Doanh nghiệp Việt hành động đón đầu AEC

26/07/2015 07:54
Nguyên Thảo
(GDVN) - IDP là trường hợp điển hình cho việc doanh nghiệp Việt đón đầu thách thức.

Các chuyên gia kinh tế ví việc gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm nay như công cuộc đánh bắt xa bờ, có thể “lưới được mẻ to” nhưng cũng dễ chìm thuyền khi đại dương nhiều sóng.

Vậy, trước khi ra khơi, các doanh nghiệp Việt đã và đang chuẩn bị thế nào để vững tay chèo?

Khung cảnh nhộn nhịp trước thềm AEC

Gần 6 tháng nữa, giờ G sẽ điểm, sự kiện Việt Nam gia nhập AEC tạo nên bước ngoặt lớn.

AEC sẽ là thị trường chung có quy mô lớn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm vào khoảng 2.000 tỷ USD. Những rào cản về thuế quan được gỡ bỏ, miếng bánh thị phần trở nên “khổng lồ” với nhiều cơ hội. Con số tỷ trọng của Việt Nam sẽ chắc chắn sẽ không dừng lại ở 7,36% kim ngạch xuất khẩu; và 8,5% kim ngạch nhập khẩu như hiện tại.

Trước tình hình này, mức độ đầu tư vào thị trường Việt Nam đang ngày một tăng.

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến tháng 12/2014, khu vực ASEAN có 8 nước đầu tư FDI tại Việt Nam bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei, Indonesia, Phillipines, Lào và Campuchia với 2.507 dự án và tổng vốn đầu tư đạt 53 tỷ USD (chiếm 14% tổng số dự án và 20% tổng vốn đầu tư của cả nước).

Chưa nói đến việc “đem chuông đi đánh xứ người”, rõ ràng ngay tại sân nhà, sản phẩm nội địa như hàng thực phẩm, đồ uống, tiêu dùng nhanh,… sẽ chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ hàng hóa các nước láng giềng tràn vào.

Ở cuộc chơi này, yếu tố sống còn chính là chất lượng sản phẩm, giá thành, chất lượng cung cấp dịch vụ. Nếu không tự thay đổi, cải tiến cơ cấu, nâng cao chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp trong nước dễ bị đánh bật khỏi thị phần của chính mình.

Sự “đáp trả” của doanh nghiệp trong nước

Để sẵn sàng cho thời kỳ AEC, các doanh nghiệp trong nước cũng “rục rịch” hành động. Công tác củng cố nội lực, rà soát và hoàn thiện hóa hệ thống quản lý, quy trình sản xuất, dịch vụ được các công ty chú trọng thực hiện.

Đại diện Kerry và đại diện nhãn hàng Love'in Farrm trong lễ ký kết hợp tác.
Đại diện Kerry và đại diện nhãn hàng Love'in Farrm trong lễ ký kết hợp tác. 

Bên cạnh đó, nhiều sáng kiến, ý tưởng mới mẻ cũng được các doanh nghiệp nội địa mạnh dạn triển khai. Điển hình như những bước nhảy vọt của Công ty cổ phần Sữa Quốc tế (IDP) gần đây.

Vị thế còn non trẻ trong bản đồ ngành sữa Việt Nam dường như vừa là điểm yếu và cũng là thế mạnh của IDP.

Điểm yếu vì xuất hiện sau, IDP phải nỗ lực rất lớn để kinh doanh trong bối cảnh thị phần sữa trẻ em (chiếm 65% thị phần sữa) đã rơi vào tay các “ông lớn”. Và cũng chính vì điều này đã trở thành động lực khiến IDP dưới thời CEO Trần Bảo Minh mạnh dạn áp dụng những bước đột phá, trở thành doanh nghiệp Việt tiên phong trong nhiều lĩnh vực.
 
Đầu tiên là việc dám “sánh vai người khổng lồ” Kerry – Trung tâm nghiên cứu dinh dưỡng nổi tiếng trên toàn thế giới để cùng hợp tác mang đến 2 công thức dinh dưỡng PRO-DIGEZTM hỗ trợ tiêu hóa tối đa cho Sữa chua thạch men sống Love’in Farm, sữa chua Love’in Farm Ba Vì  và công thức PRO-GROWTM hỗ trợ phát triển toàn diện cho sản phẩm Love’in Farm KUN, Love’in Farm Ba Vì.

Với nguồn sữa chất lượng và công thức dinh dưỡng Kerry dành riêng cho IDP, thương hiệu sữa Love’in Farm được nâng tầm chất lượng lên quốc tế.

Bước đột phá thứ hai được xem như sự chuẩn bị kỹ càng trước thềm gia nhập AEC là việc IDP trở thành doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên sử dụng giải pháp hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) SAP-HANA cùng giải pháp quản lý giá Vistex. ​

Tổng Giám đốc Trần Bảo Minh tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của IDP sau khi triển khai hệ thống SAP ERP trên nền tảng SAP-HANA vào tháng 12/2015 tới đây.
Tổng Giám đốc Trần Bảo Minh tin tưởng vào sự phát triển mạnh mẽ của IDP sau khi triển khai hệ thống SAP ERP trên nền tảng SAP-HANA vào tháng 12/2015 tới đây.​

Với việc ứng dụng quản trị SAP được hỗ trợ bởi nền tảng SAP-HANA, IDP sẽ tự động hóa tất cả qui trình kinh doanh, nâng cao hiệu quả trong công tác điều hành và ra quyết đinh thông qua các dữ liệu đa chiều được phân tích trong thời gian thực với tốc độ nhanh nhất.

Bên cạnh đó, giải pháp Vistex giúp thiết kế và thực thi các chiến lược về giá, khuyến mại một cách uyển chuyển hứa hẹn sẽ rất hữu dụng trong bối cảnh thị trường sữa tiêu dùng cạnh tranh khốc liệt khi gia nhập AEC.

Khởi đầu từ tháng 6/2015 nhưng trên dưới IDP từ lãnh đạo đến những người trực tiếp vận hành hệ thống đang nỗ lực để hoàn tất quá trình triển khai hệ thống quản trị SAP ERP trên nền tảng SAP-HANA vào cuối năm 2015, cũng chính là lúc tiếng chuông báo hiệu bắt đầu thị trường chung AEC gióng lên rộn rã.

IDP là trường hợp điển hình cho việc doanh nghiệp Việt đón đầu thách thức. Cùng dõi theo bước tiến của IDP và thương hiệu sữa Love’in Farm để chứng kiến những nỗ lực khẳng định mình trong ngôi nhà chung ASEAN.

Người tiêu dùng hoàn toàn có quyền hi vọng rằng, một ngày không xa, sản phẩm thương hiệu Love’in Farm của IDP sẽ có mặt trên kệ hàng không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các nước trong khu vực.

Nguyên Thảo