Đột phá khoa học mang lại hy vọng cho bệnh nhân AIDS

01/12/2017 06:09
Thùy Linh (Theo CNBC)
(GDVN) - Các nhà khoa học đã phát hiện ra một kháng thể ở những người sống lâu với virus HIV, điều này đã làm tăng động lực tìm ra vắc-xin chữa HIV/AIDS.

Các nhà khoa học đã bỏ rất nhiều công sức nghiên cứu và thực hiện thử nghiệm giai đoạn 1 về loại thuốc chữa trị AIDS sẽ bắt đầu vào cuối năm 2018 và có thể được đưa ra thị trường trong vòng ba năm tới.

Đột phá khoa học mang lại hy vọng cho bệnh nhân AIDS ảnh 1
Một hình ảnh của vi rút HIV, được thực hiện bằng kính hiển vi điện tử.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các nhà khoa học đang hướng tới việc phát triển một loại vắc-xin cho bệnh AIDS, một căn bệnh suy giảm miễn dịch do virus HIV gây ra cho hơn 36,7 triệu người trên toàn thế giới.

Trong một bài báo đăng trên tạp chí Khoa học vào tháng 9/2017, các nhà khoa học đã mô tả một kháng thể "ba mũi" tấn công virut từ ba mặt, đồng thời tạo ra kháng thể chống sự xâm nhập của virus HIV.

Mặc dù các liệu pháp điều trị HIV/AIDS được áp dụng thời gian gần đây cho phép kiểm soát bệnh này hiệu quả hơn, nhưng mỗi năm vẫn có khoảng 1 triệu người trên thế giới bị lây nhiễm. Tính riêng tại Mỹ, mỗi năm phải tiêu tốn tới 3,5 tỷ USD cho việc chăm sóc sức khoẻ của người mắc bệnh HIV/AIDS.

Đột phá khoa học mang lại hy vọng cho bệnh nhân AIDS ảnh 2

Hỗ trợ bệnh nhân điều trị thuốc kháng HIV có thẻ Bảo hiểm Y tế

Lời hứa về một vắc xin AIDS đã khiến các nhà khoa học không ngừng cố gắng trong nhiều thập kỷ.

Đã 37 năm kể từ khi Margaret Heckler, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh dưới thời Tổng thống Ronald Reagan, đã nói với các phóng viên tại buổi họp báo thông báo về việc phát hiện ra AIDS rằng vắc-xin sẽ sẵn sàng để thử nghiệm trong vòng hai năm.

Và những cuộc thử nghiệm liên tiếp diễn ra ở nhiều quốc gia có nền y học phát triển, nhưng cho tới nay chưa có biện pháp nào thực sự hữu hiệu chữa khỏi hoàn toàn, ngăn chặn sự lây lan của HIV.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, virus HIV hiện đang ảnh hưởng đến 36,7 triệu người trên toàn thế giới.

HIV lây lan qua việc chia sẻ các chất lỏng cơ thể cụ thể - máu, tinh dịch, sữa mẹ và dịch âm đạo hoặc trực tràng - thường xuất hiện trong suốt quá trình giao hợp hoặc chia sẻ các kim tiêm tĩnh mạch.

Khi ở trong cơ thể, HIV tấn công một loại tế bào miễn dịch gọi là CD4. Bằng cách tiêu diệt các tế bào này, virút làm cho cơ thể bạn khó chống lại bệnh tật, làm tăng nguy cơ mắc bệnh nguy hiểm, tăng khả năng bị nhiễm trùng.

Nhưng trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại kháng thể ở những người sống lâu hơn với virút, điều này đã làm tăng cường sự cố gắng của các nhà khoa học.

Được biết đến như là các kháng thể trung hòa rộng, những protein hình chữ Y này - xảy ra trong khoảng 20 phần trăm số người nhiễm HIV sống hai năm trở lên - giúp bảo vệ chống lại nhiều dòng HIV và được cho là có vai trò giúp đỡ mọi người chống lại nhiễm trùng.

Nhiều nghiên cứu đã thử nghiệm các phương pháp trong đó kháng thể trung hòa rộng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm HIV hoặc làm chậm sự phát triển của nó ở những người đã bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, HIV vẫn liên tục biến đổi, vì vậy không một kháng thể nào có thể giữ được virus trong một thời gian dài.

Những gì các nhà khoa học đã thực hiện là kết hợp nhiều loại thuốc tạo thành một hợp chất duy nhất, làm chậm quá trình tăng trưởng của virus.

Nếu nó chứng minh an toàn và hiệu quả ở người, thuốc có thể được sử dụng như là một vắc-xin và điều trị cho những người đã phải sống chung với bệnh.

Thử nghiệm giai đoạn 1 dự kiến ​​sẽ bắt đầu vào cuối năm 2018 và nếu mọi việc suôn sẻ, thuốc có thể sẽ có mặt trên thị trường trong vòng 3 năm tới.

Thùy Linh (Theo CNBC)