Cần ngăn chặn hành vi “tẩu tán” tài sản của đa cấp Thiên Lộc

05/10/2016 10:59
Minh Anh
(GDVN) - Công ty đa cấp nhượng quyền Thiên Lộc không chịu thanh lý, trả tiền lại cho người tham gia, họ sử dụng các bản cam kết không có tính pháp lý làm "tin".

Phát hiện 12 lỗi vi phạm

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) vừa công bố kết luận kiểm tra đối với Công ty cổ phần nhượng quyền Thiên Lộc, có địa chỉ tại số 21 Lê Trung Nghĩa, Khu K300, phường 12, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh (văn phòng Hà Nội tại số A8-D21, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy), do ông Nguyễn Đức Lộc làm Giám đốc.

Theo đó, công ty này đã có tới 12 vi phạm các quy định của pháp luật.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, đoàn kiểm tra bao gồm đại diện Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản lý thị trường và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng (C46, Bộ Công an) đã tiến hành kiểm tra Công ty cổ phần nhượng quyền Thiên Lộc và phát hiện các sản phẩm được quảng bá nhiều công dụng như Bột ngũ cốc nấm đông cô, Bột trái bã đậu đen và Lá tắm Baby Vườn Việt… có nội dung ghi nhãn sai lệch so với công bố về tên, công dụng sản phẩm.

Thiên Lộc đã tổ chức lễ vinh danh cho các nhà phân phối nhưng theo đoàn kiểm tra, nhiều nhà phân phối được vinh danh tại sự kiện mừng xuân Bính Thân lại… không có trong danh sách nhà phân phối mua hàng và trong hệ thống quản lý của công ty. Như vậy, đây có thể là những “diễn viên” được Thiên Lộc thuê để dựng lên màn kịch “thu nhập hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng”.
Thiên Lộc đã tổ chức lễ vinh danh cho các nhà phân phối nhưng theo đoàn kiểm tra, nhiều nhà phân phối được vinh danh tại sự kiện mừng xuân Bính Thân lại… không có trong danh sách nhà phân phối mua hàng và trong hệ thống quản lý của công ty. Như vậy, đây có thể là những “diễn viên” được Thiên Lộc thuê để dựng lên màn kịch “thu nhập hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng”.  

Đặc biệt, Công ty đã giới thiệu 04 sản phẩm đang kinh doanh trên website của Công ty tại địa chỉ thienlocgroup.com mà không có giấy xác nhận nội dung quảng cáo của các sản phẩm này.

Giá bán sản phẩm Lá tắm Baby Vườn Việt trên hóa đơn cũng không phù hợp với giá bán đã đăng ký.

Để phát triển, Thiên Lộc đã cấp thẻ thành viên để quản lý các nhà phân phối nhưng lại chưa thực hiện đào tạo cơ bản và cấp chứng chỉ đào tạo cơ bản về bán hàng đa cấp theo quy định cho nhà phân phối. Đáng lưu ý, ngay các cá nhân phụ trách đào tạo của Công ty cũng chưa được cấp chứng chỉ đào tạo viên.

Một số hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp của Công ty Thiên Lộc không ghi nhận đầy đủ các thông tin về ngày ký hợp đồng, nơi cấp, ngày cấp chứng minh thư, địa chỉ thường trú… của người tham gia. Hành vi này có dấu hiệu vi phạm Nghị định 42/2014/NĐ-CP.

Cần ngăn chặn hành vi “tẩu tán” tài sản của đa cấp Thiên Lộc ảnh 3

Huy động vốn của Công ty RFI là hình thức biến tướng của đa cấp lừa đảo?

Thiên Lộc đã tổ chức lễ vinh danh cho các nhà phân phối nhưng theo đoàn kiểm tra, nhiều nhà phân phối được vinh danh tại sự kiện mừng xuân Bính Thân lại… không có trong danh sách nhà phân phối mua hàng và trong hệ thống quản lý của công ty. Như vậy, đây có thể là những “diễn viên” được Thiên Lộc thuê để dựng lên màn kịch “thu nhập hàng tỷ, hàng chục tỷ đồng”.  

Tại thời điểm khai trương công ty vào tháng 01/2016, lượng nhà phân phối đăng ký và ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với Công ty lên tới khoảng 2.000 người.

Công ty mới chỉ ghi nhận thông tin của các nhà phân phối này vào hệ thống và chưa thực hiện thủ tục thông báo hoạt động bán hàng đa cấp tới các địa phương nơi nhà phân phối hiện diện.

Công ty cũng không thực hiện thủ tục thông báo tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo theo quy định tới Sở Công Thương Hà Nội theo quy định.

Thiên Lộc cũng không thực hiện nghĩa vụ báo cáo định kỳ vào tháng 1/2016 theo quy định, có dấu hiệu không kê khai, ghi nhận đầy đủ thông tin về số lượng hàng bán và số tiền bán hàng, sử dụng chứng từ không phù hợp, vi phạm quy định pháp luật về thuế.

Qua đối chiếu cho thấy chênh lệch giữa số lượng hàng hóa đầu vào và số lượng hàng hóa bán ra.

Cục Quản lý Cạnh tranh khẳng định đã chuyển tài liệu các vi phạm trên cho các cơ quan liên quan để xử lý, hoặc tiến hành điều tra để xử lý, theo thẩm quyền. Kết quả xử lý sẽ sớm được công bố công khai.

Nguy cơ “vỡ trận”, khách hàng trắng tay

Thời gian gần đây, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên tục nhận được đơn thư tố cáo, phản ánh của khách hàng hiện đang là “con tin” của đa cấp Thiên Lộc.

Bản cam kết không có giá trị pháp lý nhằm đối phó với khách hàng.
Bản cam kết không có giá trị pháp lý nhằm đối phó với khách hàng.

Nhiều khách hàng đã nộp tiền tỷ cho đa cấp Thiên Lộc nhưng nghe tin Công ty này đang làm thủ tục “giải thể” nên đã đến để đòi lại tiền. Tuy nhiên, phía Công ty liên tục lấy lý do để trì hoãn, từ chối trả lại tiền cho khách hàng.

Gần đây, khi nhiều khách hàng tìm đến Công ty Thiên Lộc để trả lại hàng và đòi lại tiền thì phía lãnh đạo Công ty liên tục trốn tránh. Để tiếp tục “dây dưa” với khách hàng, người có tên là Vũ Thanh Nam, đại diện cho Ban lãnh đạo Công ty CP nhượng quyền Thiên Lộc đối phó bằng cách ký bản cam kết với khách hàng.

Cần ngăn chặn hành vi “tẩu tán” tài sản của đa cấp Thiên Lộc ảnh 5

Hội tán trợ chữ thập đỏ làm từ thiện hay biến tướng hoạt động đa cấp tâm linh?

Nội dung Bản cam kết ghi: “Ngày 07/1/2016, ông Nguyễn Quốc T., có ký hợp đồng mua sản phẩm của Công ty Thiên Lộc với giá trị là 960 triệu đồng. Tôi cam kết trong thời hạn 6 tháng, nếu Công ty Thiên Lộc dừng hoạt động vì lý do khách quan, chúng tôi sẽ bù đủ số tiền trên cho ông T., trừ đi số tiền ông T. đã nhận và giá trị sản phẩm đã lấy…”.

Bản cam kết chỉ do ông Nam ký, không hề có con dấu pháp nhân Công ty và chức danh người ký.

Vấn đề đặt ra lúc này là vì sao Công ty Thiên Lộc không thanh lý hợp đồng, trả lại tiền đã thu cho khách hàng? Vì sao họ phải tìm lý do để dây dưa, chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm? Nếu như hệ thống đa cấp của Công ty Thiên Lộc bị “sập” do khách quan hoặc chủ quan thì với bản cam kết viết tay, không có tính pháp lý, người dân/khách hàng liệu có đòi được quyền lợi của mình?

Gần đây, lãnh đạo nhiều mạng lưới đa cấp cố tính “đánh sập hệ thống” hoặc “tuyên bố giải thể công ty” nhằm trốn tránh nghĩa vụ với khách hàng, đồng thời tẩu tán tài sản hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng.

Hợp đồng tham gia đa cấp của Công ty Thiên Lộc với khách hàng.
Hợp đồng tham gia đa cấp của Công ty Thiên Lộc với khách hàng.

Kịch bản xảy ra với Công ty đa cấp Thiên Lộc đang đến gần, trong khi đó, khách hàng chỉ có trong tay “bản cam kết vô giá trị” thì pháp luật nào bảo vệ được quyền lợi của họ.

Hơn lúc nào hết, khách hàng cần tỉnh táo và kiên quyết, khẩn trương đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hỗ trợ pháp lý, can thiệp để đòi và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình.

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

Bộ Công thương khuyến cáo, bản chất của hoạt động đa cấp lừa đảo là lấy tiền của người vào mạng lưới sau trả cho người vào mạng lưới trước. Khi không còn người đóng tiền vào hệ thống thì hệ thống sẽ sụp đổ và người tham gia sẽ rất khó lấy lại số tiền đã đầu tư.
Minh Anh