Chim chọi đệ nhất Hà thành: Cùng "đại gia" lên núi “săn chim”

01/03/2012 06:00
Cao Tuân
(GDVN) - Từ lâu, những đại gia chốn Hà Thành đã chọn đỉnh núi Cấm (Hà Nam) là nơi săn bắt những “mộc chiến” ưng ý.
Theo chân một đại gia chim cảnh đất Hà Thành, chúng tôi lặn lội hơn 3 giờ đồng hồ để về vùng đất chiêm trũng Hà Nam - nơi được mệnh danh là "đầu mối chim độc". Theo một số tay chơi chim cảnh lâu năm, ở núi Cấm thuộc địa bàn Kim Bảng - Hà Nam có đủ loại chim như: Vẹt nước, họa mi, yểng, công, sáo... Để sở hữu những giống chim ấy, chỉ những tay săn chim “thần kinh thép” mới dám cât công vài ngày trời trên đỉnh núi Cấm Sơn để săn tìm. Chim ở đó vừa đẹp, hót hay lại sống dai nên được nhiều người yêu thích.

CẬN CẢNH HỌA MI CHỌI: ĐẤU SỸ RỪNG XANH TRANH HÙNG ĐẤT HÀ THÀNH


CHIM CHỌI ĐỆ NHẤT HÀ THÀNH: CẬN CẢNH "MỘC CHIẾN ĐẦU XÀ"
Thăm quan địa hình rừng núi trước chuyến "săn chim"\
Thăm quan địa hình rừng núi trước chuyến "săn chim"\
Theo anh Tam (Hòa Bình), một người có hơn 20 năm săn chim rừng cho biết, nghề săn chim nói qua có vẻ dễ nhưng để tồn tại được thì không phải đơn giản. Những thợ săn chim đến nay chỉ đếm được trên đầu ngón tay, hầu hết họ phải bỏ nghề vì sợ gặp “tai nạn nghề nghiệp”.

Nhiều thợ săn phải bỏ nghề vì nguồn chim quý đã cạn kiệt, muốn sống được phải treo mình trên các đỉnh núi cao, vừa khó lại nguy hiểm.

Mỗi chuyến săn kéo dài hàng tuần, nếu may mắn bắt được năm ba con họa mi hoặc vài con công thì tiền lãi được khoảng chục triệu. Một con chim yểng chưa thuần chủng có giá từ 1 - 2 triệu đồng, vẹt nước thì rẻ hơn khoảng 500.000đ/con. Nếu bắt được chim công thì coi như phát tài, giá mỗi con thuần chủng cũng lên tới chục triệu đồng. Nhưng loài chim công rất khó nuôi, trong quá trình thuần chủng nếu không cẩn thận là công tự cắn lưỡi chết.

CẬN CẢNH HỌA MI CHỌI: ĐẤU SỸ RỪNG XANH TRANH HÙNG ĐẤT HÀ THÀNH


CHIM CHỌI ĐỆ NHẤT HÀ THÀNH: CẬN CẢNH "MỘC CHIẾN ĐẦU XÀ"
"Nghề săn chim cũng đầy hiểm huy và bạc bẽo", một tay săn chim Hà Thành chia sẻ
"Nghề săn chim cũng đầy hiểm huy và bạc bẽo", một tay săn chim Hà Thành chia sẻ

Loài chim yểng thường làm tổ trong những hốc đá lưng chừng núi được bao bọc bởi mây rừng. Bắt được yểng không đơn giản, thợ săn phải chuẩn bị đủ đồ nghề gồm: Dây thừng bọc dù, dao phát mây, mũi khoan đá... và rất nhiều những thứ lỉnh kỉnh khác.

Sau khi thăm dò vị trí tổ chim, thợ săn phải nghiên cứu kỹ lưỡng đường lên và các mỏm đá để quăng dây. Đồng thời, các mũi khoan tự động rất cần thiết giúp người thợ tạo điểm đứng tại các vị trí trơn trượt. Giá mỗi chiếc khoan đá đặc chủng ấy cũng lên tới gần chục triệu đồng.
Chú chim rừng quý hiếm này có giá hàng chục triệu đồng.
Chú chim rừng quý hiếm này có giá hàng chục triệu đồng.

CẬN CẢNH HỌA MI CHỌI: ĐẤU SỸ RỪNG XANH TRANH HÙNG ĐẤT HÀ THÀNH


CHIM CHỌI ĐỆ NHẤT HÀ THÀNH: CẬN CẢNH "MỘC CHIẾN ĐẦU XÀ"

Nhìn thợ săn một tay săn chim rừng đu mình lơ lửng giữa vách núi mà chúng tôi vừa ớn lạnh vừa lo lắng. Quan sát kỹ, anh như "người nhện", dựa vào những chiếc dây thừng bọc dù, anh leo lên thoăn thoắt đạp chân vào những mỏm đá đưa mình sang trái, sang phải. Chiếc khoan đá đem theo bên mình trở thành người bạn hữu dụng, ở những vị trí trơn trượt, anh lấy mũi khoan cắm vào đó những thanh sắt bằng ngón tay út làm điểm tựa để nghỉ dưỡng sức.

Thợ săn chim núi phải có thần kinh khoẻ, nhịp tim tốt... nếu không hội tụ đủ tố chất sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng. Khi leo lên cao, áp suất giảm xuống do không khí loãng ra, khi nhìn xuống dưới thấy sâu hun hút, người bình thường bị chóng mặt nên rất dễ run tay và ngã.

Theo tổng kết của một số cao niên sống ở khu vực núi Cấm thì số người bị chết do leo núi bắt chim không phải là ít. Còn những người bị ngã núi dẫn đến tàn tật thì có đến hàng chục.

Chim Vẹt được bày bán rất nhiều ở các chợ chim Hà Nội.
Chim Vẹt được bày bán rất nhiều ở các chợ chim Hà Nội.

Dạo quanh các xã của Hà Nam và Hòa Bình gần khu vực núi Cấm gặp mấy người đã từng một thời đi săn chim đều nhận được những cái lắc đầu nguầy nguậy từ cái nghề nguy hiểm và bạc bẽo này. Trong số họ, hầu hết là đã từng bị ngã núi dẫn đến thương tật hoặc đau đớn hơn là có người thân bị chết trong những chuyến đi săn dài ngày.

Cho đến tận bây giờ, đã đạt đến đỉnh cao trong nghề “đánh chim”, Tam, một thợ săn chim vẫn không quên được những kí ức xưa đó. Rồi cả kỷ niệm những chuyến đi bẫy có bão về, những con chim giang, chim sếu ăn dưới đất bị gió cuốn tung lên không, cứ thế cắm đầu chạy vào bờ trong bão cát, rồi vấp cả vào chân người mà ngã… Cả những chuyến đi đánh chim sẻ, chim ri, một mẻ lưới được tới hàng nghìn con, chuyện đi bắt những con chim lạ có giá trị tới hàng chục triệu đồng…

“Mấy chục năm trong nghề săn chim cũng đủ để tôi ngẫm nghiệm ra nhiều điều, nghề đó bạc lắm, có khi cầm trong tay bạc tỷ, cũng có khi chôn xác chốn rừng núi hoang vu, nghiệp “chim trời cá nước” mà…”, một tay săn chim bày tỏ.
Cao Tuân