Tại sao thị trường vũ khí ở Châu Á-TBD lại sôi động gần đây?

26/09/2011 10:08
Việt Dũng (Theo Mil)
(GDVN) - Xung đột, sự suy yếu tương đối của Mỹ, "mối đe dọa" từ TQ, nạn cướp biển... đã biến châu Á-Thái Bình Dương trở thành khách hàng vũ khí lớn nhất của Mỹ.

Mỹ vừa quyết định phương án mới về bán vũ khí cho Đài Loan, tiếp tục cho thấy xuất khẩu vũ khí đang trở thành một mắt khâu quan trọng của chiến lược châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

Những năm gần đây, xuất khẩu vũ khí của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là các nước ASEAN đã không ngừng tăng lên, đồng thời đang cố gắng “ràng buộc” giữa nhu cầu vũ khí của các nước và khu vực này với hệ thống vũ khí của Mỹ, phục vụ cho mục tiêu chiến lược.

May bay cảnh báo sớm ET-2 mua từ Mỹ của quân đội Đài Loan
May bay cảnh báo sớm ET-2 mua từ Mỹ của quân đội Đài Loan

Các chuyên gia cho rằng, trong mấy năm tới, cùng với tình hình địa-chính trị ngày càng phức tạp, các nước ASEAN vẫn sẽ đẩy mạnh nâng cấp hệ thống phòng thủ, đổi mới các trang bị đã cũ kỹ, vũ khí mua từ Mỹ có thể sẽ tăng rất lớn.

Châu Á-Thái Bình Dương: khách hàng vũ khí lớn nhất của Mỹ

Số liệu của Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm, Thụy Điển (SIPRI) cho thấy, khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện là nguồn khách hàng vũ khí lớn nhất của Mỹ. Năm 2010, trong xuất khẩu vũ khí của Mỹ, khu vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 39%.

Dữ liệu của SIPRI còn cho thấy, chi tiêu quân sự của Đông Nam Á không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Chi tiêu quân sự của Việt Nam năm 2010 tăng 172,8% so với năm 2005, Indonesia tăng 106%, Thái Lan tăng 96,7%.

Tàu ngầm diesel lớp Kilo 636 được Việt Nam đặt mua từ Nga
Tàu ngầm diesel lớp Kilo 636 được Việt Nam đặt mua từ Nga

Mỹ đã coi Đông Nam Á là khu vực mở rộng tiêu thụ vũ khí của họ.

Căn cứ vào phương thức thống kê dùng để tính toán sự thay đổi số lượng giao dịch vũ khí chủ yếu của SIPRI, chi tiêu nhập khẩu vũ khí Mỹ của Singapore từ 25 triệu USD năm 2008 tăng mạnh lên 814 triệu USD năm 2009, năm 2010 giảm nhẹ còn 719 triệu USD.

Từ năm 2009 đến 2010, lượng vũ khí Singapore mua của Mỹ chiếm 10% tổng lượng xuất khẩu vũ khí khi đó của Mỹ, trở thành nước nhập khẩu vũ khí Mỹ nhiều nhất ở Đông Nam Á, thứ hai là Thái Lan và Malaysia, chiếm tỷ lệ lần lượt là 0,4% và 0,1%.

Gần đây, Indonesia có kế hoạch chi hàng trăm triệu USD để mua máy bay chiến đấu và máy bay vận tải của Mỹ. Tờ “Jakarta Post” đưa tin, Mỹ cam kết nâng cao trình độ hiện đại hóa cho quân đội Indonesia, trong năm 2010 và 2011 lần lượt cấp viện trợ 15,7 triệu USD và 20 triệu USD.

Tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah của Malaysia
Tàu tuần tra thế hệ mới lớp Kedah của Malaysia

Những năm gần đây, Philippines đã đẩy nhanh các bước mua tàu chiến của Mỹ. Tháng 8/2011, một chiếc tàu tuần tra lớp Hamilton đã qua sử dụng, được Philippines mua của Mỹ có trị giá 10,38 triệu USD, đã đến Philippinese và sẽ được triển khai ở biển Đông.

Ngay sau đó, phía Philippinese còn tuyên bố, năm 2012 sẽ mua của Mỹ chiếc tàu tuần tra Hamilton thứ hai để tăng cường khả năng tuần tra cho hải quân Philippines.

Sự hợp tác quân sự và doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng không ngừng gia tăng của ASEAN hiện nay cũng trở thành một nhân tố quan trọng để Mỹ mở rộng tiêu thụ vũ khí ở khu vực này.

Một người phát ngôn của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương quân đội Mỹ gần đây đã trả lời tạp chỉ “Học giả Ngoại giao” của Nhật Bản cho biết, ASEAN tìm kiếm sự hợp tác công nghiệp quốc phòng khu vực, có lợi cho Mỹ mở rộng lợi ích quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, bởi vì điều này sẽ thúc đẩy hình thành một bộ tiêu chuẩn mới tương tự NATO, nâng cao khả năng tương tác về trang bị quân sự giữa ASEAN và Mỹ.

Philippines đã sở hữu 1 chiếc tàu tuần tra Hamilton của Mỹ
Philippines đã sở hữu 1 chiếc tàu tuần tra Hamilton của Mỹ

Tạp chí này đã dẫn lời Guy Ben-Ari, nhà nghiên cứu chương trình an ninh quốc tế của Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế - U.S. Think Tank cho biết, các nhà sản xuất vũ khí Mỹ và phương Tây sẽ củng cố vị trí của họ ở thị trường vũ khí Đông Nam Á và . Bởi vì họ ngày càng không thể chỉ dựa vào thị trường nội địa và thị trường các nước NATO.

Bán vũ khí có động cơ chính trị quan trọng hơn

Quách Lương Bình, nhà nghiên cứu cấp cao Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc lập Singapore trả lời báo chí cho biết, quy mô mua vũ khí tăng lên của các nước Đông Nam Á có nguyên nhân thực tế và lịch sử phức tạp.

Tốc độ hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc gây lo ngại cho các nước láng giềng
Tốc độ hiện đại hóa quân đội nhanh chóng của Trung Quốc gây lo ngại cho các nước láng giềng

Thứ nhất, các vấn đề chủng tộc, tôn giáo và lãnh thổ của Đông Nam Á rất phức tạp, hình thức xung đột cũng đa dạng hóa, đầy rẫy sự “thiếu tin cậy” ở nhiều dạng khác nhau và có nguồn gốc từ những “xích mích, bất đồng” lịch sử.

Thứ hai, Mỹ hầu như trở nên “không thể tiếp tục đáng tin cậy” sau khi trải qua suy thoái kinh tế, một số nước Đông Nam Á đã tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện nghĩa vụ phòng thủ cho họ của Mỹ, vì vậy bắt đầu tăng mua vũ khí của Mỹ.

Vấn đề an ninh trên biển ngày càng trở nên quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là eo biển Malacca, nơi có vấn đề cướp biển nổi cộm
Vấn đề an ninh trên biển ngày càng trở nên quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây là eo biển Malacca, nơi có vấn đề cướp biển nổi cộm

Thứ ba, chịu ảnh hưởng của “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc”, các nước Đông Nam Á có cảm giác không an toàn nhất định.

Thứ tư, Đông Nam Á có rất nhiều hòn đảo, những năm gần đây kinh tế phát triển tương đối nhanh, lượng buôn bán với bên ngoài ngày càng lớn, vấn đề cướp biển cũng ngày càng nổi lên, có nhu cầu tăng cường sức mạnh quân sự để bảo đảm an ninh hàng hải.

Siemon Wezeman, nhà nghiên cứu cấp cao Chương trình chuyển nhượng vũ khí của SIPRI cho biết, Mỹ tích cực chào hàng “vũ khí chiến tranh” ở châu Á là có “động cơ chính trị quan trọng hơn”. Mỹ muốn xây dựng hoặc duy trì quan hệ đồng minh với các nước trong khu vực này, đồng thời bằng cách thức “viện trợ” hoặc “bán” để cung cấp vũ khí cho các “quốc gia hữu hảo”, giúp họ “chống khủng bố”.

Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo thế "bao vây" Trung Quốc
Mỹ tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo thế "bao vây" Trung Quốc

Để thúc đẩy bán vũ khí ở khu vực này, Mỹ hiển nhiên là có ý đồ đánh con bài “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc”.

Wezeman nói, mục đích của Mỹ là cung cấp vũ khí cho đồng minh để chống lại mối đe dọa từ các nước thù địch tiềm tàng. Mỹ coi Trung Quốc là nước thù địch tiềm tàng quan trọng nhất, Mỹ cung cấp vũ khí cho Nhật Bản, Philippinese, một phần nguyên nhân là đã lợi dụng họ có sự lo ngại về việc Trung Quốc thực hiện các hành động quân sự tại khu vực tranh chấp.

Ngoài ra, trong đó còn có sự cân nhắc đến lợi ích từ duy trì sự chuẩn hóa về trang bị với quân đội các nước đồng minh.

Việt Dũng (Theo Mil)