Trung Quốc sẽ tiến hành tác chiến đổ bộ trực tiếp tấn công Đài Loan?

03/09/2013 08:58
Đông Bình
(GDVN) - Khả năng xung đột quân sự Trung-Đài vẫn tồn tại, TQ có thể đồng thời tiến hành răn đe quân sự, tác chiến phong tỏa và tấn công hỏa lực...
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 của Hải quân Trung Quốc
Tàu vận tải đổ bộ Type 071 của Hải quân Trung Quốc

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, gần đây Bộ Quốc phòng Đài Loan đã trình lên Viện Lập pháp (Quốc hội) "Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2013" phiên bản mới nhất, cho rằng trong tương lai không loại trừ Trung Quốc triển khai tác chiến đổ bộ trực tiếp tấn công Đài Loan. Gửi kèm theo báo cáo này còn có Báo cáo ngân sách năm tài khóa 2014, đề xuất sẽ cấp ngân sách lớn mua sắm vũ khí trang bị của Mỹ.

Mạng Tin tức Đông Sâm, Đài Loan bình luận, Quân đội Đài Loan muốn nhấn mạnh đến mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc để ngân sách mua sắm vũ khí trang bị được thông qua một cách thuận lợi.

Tờ "Thời báo Tự do" Đài Loan ngày 31 tháng 8 cho biết, "Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2013" mới nhất của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho rằng, mặc dù trong ngắn hạn, khả năng Trung Quốc gây chiến ở eo biển Đài Loan thấp, nhưng khả năng xung đột quân sự hai bờ vẫn tồn tại.

Hiện nay, Trung quốc đã có năng lực tiến hành răn đe quân sự, phong tỏa, tấn công hỏa lực và đánh chiếm ngoài đảo đối với Đài Loan, đồng thời có kế hoạch trước năm 2020 sẽ xây dựng được sức chiến đấu có thể tấn công vũ lực đối với Đài Loan quy mô lớn.

Tên lửa đạn đạo dòng Đông Phong, Quân đội Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo dòng Đông Phong, Quân đội Trung Quốc

Báo cáo tháng 5 năm 2013 của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng chỉ rõ, Trung Quốc đang thúc đẩy xây dựng năng lực ngăn chặn có hiệu quả sự can thiệp của quân đội nước ngoài, cho thấy tư duy "sử dụng vũ lực thúc đẩy thống nhất" của Trung Quốc hoàn toàn không thay đổi, hoàn toàn không từ bỏ sự lựa chọn sử dụng vũ lực đối với Đài Loan.

Báo cáo cho rằng, trong tương lai, Trung Quốc có thể lần lượt đồng thời áp dụng các phương thức như răn đe quân sự, tác chiến phong tỏa và tấn công hỏa lực, thông qua gây hoang mang trong nội bộ Đài Loan, buộc Đài Loan phải khuất phục, cầu hòa; có một khả năng hơn nữa là, trong tình hình giành được quyền kiểm soát điện từ, quyền kiểm soát trên không và quyền kiểm soát biển, tiến hành tấn công đối đất đối với Đài Loan nhằm tốc chiến tốc thắng, tranh thủ tấn công Đài Loan trước khi các thế lực bên ngoài can thiệp.

Đồng thời, Báo cáo ngân sách năm tài khóa 2014 của Bộ Quốc phòng Đài Loan đề nghị cấp 312,7 tỷ Đài tệ, trong đó ngân sách có liên quan đến mua sắm, chế tạo trang bị quân sự mới tăng mạnh, gồm 5,6 tỷ Đài tệ mua 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry để phục vụ cho chiến lược hải quân, chi 280 triệu Đài tệ xây dựng "hệ thống bảo vệ điện tử trạm radar và đơn vị quản lý chỉ huy quan trọng" để đề phòng Trung Quốc có thể sử dụng bom xung điện từ tấn công hạ tầng radar của Đài Loan,

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry do Mỹ chế tạo
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Perry do Mỹ chế tạo

chi 2,4 tỷ Đài tệ tiến hành nâng cấp tính năng của máy bay chiến đấu Kinh Quốc, làm cho máy bay chiến đấu này có năng lực phóng hệ thống vũ khí Vạn Kiếm, thực hiện nhiệm vụ "tác chiến chế áp cự ly xa" và "tác chiến chế áp phòng không".

Để đáp trả những cuộc tấn công chính xác như tên lửa hành trình của Quân đội Trung Quốc, Quân đội Đài Loan còn có kế hoạch mua 65 máy gây nhiễu hệ thống vệ tinh toàn cầu (GPS) để nâng cao năng lực “sống sót” cho các công trình quan trọng của Đài Loan trong đợt tấn công bão hòa đợt đầu tiên.

Chuyên gia Đài Loan cho rằng, những năm gần đây, sức mạnh quân sự hai bờ đã mất cân bằng nghiêm trọng, Bộ Quốc phòng Đài Loan hy vọng thông qua nhấn mạnh đến mối đe dọa từ Trung Quốc, tìm lý do tìm kiếm sự viện trợ của Mỹ và tăng cường quân bị, đồng thời cũng thể hiện quyết tâm tăng cường thực lực tự thân của Quân đội Đài Loan nhằm xóa bỏ sự bất mãn của người Đài Loan.

Nhưng, có tướng lĩnh Đài Loan ngầm tiết lộ, mấy năm tới, quốc phòng Đài Loan sẽ rơi vào điểm thấp nhất, trước hết khó khăn tài chính của nhà cầm quyền khiến cho mức chi ngân sách giảm xuống, tiếp theo là chế độ tuyển quân sẽ tiêu tốn rất nhiều ngân sách, kinh phí duy trì huấn luyện tác chiến không đủ sẽ khiến cho tỷ lệ sử dụng thích hợp trang bị giảm đi, sự phát triển tương lai của Quân đội Đài Loan “thực sự gây lo ngại”.

Tên lửa Vạn Kiếm do Đài Loan chế tạo
Tên lửa Vạn Kiếm do Đài Loan chế tạo
Máy bay chiến đấu F-CK-1 Kinh Quốc của Quân đội Đài Loan.
Máy bay chiến đấu F-CK-1 Kinh Quốc của Quân đội Đài Loan.
Tên lửa hành trình Hùng Phong-2E do Đài Loan chế tạo
Tên lửa hành trình Hùng Phong-2E do Đài Loan chế tạo
Máy bay chiến đấu F-16A của Quân đội Đài Loan
Máy bay chiến đấu F-16A của Quân đội Đài Loan
Đài Loan tiến hành diễn tập bắn pháo hạng nặng (ảnh tư liệu)
Đài Loan tiến hành diễn tập bắn pháo hạng nặng (ảnh tư liệu)
Lực lượng đánh bộ Quân đội Đài Loan diễn tập phóng tên lửa phòng không (ảnh tư liệu)
Lực lượng đánh bộ Quân đội Đài Loan diễn tập phóng tên lửa phòng không (ảnh tư liệu)
Binh sĩ Lục quân Đài Loan
Binh sĩ Lục quân Đài Loan
Xe bọc thép CM-32 Clouded Leopard của Quân đội Đài Loan.
Xe bọc thép CM-32 Clouded Leopard của Quân đội Đài Loan.
Xe chiến đấu đổ bộ AAV7 của Thủy quân lục chiến Đài Loan diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
Xe chiến đấu đổ bộ AAV7 của Thủy quân lục chiến Đài Loan diễn tập đổ bộ (ảnh tư liệu)
* Đề nghị không sao chép lại dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của báo GDVN. Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả! - Facebook
Đông Bình