'Sức khỏe' Sacombank và các công ty mang họ Sacom

03/11/2012 08:19
Nhóm phóng viên/vnexpress
Năm qua, Sacombank trải qua cuộc thâu tóm đổi chủ lớn nhất trên sàn chứng khoán còn Chứng khoán Sacombank "thấm đòn" với khoản lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Địa ốc Sacomreal cũng không thoát cảnh thua lỗ chung như các đơn vị nhà đất khác.
Sự phát triển của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) gắn chặt với tên tuổi và thành công của gia đình ông Đặng Văn Thành - người vừa thông báo chia tay ngân hàng này chiều 2/11. Trong hơn 20 năm chèo lái, ông Thành đã đưa Sacombank từ một ngân hàng vốn ban đầu 3 tỷ đồng, chủ yếu hoạt động ở vùng ven TP HCM thành một trong những nhà băng hàng đầu Việt Nam.
Ngân hàng Sacombank vẫn là một trong những nhà băng quản trị tốt nhất Việt Nam. Sau 9 tháng, Sacombank hoàn thành 62% kế hoạch lợi nhuận.
Ngân hàng Sacombank vẫn là một trong những nhà băng quản trị tốt nhất Việt Nam. Sau 9 tháng, Sacombank hoàn thành 62% kế hoạch lợi nhuận.
Tính tới 30/9/2012, Sacombank có tổng cộng 7 công ty con, gồm: Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBA), Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (SBL), Công ty Kiều hối Sài Gòn Thương Tín (SBR), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín (SBJ), Công ty Hypertek, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Thương Tín Cambodia và Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín Cambodia. Hai cái tên tiếng tăm nhất là Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal) và Công ty cổ phần chứng khoán Sacombank (SBS) đều không được phản ánh trong báo cáo tài chính quý III năm nay của Sacombank. Mặc dù vậy, Sacombank là cổ đông của các công ty này và các bên vẫn có những giao dịch, hoạt động vay nợ với nhau. Cáo bạch của Sacomreal cho thấy Sacombank nằm trong danh sách cổ đông sáng lập, nắm 149.000 cổ phần (tương đương tỷ lệ sở hữu 0,15%).  Hiện con trai ông Đặng Văn Thành - ông Đặng Hồng Anh - cũng đang vừa làm Chủ tịch HĐQT Sacomreal vừa làm Phó chủ tịch HĐQT Sacombank. Theo báo cáo tài chính quý III của Sacomreal, đến 30/9, tổng nợ của Sacomreal tại Sacombank lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đặng Hồng Anh vừa thôi làm CEO tại Sacomreal để về giúp đỡ cha Đặng Văn Thành tại ngân hàng Sacombank. Ảnh: SC.
Đặng Hồng Anh vừa thôi làm CEO tại Sacomreal để về giúp đỡ cha Đặng Văn Thành tại ngân hàng Sacombank. Ảnh: SC.
Trong đó Sacomreal vay ngắn hạn Sacombank Chi nhánh Hưng Đạo 275,8 tỷ đồng, lãi vay là 1,167% một tháng dưới dạng tín chấp. Nợ dài hạn tới hạn trả vay Sacombank là 479 tỷ đồng, được chia làm 3 khoản vay, lần lượt là 179 tỷ, 250 tỷ và 50 tỷ. Trong đó, khoản vay 50 tỷ đồng là số nợ phát sinh thêm, đầu kỳ không có khoản này.  Đồng thời, Sacomreal còn vay thêm Sacombank khoảng 547,16 tỷ đồng nợ dài hạn chưa đến hạn phải trả. Về Chứng khoán Sacombank, đơn vị này được thành lập vào tháng 9/2006 do Sacombank sở hữu 100% vốn. Sau 7 năm hoạt động, ngân hàng mẹ giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn 11% vào năm 2011, ngay thời điểm thị trường cổ phiếu khó khăn. Thoái vốn mạnh khỏi SBS nhưng Sacombank cũng kịp thời cứu "đứa con" khi đồng ý mua 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1 của SBS. Trao đổi với phóng viên chiều 2/11, ông Kiều Hữu Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty chứng khoán Sacombank - khẳng định hiện SBS và Sacombank không còn khoản vay nào liên quan đến nhau ngoại trừ vụ 800 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi này. Về tiến trình sử dụng số tiền, Chủ tịch SBS cho biết hiện vẫn còn hơn 550 tỷ đồng. "Số còn lại khoảng gần 250 tỷ đã được sử dụng cho việc thanh toán, chi trả các khoản nợ của SBS", ông Dũng thông tin.
Lãi sau thuế của Sacombank, Sacomreal và Chứng khoán Sacombank tính đến 30/9/2012. Nguồn: BCTC - đơn vị tỷ đồng
Lãi sau thuế của Sacombank, Sacomreal và Chứng khoán Sacombank tính đến 30/9/2012. Nguồn: BCTC - đơn vị tỷ đồng
Ông Dũng hiện cũng là thành viên độc lập của Hội đồng quản trị Sacombank. Năm qua cũng là năm các doanh nghiệp dòng họ Sacom có nhiều biến động về nhân sự nhất. Kể từ đầu năm, Sacombank đã thay đổi một loạt nhân sự cấp cao, từ ban quản trị đến ban giám đốc. Nhóm thâu tóm mới của Sacombank chính thức xuất hiện vào tháng 2/2012 khi Chủ tịch Eximbank Lê Hùng Dũng tuyên bố đã nắm trong tay số cổ phiếu đại diện cho 51% vốn điều lệ ngân hàng và đưa ra yêu cầu thay đổi ban lãnh đạo Sacombank. Cuộc thâu tóm Sacombank hạ màn vào tháng 5 và HĐQT mới của ngân hàng này đón tới 4 người mới từ Ngân hàng Phương Nam, hai người từ Eximbank. Bản thân ông Đặng Văn Thành cũng không còn là đại diện pháp luật của Sacombank vài tháng trước sự kiện từ nhiệm hôm 2/11. Tại SBS, đến cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2012, thị trường chứng kiến sự rút lui hàng loạt của các lãnh đạo SBS khi Sacombank chuyển giao quyền lực cho nhóm cổ đông mới. Dàn lãnh đạo cao cấp của SBS gần như thay đổi toàn bộ. Đại hội cổ đông miễn nhiệm 4 trong 5 thành viên HĐQT. Về kết quả kinh doanh, ngoại trừ Ngân hàng Sacombank, hai đơn vị Sacomreal và Chứng khoán Sacombank đều tệ. Lãi sau thuế của Sacombank đạt 411,3 tỷ đồng. Tính chung 9 tháng, lãi ròng tăng 4% so với cùng kỳ lên 1.585 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tại thời điểm cuối quý III là 1,4%, con số này cuối năm 2011 là 0,57%. Trong đó nhóm nợ dưới tiêu chuẩn gấp 3 lần; nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn đều gấp 2,5 lần so với cuối năm ngoái. Tổng giám đốc Phan Huy Khang cho biết hết tháng 9, nhà băng này đã hoành thành 62% chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch năm. Quý III năm nay, doanh thu thuần của công ty mẹ Sacomreal giảm 10,2%. Lãi sau thuế quý III còn 800 triệu đồng. 9 tháng, Sacomreal lãi 60 tỷ đồng, giảm bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2011.  Còn doanh thu của SBS trong quý III chỉ đạt gần 33 tỷ đồng, giảm mạnh so với mức 154 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. 9 tháng, tổng lỗ ròng lên tới 129,6 tỷ đồng do doanh nghiệp phải gánh khoản thuế lên tới 89 tỷ đồng. Cộng dồn lỗ lũy kế, công ty lỗ tiếp 1.763 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 247 tỷ đồng.

Mời độc giả đóng góp, cho ý kiến và gửi những bài viết của mình theo địa chỉ: toasoan@giaoduc.net.vn hoặc có thể BẤM VÀO ĐÂY để phản hồi!

Nhóm phóng viên/vnexpress