe cứu hộ lật xe khách lên.

Ban An toàn Giao thông tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 2 triệu đồng cho 1 người chết, 1 triệu đồng cho người bị thương nặng và 500.000 đồng cho người bị thương nhẹ. Các cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ vụ việc. (TTXVN)

Đến 04 giờ ngày 29.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc; 106,8 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (từ 62 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.

Thông tấn xã Việt Nam đưa tin: Sóng đã đánh sập nhiều đoạn đê biển tại Quảng Bình. 

Khoảng 8h30 phút sáng ngày 28/10, ảnh hưởng của bão số 8 đã gây ra sóng lớn đánh sập và làm hư hỏng nhiều đoạn đê biển nối đảo Hòn La với Hòn Cỏ (thuộc Khu kinh tế Hòn La, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), gây thiệt hại trên 30 tỷ đồng.

Cụ thể sóng biển tràn qua mặt đê làm hư hỏng lõi đê, gây biến dạng thân đê từ đường thẳng thành đường vòng cung với khối lượng đất đá bị dịch chuyển, bị mất lên đến trên 60.000 m3. Trong đó, hàng trăm viên Tetrapod xi măng đúc sẵn với khối lượng lên đến hàng chục tấn cũng bị sóng biển dịch chuyển và đẩy trôi xa khỏi vị trí đã thi công.

Đê chắn sóng nối đảo Hòn Cỏ với Hòn La vừa được tỉnh Quảng Bình tổ chức hợp long vào ngày 13/8. Dự án đê chắn sóng này là một trong những gói thầu quan trọng thuộc Dự án đường kinh tế nối Khu công nghiệp Cảng biển Hòn La với Khu công nghiệp Xi măng tập trung lớn nhất ở Quảng Bình nằm trên địa bàn các xã Tiến Hóa, Châu Hóa và Văn Hóa ( huyện Tuyên Hóa).

Hạng mục dự án đoạn nối đảo Hòn Cỏ và đảo Hòn La do liên danh Tập đoàn Trường Thịnh và Công ty MCO thi công có tổng vốn đầu tư trên 120 tỷ đồng.

Theo thiết kế, đoạn nối đảo này vừa là đường kết hợp với đê chắn sóng biển có tổng chiều dài trên 500 m, chiều rộng 9 m; riêng phần mặt đường đê rộng 7,5 m, đủ để lưu thông hai làn xe, chiều rộng chân tường hắt sóng 1,5 m với tải trọng thiết kế đạt tiêu chuẩn H30, XB80 và HL93…

Với tính chất phức tạp nêu trên, công trình được áp dụng với nhiều kỹ thuật thi công tiên tiến, hiện đại khác nhau. Đặc biệt, với những vùng địa hình phức tạp có chiều sâu lớn, sóng biển cao nhiều lớp, kỹ thuật thi công được áp dụng là xếp khối Tetrapod có trọng lượng trên 25 tấn/viên để phủ ngoài phá sóng.

Được biết, cơn bão số 7 vừa qua đã gây ra sóng biển lớn làm hư hại đáng kể thân đê chắn sóng với tổng thiệt hại trên 4 tỷ đồng.

Trao đổi với Thanh niên, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cho biết, suốt từ sáng đến chiều nay, bão số 8 chủ yếu di chuyển theo hướng bắc, men theo vùng bờ biển nước ta.

Sóng đánh tan đoạn đê biển nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La. (Nguồn: nhandan.com.vn)
Sóng đánh tan đoạn đê biển nối đảo Hòn Cỏ với cảng Hòn La. (Nguồn: nhandan.com.vn)

“Hiện vẫn chưa biết chính xác thời điểm bão đổ bộ và khu vực đổ bộ của tâm bão. Nhiều khả năng, bão số 8 sẽ áp sát và đi dọc bờ biển các tỉnh nam đồng bằng Bắc bộ. Nếu bão đổ bộ, nhiều khả năng Nam Định và Thái Bình sẽ là khu vực tâm bão quét qua, suy yếu dần và sau đó di chuyển ra phía bắc vịnh Bắc bộ”, ông Tăng nhận định.

Được biết, lúc 6 giờ sáng nay 28/10, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã phát lệnh di dời 12.125 hộ dân với 52.000 nhân khẩu đang sinh sống cách mép nước 200 m thuộc các xã ven biển các huyện Tĩnh Gia, Quảng Xương, thị xã Sầm Sơn, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn vào sâu trong đất liền tránh bãoyêu cầu được đưa ra là công tác di dời phải hoàn thành trước 9 giờ sáng nay. Hiện nay, tại các xã ven biển của huyện Hậu Lộc, trời bắt đầu mưa kèm gió lớn cấp 4 - 5 nên công tác di dân đang được triển khai hết sức khẩn trương.
Trong hơn 3 giờ đồng hồ, huyện này phải tập trung di dời hơn 5.237 hộ với 24.841 nhân khẩu vào sâu trong đất liền.

Hai chiếc tàu cá cuối cùng của ngư dân Hậu Lộc đang tìm cách vào cửa lạch tránh bão (Ảnh: Thanh niên)
Hai chiếc tàu cá cuối cùng của ngư dân Hậu Lộc đang tìm cách vào cửa lạch tránh bão (Ảnh: Thanh niên)

Theo báo Thanh niên, tiếng loa phóng thanh, tiếng kẻng báo động đang thúc giục người dân khẩn trương vào đất liền tránh bão.
Các địa phương đã bố trí đủ lực lượng, phương tiện đưa dân vào các cơ sở trường học, trạm xá cao tầng để người dân tránh bão.
Người dân đang tháo dỡ nhà cửa ven biển trước khi bão vào
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Ấp, Chủ tịch UBND huyện Hậu Lộc cho biết: “Số lượng dân phải di dời rất lớn nên huyện đang ưu tiên đưa người già, trẻ em đi trước, những thanh niên sẽ thu dọn, dọn dẹp gia cố nhà cửa và sẽ rút sau. Những người dân nào không chịu di dời sẽ được các lực lượng chức năng cưỡng chế đưa vào sâu trong đất liền. Bảo đảm trước 9 giờ Hậu Lộc sẽ hoàn thành công tác di dời”.

Báo Tuổi trẻ đưa tin, sáng 28-10, ông Bùi Minh Tăng - giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương - cho biết đầu chiều nay bão số 8 (bão Sơn Tinh) sẽ áp sát vùng biển Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định.

Những tấm pano lớn được tháo dỡ ở Nam Định nhằm tránh gây tai nạn xảy ra trong bão - Ảnh: Nguyễn Khánh - Tuổi trẻ
Những tấm pano lớn được tháo dỡ ở Nam Định nhằm tránh gây tai nạn xảy ra trong bão - Ảnh: Nguyễn Khánh - Tuổi trẻ

Sơ đồ dự báo đường đi bão số 8 do TT Dự báo khí tượng thủy văn TƯ phát lúc 9g30 sáng 28-10
Tuy nhiên vị trí vùng tâm bão đổ bộ rất khó xác định vì bão di chuyển theo hướng tiệm cận với bờ chứ không đổ bộ ngay.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương sáng 28-10, ông Tăng cho hay một số đài khí tượng trên thế giới nhận định bão có thể sạt vào Thanh Hóa, sau đó đi vòng ra tận Hải Phòng. Tuy nhiên, khả năng này không cao, nếu có thì bão cũng chỉ còn gió mạnh cấp  8-9 khi trượt lên phía Hải Phòng, Quảng Ninh và diễn ra vào nửa đêm nay.
Ông Tăng cho biết diễn biến bất ngờ nhất là chiều tối 27-10 bão mạnh lên nhanh chóng. Trong chiều 27-10 bão mạnh lên 2 cấp, đến tối mạnh tới cuối cấp 14. Diễn biến này tất cả các đài khí tượng không lường được. Ông Tăng nhận định với cấp bão này, nếu suy yếu thì khi cập bờ bão vẫn còn mạnh cấp 11-12.
Với hướng di chuyển dọc bờ biển Bắc Trung bộ và đảo Hải Nam nên ông Tăng cho biết dù tâm bão cách bờ 100km nhưng chỉ cần bão dịch chuyển về phía tây là đã quét vào bờ. Do đó trong đêm 27-10 Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương đã mở rộng vùng nguy hiểm từ Quỳnh Lưu (Nghệ An) tới Nam Định. Trong phạm vi này, vùng gió cực mạnh từ cấp 10 trở lên có bán kính chừng 60-70km tính từ tâm bão.
Tuy nhiên, ông Tăng cũng cho biết khi cơn bão đi sâu vào đất liền sẽ suy yếu nhanh và chỉ còn gió của áp thấp nhiệt đới (dưới cấp 8).


Sáng nay, tại vị trí trú bão, tàu trưởng Võ Văn Hướng (trú tại xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) và bảy thuyền viên trên tàu NA-90071 TS vẫn chưa tìm thấy thi thể thuyền viên Hoàng Văn Đông (46 tuổi, trú tại xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu).
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu Lê Đức Cường cũng xác nhận thông tin này.
P.V