10.000 người biểu tình tại Cairo sau thảm họa sân cỏ kinh hoàng

03/02/2012 08:45
H.Q
(GDVN) - Họ đổ ra đường để bày tỏ sự phẫn nộ không chỉ với hành động bạo lực mà còn với mưu đồ của những kẻ giấu mặt. (Xem clip vụ loạn đả đẫm máu) (Xem chùm ảnh vụ bạo loạn) (Xem clip bàn thắng đẹp của trận đấu)
Gần 10.000 người biểu tình đã tụ tập để bày tỏ sự đau thương sau cái chết của 74 người tại Port Said.
Gần 10.000 người biểu tình đã tụ tập để bày tỏ sự đau thương sau cái chết của 74 người tại Port Said.
Một người biểu tình giơ tờ báo có dòng tít “Thảm họa ở sân vận động Port Said”
Một người biểu tình giơ tờ báo có dòng tít “Thảm họa ở sân vận động Port Said”
Một người khác giơ biểu ngữ: “Thảm họa Port Said: đó rõ ràng là một sự dàn xếp”.
Một người khác giơ biểu ngữ: “Thảm họa Port Said: đó rõ ràng là một sự dàn xếp”.
Tấm biểu ngữ này viết: “Người duy nhất đang được bảo vệ là Hosni Mubarak. Chỉ có Chúa mới đứng về phía Ai Cập”.
Tấm biểu ngữ này viết: “Người duy nhất đang được bảo vệ là Hosni Mubarak. Chỉ có Chúa mới đứng về phía Ai Cập”.
“Ai chịu trách nhiệm cho những giọt máu đổ xuống của nguyên soái anh trai tôi?”, ý chỉ nguyên soái Hussein Tantawi, người được coi là sẽ thay thế Hosni Mubarak khi ông này rời khỏi ghế lãnh đạo nhà nước Ai Cập.
“Ai chịu trách nhiệm cho những giọt máu đổ xuống của nguyên soái anh trai tôi?”, ý chỉ nguyên soái Hussein Tantawi, người được coi là sẽ thay thế Hosni Mubarak khi ông này rời khỏi ghế lãnh đạo nhà nước Ai Cập.
Người này mang theo dải ruy băng đề vỏn vẹn chữ “đau xót”
Người này mang theo dải ruy băng đề vỏn vẹn chữ “đau xót”
Ahmed Hassan (thứ hai từ phải sang), cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi 2010, cũng tham gia vào cuộc biểu tình này
Ahmed Hassan (thứ hai từ phải sang), cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi 2010, cũng tham gia vào cuộc biểu tình này
Đội trưởng ĐT Ai Cập không thể ngồi yên nhìn cảnh bạo lực sắp xảy ra ở đất nước mình
Đội trưởng ĐT Ai Cập không thể ngồi yên nhìn cảnh bạo lực sắp xảy ra ở đất nước mình
Đây là các fan Al-Ahly, những người đang phẫn nộ sau khi họ bị tấn công tại Port Said
Đây là các fan Al-Ahly, những người đang phẫn nộ sau khi họ bị tấn công tại Port Said
Hàng ngàn người đổ ra đường và kéo đến trước cửa trụ sở bộ Nội vụ Ai Cập để bày tỏ nỗi bất bình trước sự thờ ơ của lực lượng an ninh tại sân Port Said
Hàng ngàn người đổ ra đường và kéo đến trước cửa trụ sở bộ Nội vụ Ai Cập để bày tỏ nỗi bất bình trước sự thờ ơ của lực lượng an ninh tại sân Port Said
3 tuyển thủ quốc gia của Ai Cập đã quyết định nghỉ thi đấu ngay sau khi chứng kiến bi kịch. Họ đều là cầu thủ của Al-Ahly
3 tuyển thủ quốc gia của Ai Cập đã quyết định nghỉ thi đấu ngay sau khi chứng kiến bi kịch. Họ đều là cầu thủ của Al-Ahly
LĐBĐ Ai Cập cũng đã bị giải tán sau thảm họa
LĐBĐ Ai Cập cũng đã bị giải tán sau thảm họa
Một người phụ nữ gạt nước mắt trong đoàn biểu tình
Một người phụ nữ gạt nước mắt trong đoàn biểu tình
Một người phụ nữ Ai Cập đeo một miếng vá mắt cùng tấm băng đầu có dòng chữ “trừng phạt”
Một người phụ nữ Ai Cập đeo một miếng vá mắt cùng tấm băng đầu có dòng chữ “trừng phạt”
Một người khác có một tấm băng quanh miệng với dòng chữ “Cuộc cách mạng sẽ tiếp tục”.
Một người khác có một tấm băng quanh miệng với dòng chữ “Cuộc cách mạng sẽ tiếp tục”.
Người dân Ai Cập không mù, không điếc. Họ chứng kiến trận đấu, họ thấy mọi sự bất thường, và không gì bất thường hơn với họ ngoài sự thờ ơ của cảnh sát lẫn quân đội
Người dân Ai Cập không mù, không điếc. Họ chứng kiến trận đấu, họ thấy mọi sự bất thường, và không gì bất thường hơn với họ ngoài sự thờ ơ của cảnh sát lẫn quân đội
Trong lúc những người Ai Cập đang đổ xuống đường, cuộc họp khẩn cấp được chính phủ của thủ tướng Kamal al-Ganzuri chủ trì diễn ra trong sự căng thẳng. Mọi trách nhiệm đang bị dội lên đầu quân đội khi không làm được gì để ngăn chặn bạo loạn
Trong lúc những người Ai Cập đang đổ xuống đường, cuộc họp khẩn cấp được chính phủ của thủ tướng Kamal al-Ganzuri chủ trì diễn ra trong sự căng thẳng. Mọi trách nhiệm đang bị dội lên đầu quân đội khi không làm được gì để ngăn chặn bạo loạn
Đôi mắt buồn thảm của một cô bé Ai Cập. Xứ sở Pharaoh đã trải qua sóng gió trong hơn 1 năm qua, nhưng cho tới bây giờ những đứa trẻ như em vẫn chưa được sống trong yên bình
Đôi mắt buồn thảm của một cô bé Ai Cập. Xứ sở Pharaoh đã trải qua sóng gió trong hơn 1 năm qua, nhưng cho tới bây giờ những đứa trẻ như em vẫn chưa được sống trong yên bình
Những người Ai Cập cầu nguyện bên ngoài sân vận động của Al-Ahly
Những người Ai Cập cầu nguyện bên ngoài sân vận động của Al-Ahly
Họ đã bật khóc vì phải chứng kiến cái chết của đồng bào
Họ đã bật khóc vì phải chứng kiến cái chết của đồng bào
Danh thủ Mohammed Abu Trika, một trong số những người đã tuyên bố giải nghệ sau thảm kịch, uy nghi đứng kêu gọi mọi người biểu tình tuần hành trong 3 ngày quốc tang
Danh thủ Mohammed Abu Trika, một trong số những người đã tuyên bố giải nghệ sau thảm kịch, uy nghi đứng kêu gọi mọi người biểu tình tuần hành trong 3 ngày quốc tang
Đoàn người biểu tình tiến về trụ sở Bộ Nội vụ ở gần quảng trường Tahir, địa điểm lịch sử của cuộc cách mạng 2011. Họ phá bỏ tất cả những barrier có dây thép gai trên đường đi.
Đoàn người biểu tình tiến về trụ sở Bộ Nội vụ ở gần quảng trường Tahir, địa điểm lịch sử của cuộc cách mạng 2011. Họ phá bỏ tất cả những barrier có dây thép gai trên đường đi.
Góc nhìn từ xa cảnh đoàn biểu tình tiến đi trên cây cầu mùng 6/10, ngày lễ kỷ niệm của Lực lượng vũ trang Ai Cập. Trớ trêu thay khi gần 10.000 người đang biểu tình phản đối những người thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an.
Góc nhìn từ xa cảnh đoàn biểu tình tiến đi trên cây cầu mùng 6/10, ngày lễ kỷ niệm của Lực lượng vũ trang Ai Cập. Trớ trêu thay khi gần 10.000 người đang biểu tình phản đối những người thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự trị an.
Đến tối, đoàn biểu tình đã tiếp cận tòa nhà Bộ nội vụ. Họ ra sức dỡ bỏ những khối bê tông do cảnh sát dàn ra để chặn đường
Đến tối, đoàn biểu tình đã tiếp cận tòa nhà Bộ nội vụ. Họ ra sức dỡ bỏ những khối bê tông do cảnh sát dàn ra để chặn đường
Họ bị lực lượng cảnh sát có vũ trang nhẹ với khiên chống bạo động ngăn cản
Họ bị lực lượng cảnh sát có vũ trang nhẹ với khiên chống bạo động ngăn cản
Cảnh sát dùng hơi cay để giải tán đám đông. Nhiều người bỏ chạy, trong khi một số khác đã ngã xuống đất vì bị nhiễm hơi cay
Cảnh sát dùng hơi cay để giải tán đám đông. Nhiều người bỏ chạy, trong khi một số khác đã ngã xuống đất vì bị nhiễm hơi cay
Xe cứu thương không thể vào nổi khiến những người bị nhiễm hơi cay phải được đưa bằng xe máy ra khỏi hiện trường
Xe cứu thương không thể vào nổi khiến những người bị nhiễm hơi cay phải được đưa bằng xe máy ra khỏi hiện trường
Một số người biểu tình quá khích đã ném trả lại hơi cay vào cảnh sát
Một số người biểu tình quá khích đã ném trả lại hơi cay vào cảnh sát
Cuối cùng thì cuộc biểu tình cũng giải tán, nhưng Cairo trong 12 giờ đã trở nên tiêu điều. Bạo loạn, cướp phá khiến không khí của thành phố trở nên vắng lặng. Đâu đó thấp thoáng những lá cờ quốc kỳ vẫy cao, như báo hiệu rằng chúng ta mới chỉ nhìn thấy phần đầu của câu chuyện
Cuối cùng thì cuộc biểu tình cũng giải tán, nhưng Cairo trong 12 giờ đã trở nên tiêu điều. Bạo loạn, cướp phá khiến không khí của thành phố trở nên vắng lặng. Đâu đó thấp thoáng những lá cờ quốc kỳ vẫy cao, như báo hiệu rằng chúng ta mới chỉ nhìn thấy phần đầu của câu chuyện
H.Q