TQ sẽ học Anh, chế tạo tàu sân bay để thực hiện tham vọng Biển Đông

09/07/2014 15:06
Việt Dũng
(GDVN) - Học giả Trung Quốc muốn học tập tư tưởng chế tạo tàu sân bay của Anh, thừa nhận Trung Quốc còn yếu về chế tạo tàu sân bay động cơ hạt nhân.
Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Nữ hoàng Anh tham gia lễ hạ thủy tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth
Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Nữ hoàng Anh tham gia lễ hạ thủy tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth

Tờ trang mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 8 tháng 7 đưa tin, đến nay, Anh chỉ còn 1 chiếc tàu sân bay tên là HMS Illustrious (R06) lớp Invincible. Tàu sân bay hạng nhẹ sức chiến đấu có hạn này cũng sẽ nghỉ hưu trong năm 2014.

Trước khi tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth đưa vào hoạt động, Hải quân Anh một thời không ai sánh được sẽ đi vào giai đoạn khó xử - không có tàu sân bay.

Tuy mọi người có thể chế giễu Hải quân Anh hiện nay như “phượng hoàng rụng lông không bằng gà”, song nguyên chủ biên tạp chí “Aviation Archives”, bình luận viên quân sự Trung Quốc Khâu Trinh Vĩ cho rằng, người Anh sau Chiến tranh thế giới thứ hai đưa ra sự lựa chọn về con đường phát triển tàu sân bay, đây thực sự là cách làm bất đắc dĩ sau khi cân nhắc thời thế, bài học kinh nghiệm đáng để Trung Quốc học tập.

Trong thập niên 1960, Anh từng thử chế tạo tàu sân bay cất hạ cánh truyền thống CVA-01, nhưng do quá đắt đỏ, đã bị chính quyền Công đảng dập tắt vào năm 1966. Sau đó, Hải quân hoàng gia Anh lùi xuống vị trí thứ hai, vào thập niên 1970 đưa ra tàu sân bay lớp Invincible mang theo máy bay chiến đấu STOVL để đáp ứng các nhiệm vụ như săn ngầm, kiểm soát biển và kiểm soát trên không hạn chế.

Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Nữ hoàng Anh tham gia lễ hạ thủy tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth
Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Nữ hoàng Anh tham gia lễ hạ thủy tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth

Nhưng, trong chiến tranh Malvinas năm 1982, do Hải quân Anh thiếu tàu sân bay cỡ lớn và máy bay cất hạ cánh thông thường của tàu sân bay, khiến cho khả năng cảnh báo sớm đối không và đánh chặn mỏng yếu, buộc phải áp dụng chiến thuật lỗi thời trong Chiến tranh thế giới thứ hai – triển khai nhiều tàu khu trục ở trước hạm đội làm tàu cảnh giới radar, dưới sự tấn công của Không quân Argentina, Anh đã phải trả giá nặng nề như bị chìm 2 tàu, 1 chiếc bị thương rút khỏi chiến trường.

Mặc dù sau chiến tranh Malvinas, rất nhiều nước đều chế tạo tàu sân bay hạng nhẹ tương tự Invincible, nhưng bản thân người Anh biết quả đắng này có vị thế nào – khuất phục trước hải quân kiểu chuyên dụng theo chiến lược trên biển của NATO, khó mà đưa ra phản ứng linh hoạt đối với các mối đe dọa chưa biết.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, sức hội tụ của NATO giảm đi, Hải quân Anh buộc phải độc lập hơn trong việc đối mặt với mối đe dọa không xác định từ các khu vực trên thế giới.

Để phối hợp với chiến lược quốc gia, Hải quân Anh quay lại chế tạo tàu sân bay cỡ lớn để thực hiện nhiệm vụ điều động lực lượng tầm xa, tăng cường khả năng can dự chính trị và quân sự đối với khu vực thuộc địa cũ.

Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Nữ hoàng Anh tham gia lễ hạ thủy tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth
Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Nữ hoàng Anh tham gia lễ hạ thủy tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth

Đại tá hải quân Tào Vệ Đông của Trung Quốc cho rằng: “Rất nhiều người yêu thích quân sự đều khó hiểu, tàu sân bay mới của Anh đều chế tạo đến 70.000 tấn, tại sao còn không sử dụng máy phóng và cáp hãm đà, vẫn chơi STOVL (cất cánh thẳng đứng)?”.

Theo ông Đông, trong quy hoạch tàu sân bay, Anh không mù quáng nâng cao chỉ tiêu tính năng, không cân nhắc tới sự đối đầu với các cường quốc như Mỹ, Nga, Trung Quốc (?), Pháp, mà là tập trung đối phó với những mối đe dọa không gay gắt mà thực tế như các nhiệm vụ áp chế bạo loạn, sơ tán kiều dân, loại bỏ những tính năng không cần thiết, kiểm soát chi phí chế tạo tàu sân bay.

Hầu hết các nước đang phát triển chỉ có khả năng tìm kiếm và tấn công mục tiêu đối hải rất hạn chế. Đa số mục tiêu chiến lược, chiến dịch chủ yếu của Hải quân Anh nằm ở phạm vi 200 km đường bờ biển. Vì vậy, Anh có thể ít có nhiều cầu đối với phòng không hạm đội, nhưng muốn tăng cường khả năng tấn công đối đất cự ly trung bình và gần.

Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Nữ hoàng Anh tham gia lễ hạ thủy tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth
Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Nữ hoàng Anh tham gia lễ hạ thủy tàu sân bay Nữ hoàng Elizabeth

Tào Vệ Đông bình luận: “Hiện nay, không ít những người yêu thích quân sự Trung Quốc khi nói đến tàu sân bay nội địa đều đề cập đến động cơ hạt nhân, máy phóng điện từ.

Nhưng, công nghệ hạt nhân của Liên Xô/Nga, Pháp đã đủ tiên tiến chưa? Họ chế tạo tàu sân bay hạt nhân còn rất khó, trong khi đó,  nền tảng công nghệ của Trung Quốc càng yếu hơn”.

Tào Vệ Đông nói thêm rằng: “Trung Quốc chế tạo tàu sân bay dùng để phân cao thấp với Hải quân Mỹ hay dùng để bảo vệ quyền lợi Biển Đông (thực ra là ăn cướp biển đảo của Việt Nam và các nước khác)?”.

Khâu Trinh Vĩ cũng cho rằng, “ăn cơm phải từ từ, việc xây dựng hải quân càng phải sáng suốt và nhẫn nại”.

Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Anh hạ thủy tàu sân bay Nữ Hoàng Elizabeth
Ngày 4 tháng 7 năm 2014, Anh hạ thủy tàu sân bay Nữ Hoàng Elizabeth
Việt Dũng