Các trường tư thục đã tự lo hết, chỉ cần cơ chế thông thoáng

25/10/2019 06:33
Tùng Dương
(GDVN) - Theo đánh giá của Chính phủ, điểm nghẽn chính là khâu triển khai thực hiện nghiêm túc các chính sách đã ban hành, thực thi các chủ trương xã hội hóa Giáo dục.

Ngày 24/10, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức Tọa đàm chủ đề: “Sự khác biệt trong mô hình quản trị giáo dục công lập và tư thục - đề xuất điều chỉnh cơ chế quản lý nhà nước”.

Tới dự buổi tọa đàm có ông Nguyễn Ngọc Bảo - đại biểu Quốc hội khóa 13.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa - Chủ tịch hội đồng hệ thống giáo dục Nguyễn Bỉnh Khiêm, Hà Nội.

Tiến sĩ Nguyễn Tiến Luận - Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Hiệu trưởng Trường Đại học Nguyễn Trãi.

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Chánh văn phòng Học viện Quản lý giáo dục Hà Nội - ông Đỗ Tiến Sĩ.

Bà Trần Thị Kim Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Everest, Hà Nội.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Nhà báo Đào Ngọc Tước - Phó Tổng biên tập Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết: Luật Giáo dục  2019 (Luật số 43/2019/QH14) sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tham mưu cho Chính phủ ban hành nghị định hướng dẫn thi hành.

“Báo điện tử Giáo dục Việt Nam tổ chức buổi Tọa đàm này để làm rõ sự khác biệt trong quản trị, vận hành của 2 loại hình cơ sở Giáo dục, nhằm đề xuất những giải pháp cơ chế quản lý nhà nước cho phù hợp với đặc thù của giáo dục tư thục, tạo sức bật cho Giáo dục tư thục phát triển thúc đẩy tiến trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nước nhà”, ông Đào Ngọc Tước nhấn mạnh.

Video: Bà Trần Thị Kim Phương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Everest, Hà Nội, chia sẻ quan điểm  về vấn đề này.

Tùng Dương