Siêu tầu lặn và báo chí Trung Quốc làm "tăng nhiệt" biển Đông

05/08/2011 06:45
(GDVN) – Hôm nay, các báo tiếp tục phản ánh những động thái của Philippines và Trung Quốc, đi sâu phân tích, phản bác những lập luận phi lý của phía Trung Quốc.

(GDVN) – Ngày hôm nay, các báo tiếp tục phản ánh những động thái của Philippines và Trung Quốc trên biển Đông, bên cạnh đó đi sâu phân tích và phản bác lại những lập luận phi lý từ phía Trung Quốc đối với chủ quyền các quần đảo trên biển Đông. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tiếp tục gửi đến Quý độc giả điểm báo sâu hàng ngày về vấn đề nóng bỏng này.

Trung Quốc và Philippines lại làm nóng biển Đông


Trên Người lao động online đăng tải thông tin về cuộc chạy đua thăm dò dầu khí của Philippines và Trung Quốc, đồng thời phản ánh việc Bắc Kinh lên án Manila “chơi xỏ”

Tờ báo dẫn nguồn nhiều trang tin quốc tế: Philippines đang có kế hoạch đấu thầu thăm dò, khai thác dầu ở vùng biển ngoài khơi đảo Palawan, phía tây Philippines, cách bãi Cỏ Rong 273 km.

a
Philippines tuyên bố đấu thầu thăm dò, khai thác dầu khí tại phía tây đảo Palawan. Ảnh: AFP

Manila khẳng định khu vực thăm dò ở Palawan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và cách xa quần đảo Trường Sa của Việt Nam. “Đây không phải là khu vực tranh chấp, nó thuộc lãnh hải của Philippines” – ông Jose Layug, Thứ trưởng Bộ Năng lượng Philippinesnhấn mạnh.
 
Cũng theo ông Layug, Philippines sẽ công bố các công ty thắng thầu vào năm 2012 và hy vọng “Trung Quốc sẽ không quấy rối các tàu thăm dò dầu khí mà Philippines công nhận tại khu vực trên".
 
Không kém cạnh, Tân Hoa Xã đưa tin Trung Quốc đã tích cực thăm dò địa chất ở khu vực quần đảo Hoàng Sa đến Trường Sa từ ngày 13 đến 31-7 để “thiết lập hồ sơ thăm dò địa chất một cách có hệ thống trong đường địa chất dài 1.000 km ở đây”.

a
Giàn khoan khổng lồ “Dầu khí đại dương 981" của Trung Quốc. Ảnh: iwantchinatimes.com

Đánh giá sai chủ quyền Trung Quốc: Bắc Kinh lên án Manila “chơi xỏ”

Tờ Người lao động online dẫn nguồn thông tin từ Nhân Dân nhật báo ngày 2-8 với bài xã luận nhan đề: “Sẽ có quốc gia phải trả giá vì đánh giá sai chủ quyền của Trung Quốc”.
 
Trong bài báo này, Bắc Kinh lên án Manila “chơi xỏ” khi một mặt kêu gọi góp sức biến vùng biển tranh chấp thành khu vực hòa bình, mặt khác lại xây dựng nhà cửa trên đảo Bình Nguyên thuộc quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) trong thời gian gần đây.

'Siêu tàu ngầm Trung Quốc dò đáy' biển Đông
 
Tiếp tục về những động thái của phía Trung Quốc, trên báo Đất Việt dẫn lời nhiều trang tin Trung Quốc rằng nước này “tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò tài nguyên trên biển Hoa Nam (biển Đông) trong năm 2012”.

Tàu lặn có người lái mang tên Giao Long sẽ thực hiện cuộc thăm dò khảo sát đầu tiên từ tháng 3 đến tháng 5/2012 trên biển Đông giàu tài nguyên này, hãng tin Tân Hoa Xã cho biết. Cũng trong ngày 4/8, Cục an toàn hàng hải tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc ra thông báo phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh cảng Đại Liên.

a
Trung Quốc đưa tàu lặn Giao Long thăm dò biển Đông. Ảnh minh họa.

Cùng với việc đưa tàu sân bay vào chạy thử, việc Trung Quốc đưa tàu Giao Long có khả năng “lặn độ sâu 5.000m và thăm dò trên 70% đáy biển sâu của toàn cầu” đến khu vực biển Đông khiến các nước trong khu vực quan ngại. “Kế hoạch tiếp tục thực hiện các hoạt động thăm dò tài nguyên trên biển Đông được dự báo sẽ lại làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở biển Đông”, hãng tin AP bình luận.

Các chuyên gia phân tích cho rằng, những động thái trên của Bắc Kinh, cùng với việc các công ty dầu khí Philippines và Trung Quốc tuyên bố sẽ đẩy mạnh thăm dò, khai thác dầu thô trên khu vực biển Đông sẽ đẩy khu vực đang tranh chấp này đối mặt với căng thẳng có nguy cơ bùng phát trở lại. Tờ Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm 2/8 buộc tội Philippines thiếu chân thành trong nỗ lực giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, đồng thời cảnh báo “những hậu quả khôn lường nếu các quan ngại của Bắc Kinh bị phớt lờ”.

Không có cái gọi là “đường lưỡi bò” trong sử Trung Quốc

Đó là nội dung bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đăng tải trên Pháp luật TP.Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Đình Đầu đưa ra hai luận điểm để chứng minh cho lập luận của mình

Thứ nhất:  Người Trung Quốc không gọi biển Đông là biển Nam Trung Hoa.

Trên hai trang 11b và 12a trích từ sưu tập bản đồ Võ bị chí có vẽ nước ta tuy đơn giản nhưng cũng rõ ràng: Nước Giao Chỉ bắc giáp Khâm Châu Trung Quốc, nam giáp nước Chiêm Thành, đông giáp biển cả mang tên Giao Chỉ dương, tức biển của nước Giao Chỉ. Đây là tư liệu của Trung Hoa khắc vẽ về nước ta và biển cả thuộc về nước ta từ thế kỷ XV.

Năm 1842, tác giả người Trung Hoa - Ngụy Nguyên xuất bản sách Hải quốc đồ chí. Trong sách này, Ngụy Nguyên đã vẽ hai bản đồ về Việt Nam. Trong đó, bản đồ thứ nhất vẽ sơ sài, chia nước ta ra hai phần (Việt Nam Đông đô và Việt Nam Tây đô). Ở ngoài khơi phía đông hai phần Việt Nam, Ngụy Nguyên ghi rõ là Đông Dương đại hải, tức biển Đông rất lớn.

a
Bản đồ nước Giao Chỉ với Giao Chỉ dương, trích từ bộ Võ bị chí. (Ảnh PL.TPHCM, chụp lại từ tư liệu của nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Cũng trong tác phẩm Hải quốc đồ chí, Ngụy Nguyên còn khắc vẽ bản đồ An Nam quốc với đường nét đúng kinh tuyến và vĩ tuyến rất rộng lớn. Ngoài khơi nước An Nam có ghi rõ Đông Nam hải, tức là biển Đông Nam.

Rõ ràng, hầu hết bản đồ Trung Hoa vẽ về Việt Nam từ thế kỷ XV hoặc trước nữa cho tới đầu thế kỷ XX đều ghi biển cả phía đông Việt Nam là Giao Chỉ dương hay Đông Dương đại hải hoặc Đông Nam hải, đều có nghĩa là biển của Giao chỉ (tức Việt Nam) hay đơn giản là biển Đông (của Việt Nam).

Thứ hai ông chứng minh: Việt Nam thực thi liên tục chủ quyền của mình

Ít nhất từ đầu thế kỷ XVII Việt Nam đã thi hành chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở giữa biển Đông một cách chính thức, liên tục và không hề thấy một quốc gia hay dân tộc nào đến khiếu nại hay tranh giành. Từ khi chiếm nước ta làm thuộc địa, Pháp đã nhân danh Việt Nam thi hành chủ quyền ấy đúng công pháp quốc tế. Pháp đã xây dựng hai trạm khí tượng theo hệ thống quốc tế trên đảo Hoàng Sa và đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa.

Năm 1947, chính phủ Trung Hoa dân quốc đưa ra yêu sách về chủ quyền biển Đông theo “đường lưỡi bò gồm 11 khúc đứt đoạn”. Năm 1949, chính quyền Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng yêu cầu tương tự nhưng không quyết liệt, quốc tế coi như làm ngơ. Ngày 14-10-1950, tại Hội nghị ký hòa ước San Francisco (Liên Hiệp Quốc), Thủ tướng Trần Văn Hữu của chính quyền Bảo Đại do Pháp bảo trợ đã tuyên bố: “Chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”…

a
Bản đồ An Nam quốc với biển Đông Nam hải, trích Hải quốc đồ chí. (Ảnh chụp lại từ tư liệu của Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu)

Sử liệu Trung Quốc nói gì?

Trên Thanh niên, TS Nguyễn Hồng Thao đã đưa ra những ghi chép trong các thư tịch cổ Trung Hoa vốn được coi là những căn cứ để Trung Quốc yêu sách chủ quyền trên các quần đảo. Tiếp theo đó, ông đưa ra một vài nhận xét nhằm làm rõ sự phi lý trong những lập luận từ phía Trung Quốc dựa trên chính những thư tịch cổ đó.

Để chứng minh cho luận điểm  “Từ  thời Hán Vũ  đế  trước  công  lịch  hai  thế  kỷ, nhân dân TQ đã bắt đầu đi lại trên biển Nam. Trải  qua  thực  tiễn  hàng  hải  lâu  dài  nhân  dân TQ  đã  lần  lượt  phát  hiện  các  quần  đảo  Tây  Sa (Paracels)  và Nam  Sa (Spratlys)” - Sách  trắng  của Bộ  Ngoại  giao  TQ  ngày 30.1.1980 phía TQ đã dựa trên rất nhiều những cuốn sách cổ. Tuy nhiên, các  sách  kể  trên  hoàn  toàn  không  phải  là  các chính  sử  được  viết  bởi  các  cơ  quan  chính  thức  của nhà nước. Phần  lớn chúng  là những ghi chép về các chuyến đi, các chuyên khảo và các sách hàng hải thể hiện những nhận biết địa  lý của người xưa  liên quan không chỉ  tới  lãnh  thổ TQ mà  còn  tới  lãnh thổ của các nước khác.

a

Theo bản đồ do triều đình nhà Thanh ấn hành năm 1894 thì đến cuối thế kỷ XIX "lãnh thổ của Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết” -  trong ảnh: Đại Thanh nhất thống toàn đồ (đảo nhỏ ở phía dưới là Hải Nam, gần đó bên trái là Giao Chỉ (VN), đảo lớn hơn bên phải là Đài Loan) - Ảnh: biengioilanhtho.gov.vn

Hơn nữa, các  sách  kể  trên  hoàn  toàn  không  phải  là  các chính  sử  được  viết  bởi  các  cơ  quan  chính  thức  của nhà nước. Phần  lớn chúng  là những ghi chép về các chuyến đi, các chuyên khảo và các sách hàng hải thể hiện những nhận biết địa  lý của người xưa  liên quan không chỉ  tới  lãnh  thổ TQ mà  còn  tới  lãnh thổ của các nước khác.

Xuất phát  từ  những  ghi  chép  đó,  người TQ cho rằng Trướng Hải là biển Nam Trung Hoa bao gồm tất cả các đảo của biển Nam Hải. Tuy nhiên, ông Thao đã đưa ra một vài điểm không chính xác trong những ghi chép đó:

Thứ nhất: Những ghi chép đó không cho thấy rõ vị trí chính  xác  của  Trướng  Hải. Chúng  cũng  không  xác định  rõ các thạch sành nói  trên chính là Tây Sa và Nam Sa. Các sách trên, đúng như tên gọi, đều là miêu tả các  lãnh  thổ “man di”, nước ngoài, không phải  lãnh thổ TQ.

Thứ hai: Nam Châu dị  vật chí được soạn thời Tam Quốc (220-265) lại nói tới việc sử dụng la bàn trong hàng hải, thế nhưng dụng cụ hàng hải này dường như chỉ mới xuất hiện từ thế kỷ thứ X.

Thứ 3: Ông khẳng định những tài  liệu chính thức khác của TQ mô  tả  và phân định  lãnh thổ của “Thiên triều” kết thúc ở điểm cực Nam của đảo Hải Nam như: Quỳnh Châu  phủ  chí  (1731), Hoàng Triều  di  tông  tâm  lĩnh (1894),  Đại  Thanh  di  đồ (1905)...  Địa  lý  Giáo  khoa  thư,  Thương Vụ ấn Thư Quán, Thượng Hải (TQ) năm 1906 xuất bản. Chúng ta không thấy trong các tác phẩm này một ghi chép nào về các quần đảo nằm ngoài điểm cực Nam đó.

Hải Hà ( tổng hợp)