TQ và tàu cá Philippines chơi trò “mèo vờn chuột” ở Trường Sa

24/08/2014 10:49
Đông Bình
(GDVN) - Chuyên gia TQ coi hoạt động của Philippines ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam là "phi pháp", vì không có "bằng chứng" như TQ; TQ còn cho UAV tuần tra phi pháp.

Trung Quốc và tàu cá Philippines chơi trò “mèo vờn chuột”

Tờ “Philippines Star” cho biết, ngày 1 tháng 8, một chiếc tàu cá Philippines mang theo quan chức địa phương và phóng viên đang trên đường đến đảo Thị Tứ đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc xua đuổi ở vùng biển bãi Cỏ Mây (đảo Thị Tứ và bãi Cỏ Mây đều thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, hiện do Philippines kiểm soát).

Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)
Tàu Hải cảnh Trung Quốc hung hăng tấn công tàu Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)

Báo Trung Quốc đã phản ánh hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam như sau: Bất chấp thời tiết xấu, tàu hải cảnh Trung Quốc đã chiếu đèn pha vào tàu cá nhỏ của Philippines, kéo còi, ra hiệu để tàu cá Philippines quay đầu, ra “vùng biển quốc tế”. Trò mèo vờn chuột này kéo dài khoảng nửa tiếng đồng hồ.

Đối vấn đề này, báo Trung Quốc cho rằng, tàu cá không có ngư dân, mà có quan chức địa phương và phóng viên; đồng thời dẫn lời giáo sư Lương Phương, ban chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, hành vi của tàu cá Philippines là có “tính toán”, có “âm mưu trước”. 

Mục đích của Philippines là muốn công bố với toàn thế giới, tàu Philippines đến đảo, đá của họ một cách bình thường, nhưng đã “bị tàu Trung Quốc ngăn cản mạnh mẽ”.

Còn Doãn Trác, chủ nhiệm Ủy ban tư vấn chuyên gia thông tin hóa hải quân, Trung Quốc cũng tuyên truyền rằng, hành vi này của Philippines là “bất hợp pháp”.

Tháng 5 năm 2014, Philippines cùng từng điều một tàu tiếp tế chở quan chức và phóng viên, trong đó có cả một số phóng viên Mỹ, đến bãi Cỏ Mây. Mặc dù Trung Quốc cố gắng truy cản, nhưng tàu tiếp tế Philippines đã tiếp tế thành công.

Doãn Trác lại lên tiếng ngạo mạn nhận toàn bộ quần đảo Trường Sa là “lãnh thổ Trung Quốc”, dẫn chứng lịch sử nực cười (không có tính pháp lý) cho rằng “từ thời Nguyên Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành đo đạc đối với các đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa (?); vào thời Minh và Dân Quốc, Trung Quốc lại tiến hành đo đạc quy mô lớn 2 lần (thực ra gần đây TQ mới tiến hành đo đạc để dễ bề làm chứng cớ pháp lý), tiến hành đặt tên cho 230 đảo, đá ngầm, trong đó có ghi chép rất rõ về vị trí địa lý, kinh độ và vĩ độ của đảo, đá ngầm, rồi vẽ thành bản đồ công bố với thế giới (?)”.

Tàu Hải cảnh Trung Quốc chơi trò "mèo vờn chuột" với tàu tiếp tế Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa).
Tàu Hải cảnh Trung Quốc chơi trò "mèo vờn chuột" với tàu tiếp tế Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa).

Doãn Trác tiếp tục luận điệu xuyên tạc cho rằng, đối với “các đảo, đá ngầm của Trung Quốc”, Trung Quốc đều “có quyền thực thi pháp luật trong phạm vi lãnh hải, xua đuổi tàu công vụ của nước khác trong lãnh hải, xử phạt tàu cá không có giấy phép đánh bắt cá”.

Trong khi đó, báo Trung Quốc dẫn lời Lương Phương lên giọng nói hành vi chỉ trích Trung Quốc của Philippines là “phi pháp”, nói Philippines không có “sự thực lịch sử” chiếm sớm hơn các đảo, đá ngầm này (so với Trung Quốc). 

Lương Phương “quân sư” cho Bắc Kinh rằng, phải “kiên quyết đấu tranh đến cùng” đối với “hành vi quậy phá”, “không có bằng chứng lịch sử và pháp lý” của Philippines trong vấn đề Biển Đông.

Lương Phương lên giọng đổ lỗi cho rằng: “Philippines nhiều lần khiêu khích Trung Quốc ở Biển Đông, mục đích thực sự gây ra tranh chấp chính là muốn các nước phương Tây trong đó có Mỹ, các nước có tranh chấp biển với Trung Quốc trong đó có Nhật Bản, Việt Nam dành sự ủng hộ cho Philippines, đây là dụng tâm hiểm ác thực sự của Philippines”.

Như vậy, với bài báo này, rõ ràng, cuồng vọng-ảo tưởng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc trên Biển Đông là không thay đổi. Khi biết ý đồ của đối phương không thay đổi, thậm chí lại liên tiếp có hành động hiện thực hóa ý đồ ngông cuồng đó, thì Việt Nam và các nước khác ven Biển Đông muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo của mình, không cách gì khác, phải liên tiếp hành động với chiến lược thống nhất và thái độ kiên quyết, lập trường kiên định. Không có cách gì khác, phải cắt “lưỡi bò” của Trung Quốc!

Tàu đổ bộ cũ của Philippines trên bãi Cỏ Mây (ảnh tư liệu minh họa)
Tàu đổ bộ cũ của Philippines trên bãi Cỏ Mây (ảnh tư liệu minh họa)

Trung Quốc ngày càng thường xuyên “tuần tra” phi pháp bãi Cỏ Mây

Trang mạng “Philippines Star” ngày 21 tháng 8 đăng bài viết nhan đề “Máy bay không người lái Trung Quốc bay qua tàu Philippines ở vùng biển bãi Cỏ Mây cho rằng, binh sĩ trên tàu chiến cũ Sierra Madre của Philippines trên bãi Cỏ Mây cho biết, họ nhìn thấy máy bay không người lái của Trung Quốc đã lượn vòng trên trạm tiền tiêu của Philippines.

Một binh sĩ Thủy quân lục chiến Philippines cho hay: “Bắt đầu từ cuối tháng trước, đầu tháng này, chúng tôi đã giám sát được một chiếc máy bay không người lái ít nhất 3 lần bay trên không”.

Báo cáo của Quân đội Philippines cho hay, tình hình xuất hiện tàu Trung Quốc ở các vùng biển như bãi Cỏ Mây ngày càng nhiều.

Theo bài báo, đối với 6 phóng viên đến từ đài DZRH, tờ “Philippines Star” và truyền thông Nhật Bản, trạm tiền tiêu này là nơi tránh bão của họ, có tàu tuần tra Trung Quốc.

Đầu tháng 8, một nhóm phóng viên cùng các quan chức địa phương Kalayaan (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trong đó có thị trưởng Eugenio Bito-onon lên 1 chiếc tàu cá đến đảo Thị Tứ, kết quả đụng phải 1 tàu tuần tra Trung Quốc ở vùng biển bãi Cỏ Mây. Mặc dù khi đó thời tiết xấu, nhưng tàu tuần tra Trung Quốc vẫn có ý đồ đuổi chiếc tàu cá này khỏi vùng biển này.

Binh sĩ Philippines bên trong tàu đổ bộ cũ ở bãi Cỏ Mây (ảnh tư liệu minh họa)
Binh sĩ Philippines bên trong tàu đổ bộ cũ ở bãi Cỏ Mây (ảnh tư liệu minh họa)

Binh sĩ trên tàu chiến cũ Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây cho biết, họ đã “quen” đối với việc tàu Trung Quốc xuất hiện (bất hợp pháp) tại vùng biển này. Một trung sĩ Thủy quân lục chiến nói: “Điều này không là gì. Nhưng, đương nhiên, mỗi lần chúng tôi đều báo cáo tình hình ở đây cho Bộ Tổng”.

Họ cho biết, họ chỉ có thể dựa vào ống nhòm để giám sát các động thái ở vùng biển bãi Cỏ Mây.

Đồng thời, một cựu quan chức nội các Philippines cho rằng, điều mà Tổng thống Philippines Aquino cần kéo dài không phải là nhiệm kỳ của ông, mà là tuyến đường tuần tra của nước này ở Biển Đông.

Cựu Bộ trưởng Nội vụ Philippines Rafael Alunan cho rằng, Tổng thống Aquino cần kết thúc sự suy đoán của bên ngoài về việc ông tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai, chuyển sự chú ý vào vấn đề Biển Đông.

Rafael Alunan thúc giục chính quyền Aquino áp dụng “chiến lược và chính sách quốc phòng rõ ràng”. Ông cho rằng, chính sách này cần coi trọng sự cần thiết tiến hành đầu tư bền vững trong lĩnh vực quốc phòng.

Theo ông Rafael Alunan: “Chính quyền Aquino mua nhiều trang bị quân sự hơn là đã có bước đi đúng đắn, nhưng việc cần làm còn rất nhiều”.

Ông nói: “Nâng cao số lượng và chất lượng tàu công vụ của nước ta (Philippines) cần phải là một phần của kế hoạch tăng cường quốc phòng toàn diện”.

Tàu tuần tiễu săn ngầm Hải quân Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)
Tàu tuần tiễu săn ngầm Hải quân Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (ảnh tư liệu minh họa)
Đông Bình