Mỹ có thể dùng tàu ngầm diesel-điện uy hiếp Trung Quốc

22/09/2014 16:14
Việt Dũng
(GDVN) - Mỹ có thể phải lựa chọn tàu ngầm diesel triển khai ở khu vực tác chiến Đông Á ứng phó Trung Quốc, vì ngân sách bị cắt giảm, quy mô tàu ngầm không đủ.
Trang mạng nguyệt san "The National Interest" Mỹ ngày 18 tháng 9 đăng bài viết "Tàu ngầm Mỹ: dựa vào tàu ngầm động cơ diesel lặng lẽ tiến ở vùng nước sâu?" cho rằng, năm 1955, sau khi chiếc tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân đầu tiên trong lịch sử xuống biển lần đầu tiên, chỉ huy tàu chiến Nautilus, Hải quân Mỹ dùng vô tuyến điện phát ra chỉ lệnh "tiến lên bằng động cơ hạt nhân".
Tàu ngầm Mỹ
Tàu ngầm Mỹ

Tàu ngầm Nautilus lần đầu tiên xuống biển đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trong lịch sử Hải quân Mỹ. Những người như kiến trúc sư trưởng, Đô đốc Hyman Rickover của hạm đội tàu ngầm động cơ hạt nhân, Hải quân Mỹ đã hết sức vui mừng với việc chạy thử thành công lần đầu tiên, sự thành công này đã "cấy" vị thế chủ đạo của động cơ hạt nhân vào "gen văn hóa" của lực lượng tàu ngầm.

Bài báo cho biết, từ đó, tất cả đều đã thay đổi. Tàu ngầm Nautilus xuống biển không lâu sau, Mỹ đã chế tạo chiếc tàu ngầm diesel-điện cuối cùng.

Từ năm 1990 đến nay, Hải quân Mỹ không còn sử dụng tàu ngầm động cơ thông thường. Ngay từ trước năm 1990, tàu ngầm hạt nhân đã trở thành tàu chiến tuyến đầu của Hải quân Mỹ.

Gần một phần tư thế kỷ đến nay, Hải quân Mỹ đã sử dụng toàn bộ tàu ngầm hạt nhân và luôn như vậy. Đến nay, cũng không có bất cứ doanh nghiệp đóng tàu nào của Mỹ chế tạo tàu ngầm dầu diesel.

Nhưng, bây giờ khác, lúc đó khác. Hiện nay có thể là lúc phá vỡ cục diện độc quyền này. Tức là, muốn triển khai một trung đội tàu ngầm tấn công dầu diesel hoặc tàu ngầm diesel-điện ở khu vực xung đột điểm nóng tiềm tàng.

Lực lượng tác chiến này sẽ mở rộng quy mô của lực lượng tàu ngầm Mỹ, làm thay đổi cục diện số lượng tàu ngầm hạt nhân liên tục giảm xuống.

Tàu ngầm Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc chạy trên biển ngày 7 tháng 4 năm 2014
Tàu ngầm Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc chạy trên biển ngày 7 tháng 4 năm 2014

Trong giai đoạn căng thẳng ngân sách, lấy chi tiêu chi phí sáng suốt có thể thực hiện mục tiêu này. Trang bị một trung đội tàu ngầm thường trực ở Đông Á sẽ là cách làm khả thi.

Nếu lấy Nhật Bản và Guam làm căn cứ, nó có thể tăng mạnh thực lực cho lực lượng tàu chiến Mỹ-Nhật trong việc ứng phó tàu chiến hải quân và tàu thương mại của Trung Quốc.

Nó còn có thể giúp Washington và Tokyo ngăn cản tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển ven bờ, mà không cần sử dụng cả một hạm đội tàu ngầm động cơ hạt nhân Mỹ để tiến hành can thiệp. Trong quá trình này, chúng có thể mở ra triển vọng mới để xây dựng và tăng cường quan hệ đồng minh.

Bài báo cho rằng, số lượng khổng lồ, giá cả vừa phải và khả năng tấn công mạnh trong tác chiến là những đóng góp chính mà tàu ngầm diesel "kín tiếng" có thể làm. Lịch sử tàu ngầm Mỹ dựa vào dầu diesel có thể là và cũng nên là một phần của tương lai tàu ngầm Mỹ.

Nếu Bắc Kinh muốn ngăn cản Quân đội Mỹ xâm nhập khu vực tác chiến, sĩ quan chỉ huy Mỹ và Nhật Bản phải ăn miếng trả miếng. Họ có thể triển khai tàu ngầm ở chuỗi đảo thứ nhất, phối hợp với hành động tác chiến của lực lượng mặt đất, lực lượng tên lửa lục quân tiền trạm và máy bay chiến thuật bờ biển.

Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam
Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Việt Nam

Lực lượng hỗn hợp này có thể làm được vài điểm sau:

- Ngăn chặn Quân đội Trung Quốc đoạt lấy cứ điểm trong chuỗi đảo. Một khi Quân đội Trung Quốc chọc thủng chuỗi đảo, sẽ làm cho mặt nam của Nhật Bản (và mặt bắc của Đài Loan) bộc lộ, đe dọa lãnh thổ Nhật Bản và làm cho vùng biển của Trung Quốc khó phong tỏa hơn. Bảo vệ những hòn đảo này phải là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quân đồng minh.

- Xua đuổi tàu Trung Quốc ở các tuyến đường hàng hải quan trọng. Triển khai tàu ngầm ở eo biển Miyako và triển khai tên lửa chống hạm ở khu vực chồng lấn sẽ làm cho chỉ huy tàu chiến có ý chí kiên định nhất của Hải quân Trung Quốc phải lùi bước. Viên chỉ huy này sẽ phải suy tính cẩn thận khi muốn từ biển Hoa Đông đi ra Tây Thái Bình Dương.

- Làm cho tuyến đường hàng hải các vùng biển trên hướng nam và bắc của châu Á trở nên hết sức nguy hiểm. Tàu ngầm dầu diesel hoạt động ở khu vực chuỗi đảo có thể tấn công tàu thương mại và tàu chiến Hải quân Trung Quốc mà không bị trừng phạt, làm cho Bắc Kinh trả giá nặng nề khi có hành vi gây phiền phức.

Nói ngắn gọn, triển khai một biên đội tàu ngầm hỗn hợp ở khu vực thực thi các hành động quân sự, có thể tiến hành bảo đảm ngăn chặn đối đẳng, biện pháp hợp lý và công tác chuẩn bị chống can thiệp liên hợp sẽ tạo ra một mối đe dọa cho Trung Quốc - và bảo đảm triển vọng hòa bình không dễ có của khu vực Viễn Đông.

Tàu ngầm lớp Amur Nga
Tàu ngầm lớp Amur Nga

Nhưng, vì sao là tàu ngầm dầu diesel? Lực lượng tàu ngầm hạt nhân Mỹ lẽ nào không phải hàng đầu thế giới? Tàu ngầm Hải quân Mỹ vẫn có cơ thắng trong cuộc đối đầu với bất cứ đối thủ nào, nhưng số lượng tàu ngầm là một vấn đề ngày càng nghiêm trọng.

Nếu hạm đội tàu ngầm phân tán ra ở trên bản đồ, Hải quân Mỹ sẽ phát hiện bản thân không có ưu thế ở một số khu vực xung đột.

Nếu các tư lệnh tập trung tàu ngầm ở một khu vực xung đột, thì khu vực cần ưu tiên xem xét khác sẽ không được bảo vệ. Nếu không lựa chọn tàu ngầm diesel thì có đưa ra được một lý do không lựa chọn hay không?

Việt Dũng