Chuyện lạ: Nhiều người Hà Nội muốn "ném" con về Suối Giàng!

05/10/2011 17:30
Tiểu Phương
(GDVN) - Giá mà con tôi nhìn thấy cảnh này thì tốt biết bao? Tôi muốn ném con tôi về Suối Giàng để cảm nhận và nếm trải…để thấy mình vẫn còn nhiều may mắn.
Vừa bước xuống xe, các nhà hảo tâm - ai nấy đều rưng rưng nước mắt trước thiếu thốn của trẻ em nghèo nơi vùng cao Suối Giàng.

Xót xa đứa trẻ bị đau mắt nhưng cũng không nghĩ là mình đau

“Thấy thương lắm” – Đó là câu đầu tiên mà chị Phạm Thái Hà, Tổng Giám đốc Hệ thống lập trình viên Quốc tế Bachkhoa-Aptech nói với phóng viên Giáo Dục Việt Nam sau chuyến lên Suối Giàng.

“Nhìn cảnh một học sinh chẳng khác nào những đứa trẻ lớp 1 ở vùng quê nhưng hỏi ra mới biết em đã 11 – 12 tuổi mà lòng tôi quặn thắt”.
Chị Phạm Thái Hà - TGĐ Hệ thống lập trình viên Quốc tế Bachkhoa-Aptech chuyện trò với các học sinh trường THCS dân tộc nội trú Suối Giàng.
Chị Phạm Thái Hà - TGĐ Hệ thống lập trình viên Quốc tế Bachkhoa-Aptech chuyện trò với các học sinh trường THCS dân tộc nội trú Suối Giàng.
“Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh một đứa trẻ bị đau mắt, mắt bé đỏ hoe, chắc chắn là bị nấm. Nhưng khi tôi hỏi: Cháu bị sao thế thì bé lắc đầu nguầy nguậy quay đi và tỉnh queo như chẳng hề có việc gì xảy ra cả. Xót xa nhất là chúng ở trong cái khổ mà không biết là mình khổ. Rõ ràng là bẩn mà không biết là mình bẩn” – Giọng nói rầu rầu, chị Hà buồn bã.

Bỏ giỗ mẹ để đi làm từ thiện

Thắp nén nhang tạ lỗi vì vắng nhà trong ngày giỗ mẹ, nhờ chồng lo toan việc gia đình, cô Anh Thơ (Số 2 ngõ 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) gấp rút chuẩn bị quà và quần áo mới để lên đường tận tay trao tặng cho trẻ em vùng cao Suối Giàng.

Mặc dù sáng thứ 7 (ngày 1/10) mới bắt đầu xuất hành nhưng 2 ngày trước đó, từ 29/9, cô Thơ đã thấp thỏm không yên, cả đêm trằn trọc thao thức và bắt đầu viết “Nhật ký chuyến đi thiện nguyện Suối Giàng” với những lời tâm huyết từ tận đáy lòng.
“Cứ nghĩ đến các em học sinh dân tộc ở Suối Giàng sẽ nhận tận tay quần áo mới, mỗi bữa ăn có thêm mấy miếng thịt là mình thấy rất vui rồi" (Ảnh cô Thơ đang trao quà cho trẻ em Suối Giàng).
“Cứ nghĩ đến các em học sinh dân tộc ở Suối Giàng sẽ nhận tận tay quần áo mới,  mỗi bữa ăn có thêm mấy miếng thịt là mình thấy rất vui rồi" (Ảnh cô Thơ đang trao quà cho trẻ em Suối Giàng).
Là giảng viên ĐH Quốc gia Hà Nội nhưng đã nghỉ hưu được 7 năm, cô Thơ vẫn miệt mài cùng những người bạn của mình tham gia đóng góp và làm nhiều chương trình từ thiện. Trước chuyến đi, một người bạn của cô Thơ, bloger Hạnh Nguyên. đã nhắn tin động viên cô: "Chị à, cố gắng đi lần này để trải nghiệm thêm về cuộc đời này nhé!" Hơn 300 bộ quần áo thể thao, 200 áo phông, 60 áo len, 7 bộ vét nữ mới tinh cùng 12.250.000 đồng tiền mặt được mọi người từ thành phố HCM, Hà Nội quyên góp và gửi ra đã được cô Thơ trực tiếp trao cho các em nhỏ vùng cao Suối Giàng. “Cứ nghĩ đến các em học sinh dân tộc ở Suối Giàng sẽ nhận tận tay quần áo mới, mỗi bữa ăn có thêm mấy miếng thịt là mình thấy rất vui rồi’ – cô Thơ chia sẻ.
Lạnh á? Chẳng biết lạnh!

“Có lẽ sẽ chẳng bao giờ mình quên được hình ảnh những đứa trẻ quèn quẹt đôi dép nhựa tổ ong rách ngang, rách dọc, quần áo lấm lem, khuôn mặt nhem nhuốc đứng trân trân dưới trời mưa. Mình cũng không biết áo mà các em đang mặc là màu trắng hay vàng nữa bởi nó đã hoen ố đặc một màu vàng sền sệt vì lâu ngày không được thay giặt” - Bùi Đức Hạnh đang làm việc tại công ty CP Bất động sản AZ tâm sự.
"Tôi cảm thấy buồn vì nhiều đứa khi được hỏi: “Cháu năm nay bao nhiêu tuổi” thì thần mặt ra, không biết trả lời thế nào cả” - Bạn Bùi Đức Hạnh (Công ty CP Bất động sản AZ) nói.
"Tôi cảm thấy buồn vì nhiều đứa khi được hỏi: “Cháu năm nay bao nhiêu tuổi” thì thần mặt ra, không biết trả lời thế nào cả” - Bạn Bùi Đức Hạnh (Công ty CP Bất động sản AZ) nói.
“Khi đoàn công tác từ thiện đem thức ăn thịt và giò lên cải thiện bữa ăn cho các bé, mình hỏi: Thế các em có biết nay mình đang ăn gì không? Các bé lắc đầu trả lời không biết, có đứa thì vừa cười cười mếu mếu nói: lâu lắm rồi mới có bữa ăn như này. Thậm chí, có đứa còn không biết món giò là cái gì nữa. Tội lắm! Mình cũng nói chuyện nhiều với tụi trẻ. Buồn vì nhiều đứa khi được hỏi: “Cháu năm nay bao nhiêu tuổi” thì thần mặt ra, không biết trả lời thế nào cả”– Đức Hạnh tâm sự. Nếu như những đứa trẻ thành phố, khi mùa đông sắp tới gần, sẽ được vận thật nhiều quần áo ấm, có lẽ chỉ phải nằm trong chăn và im thin thít nghe mẹ kể chuyện hoặc ở trong lò sưởi bật nhạc và xem hoạt hình, còn bọn trẻ ở đây thì nắng hay lạnh vẫn chỉ đúng một manh áo. Hỏi chúng có lạnh không, nó bảo không? Có lẽ ở lâu trong cái lạnh, nó cũng quen rồi chăng?! – Đức Hạnh xót xa. Đồng hành cùng chuyến đi này, bạn Đức Hạnh đã ủng hộ các em nhỏ 5 triệu đồng.Tôi sẽ "ném" lũ trẻ nhà mình về đây Đã từng đi nhiều tới các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, anh Nguyễn Trọng Hưng, đại diện Công ty cổ phần Mediamart hơn ai hết thấu hiểu những điều kiện khó khăn của những người dân sống ở nơi vùng sâu, vùng xa. Anh nói: Đất nước mình phát triển nhanh nhưng không hiểu sao đời sống của bà con những nơi hẻo lánh, vùng sâu, vùng xa vẫn phát triển cực chậm! “Tôi đã từng rớt nước mắt nhìn cái rét run, lạnh thấu xương thấu thịt của người dân ở Lạng Sơn, rét lắm mà không có quần để mà mặc. 3 – 4 năm, tôi đều vào Nghệ An, họ còn chẳng có cơm mà ăn, phải ra đồng ngắt khoai lang ăn cho lót dạ. Hoặc ở một số địa điểm ở miền Trung, nhà xây được 7 năm thì có tới 5 năm bị gió lốc cuốn trôi và phải dựng lại. Tuy vậy, mỗi cuộc đời mỗi số phận. Bước chân tới Suối Giàng, mặc dù nhìn cơ sở vật chất có phần bớt khó khăn hơn so với nhiều thôn, bản khác ở Văn Chấn (Yên Bái) nhưng nhiều người vẫn phải rưng rưng trước gương mặt ngây thơ, trong sáng của các trẻ em nghèo. “Mỗi bữa cơm hằng ngày ở nhà, tôi phải nịnh nọt đủ kiểu thì con mình mới chịu há mồm ra cho bố mẹ đút ăn, còn những đứa trẻ ở đây, bụng đói, tôi cảm thấy đau đớn tới quặn lòng khi nhìn chúng ngồm ngoằm ăn thật nhanh như sợ chỉ chút nữa thôi, cơm sẽ hết và bụng chúng vẫn rỗng không. Tôi ước gì mình có thể “ném” con tôi vào đây một lần cho chúng biết, để thêm trân trọng hơn những gì mà chúng đang có. Chúng hạnh phúc hơn gấp trăm, vạn lần trẻ em vùng cao này” – anh Hưng thành thật.
Bằng cách tặng những chiếc tivi về các vùng cao, anh Hưng mong muốn: Media Mart góp một phần nhỏ bé để rút ngắn khoảng cách về văn hóa cho các trẻ em nghèo.
Bằng cách tặng những chiếc tivi về các vùng cao, anh Hưng mong muốn: Media Mart góp một phần nhỏ bé để rút ngắn khoảng cách về văn hóa cho các trẻ em nghèo.
“Bản thân công ty chúng tôi Media Mart cũng sẽ cố gắng góp một phần nhỏ bé của mình để đem những chiếc tivi, mang niềm vui thiết thực tới cho cuộc sống của các cháu, những nơi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thiếu thốn” – anh Hưng nói. “Lâu rồi cháu có được tắm rửa không?” Vừa quệt những vết nhem nhuốc, đen nhẻm trên khuôn mặt của cô bé 9 tuổi, chị Bùi Thuỳ Ngân, chuyên viên truyền thông Bach Khoa – Aptech chia sẻ với báo Giáo Dục Việt Nam. vừa nhẹ nhàng hỏi: “Lâu rồi cháu có được tắm rửa không?”. Đứa nhỏ ngơ ngác nhìn cô, vẻ bẽn lẽn nép vào sát người cô, chỉ cúi gằm mặt xuống và im lặng, nghèn nghẹn không nói nên lời.
Trẻ em Suối Giàng đứa nào cũng nhem nhuốc đến tội nghiệp!
Trẻ em Suối Giàng đứa nào cũng nhem nhuốc đến tội nghiệp!
Đem tới những món quà ý nghĩa, thiết thực tới phục vụ từng bữa cơm, giấc ngủ tới cho các em nhỏ vùng cao như quần áo, mỳ tôm, bột canh, bột nêm, nước mắm… Bach Khoa – Aptech mong muốn chia sẻ gánh nặng cơm áo với trẻ em Suối Giàng của mình. “Nhìn chúng nó, tôi thương xót lắm. Chúng hồn nhiên tới độ không biết là mặt mình bẩn. Tôi chua xót nhận ra rằng: Mỗi lần tụi nhỏ nói chuyện, người đối diện có thể cảm nhận được mùi hôi của miệng chúng do không được vệ sinh thường xuyên. “Tôi muốn gọi chúng là con” Chị Nguyễn Thị Anh Đào (đang làm việc tại Viện Nghiên cứu thiết bị chế tạo máy Nông nghiệp) cho biết: Trước chuyến đi, khi chưa biết thông tin về chương trình làm từ thiện này, chị đã sắp xếp một kế hoạch khác, nhưng khi nghe thông báo, chị đã gạt công việc sang một bên để ưu tiên trở về cùng các bé. “Tôi thực sự muốn biết cuộc sống thường nhật của trẻ em vùng cao như thế nào. Muốn tận tay nắm bàn tay nhỏ bé của chúng, để ấm trong tay mình, muốn được ôm, được quan tâm, được chia sẻ, hỏi han cũng như động viên các em nhỏ”. 
Chị Nguyễn Thị Anh Đào (Viện Nghiên cứu thiết bị chế tạo máy Nông nghiệp) chăm chút cho từng em nhỏ, trìu mến yêu thương như những đứa con của mình.
Chị Nguyễn Thị Anh Đào (Viện Nghiên cứu thiết bị chế tạo máy Nông nghiệp) chăm chút cho từng em nhỏ, trìu mến yêu thương như những đứa con của mình.
Trao đổi với chúng tôi, chị thân thương gọi lũ trẻ là con như một cách thể hiện những tình cảm nặng sâu, tha thiết nhất của một người mẹ. “Nhìn vào ánh mắt các con, tôi biết các con như chờ đợi một điều gì đó. Mong báo mình sẽ thực hiện nhiều chuyến đi hơn giống như thế này để trẻ em có thêm miếng cơm, manh áo bù đắp những thiệt thòi của các con” – Trước khi lên xe trở về nhà, chị Đào không quên nhắn nhủ và gửi gắm những hi vọng.
Tiểu Phương