Kỳ thi quốc gia: Đang có nhiều điểm gây ngờ vực cho xã hội

13/03/2015 07:48
Xuân Trung
(GDVN) - Nhiều băn khoăn trước thềm một kỳ thi quốc gia chung, những băn khoăn này sẽ được tháo gỡ như thế nào?

Trước những băn khoăn, lo lắng cho một kỳ thi THPT quốc gia lần đầu tiên được thực hiện vào năm nay, nhiều thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người quan tâm tới giáo dục đều có tâm trạng hồi hộp.

Hồi hộp không chỉ vì đây là lần đầu tiên chúng ta có được một kỳ thi chung (gồm tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ), mà còn  hồi hộp vì nhiều quy định tại kỳ thi này khiến chúng ta chưa yên tâm. 

Có thể đó là quá lo ngại nhưng cũng có cơ sở khi TS. Lê Viết Khuyến – hiện ông là Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, đồng thời nguyên là Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học – Bộ GD&ĐT, ông cũng là một người tận tâm, tận trí suốt nhiều năm qua cho sự nghiệp giáo dục nước nhà), đã đưa ra một vài quan điểm băn khoăn.

Đây là những quan điểm riêng và TS. Khuyến mong rằng đó là những góp ý thiết thực và rất cần được tiếp thu nghiêm túc, bởi ông cũng như hàng triệu học sinh khác mong muốn có được một kỳ thi THPT quốc gia chất lượng nhất, thật nhất, ít tốn kém nhất và  quan trọng là mọi công dân đều được hưởng một nền giáo dục tiên tiến, nhưng đậm đà bản sắc của Việt Nam.

Những băn khoăn còn bỏ ngỏ

Băn khoăn đầu tiên là việc Quy chế thi quốc gia năm nay quy định việc đánh giá tốt nghiệp THPT của học sinh bằng 4 môn thi đơn, trong đó có 3 môn bắt buộc. Quy định này theo TS. Khuyến lâu nay (từ năm 2014) sẽ tạo cơ hội cho học sinh có thiên hướng học lệch ngay từ đầu vào lớp 10.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại trường THPT Cầu Giấy. Ảnh minh họa XuânTrung
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2014 tại trường THPT Cầu Giấy. Ảnh minh họa XuânTrung

Như vậy, phải chăng mục tiêu giáo dục toàn diện như Nghị quyết 29 sẽ không đạt được? TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, nếu quy định như vậy thì thí sinh ngay từ khi vào lớp 10 sẽ chỉ học 3 môn thi bắt buộc và thêm 1 môn dự tính học để vào đại học, các môn khác sẽ chỉ học cho chiếu lệ.

Trong khi đó từ năm 2013 trở về trước chúng ta thi 6 môn, trong 6 môn đó có 2 môn đến thời điểm chót mới công bố, do đó thí sinh phải học đều.

Đây là một câu chuyện đến bây giờ vẫn rối. TS. Khuyến đưa ra giải pháp căn bản, nếu muốn học sinh học đều các môn thì  từ năm sau phải sửa quy chế, có thể thi 4 hoặc 5 môn nhưng phải có tích hợp.

Vấn đề thi tích hợp như thế nào, hiện từ năm nay với đổi mới thi sẽ không còn kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng mà thay vào đó các trường vẫn có thể đưa ra phương án tuyển sinh riêng bằng những phần thi riêng của mình, có thể áp dụng tích hợp trong đó. Vô hình chung các trường có phương án riêng vẫn có thi tích hợp, điều đó có xảy ra tình trạng học lệch ở học sinh hay không?

 

Mối lo 'một tháng giải lao' của sĩ tử trước Kỳ thi quốc giaMối lo "một tháng giải lao" của sĩ tử trước Kỳ thi quốc gia

(GDVN) - Một tháng nghỉ trước kỳ thi THPT quốc gia, các thí sinh sẽ làm gì? Nhiều mối lo ngại có cơ sở khi hiện tại một số địa phương chưa có phương án một tháng này.

Câu hỏi này, TS. Lê Viết Khuyến cho hay, vẫn không hoàn toàn khắc phục được tình trạng học lệch. Theo quy định, các trường tuyển sinh có thể ra thêm các môn khác để kiểm tra trình độ thí sinh, nhưng trước hết phải ưu tiên tổ hợp các môn có trong quy chế theo các khối truyền thống như A, B, C, như vậy xác định là vẫn lệch.

Trong Điều 5 Quy chế thi THPT quốc gia có đề cập tới cụm thi, theo đó sẽ có 2 loại cụm thi, một cụm thi liên tỉnh dành cho những thí sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng, một cụm nội tỉnh cho thí sinh có nguyện vọng chỉ đỗ tốt nghiệp.

TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, bất cập hiện nay là hai cụm thi này không công bằng, đặc biệt đối với thí sinh ở các địa phương nghèo. Trong khi đó đề thi chung, đáp án chung thì không có chuyện thi dễ hơn. Nếu học sinh ở các địa phương nghèo không có điều kiện đi lại, chỉ có thể là thi ở cụm thi nội tỉnh thì các em sẽ bị thiệt thòi  không được dùng kết quả đó để xét tuyển vào đại học, cao đẳng.

“Đề thi là do bộ ra, ba - lem chấm cũng do bộ, tổ chức kỳ thi liên tỉnh và nội tỉnh đều do Sở GD&ĐT phối hợp với các trường đại học, cao đẳng. Chỉ khác cụm thi liên tỉnh chủ trì là trường đại học, còn cụm nội tỉnh chủ trì là Sở GD&ĐT. Nếu còn ngờ vực tỉnh nào đó không trung thực, kết quả thi không chính xác thì tại sao không giao luôn cho các trường đại học, điều này không khó vì số lượng trường dại học của chúng ta rất lớn” TS. Khuyến góp ý.

Bên cạnh đó, một trong những băn khoăn khác, liệu việc đổi mới kỳ thi năm nay có làm thay đổi chất lượng cũng như tỉ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp hay không? TS. Lê Viết Khuyến cho rằng, nếu đề thi năm nay (theo Điều 15 Quy chế thi THPT quốc gia) ra như những năm trước và tỉ lệ đỗ vẫn cứ trên 90%  gây ngờ vực cho xã hội thì đề chưa đạt yêu cầu, chưa chuẩn mực.

“Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT vẫn chưa có một cam kết về đề thi, vẫn nói chung chung” TS. Khuyến bày tỏ.

Không nên có ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào

Trao đổi về những góp ý liên quan tới kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, TS. Lê Viết Khuyến còn cho rằng, như quy định trong Điều 6 Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng quy định về điều kiện tham gia tuyển sinh bắt buộc người có bằng tốt nghiệp trung cấp phải học bổ sung các môn văn hóa của chương trình THPT tại các cơ sở giáo dục là không khả thi và thiếu công bằng.

Kỳ thi quốc gia: Đang có nhiều điểm gây ngờ vực cho xã hội ảnh 3Không bị động, chủ quan trong Kỳ thi THPT quốc gia

(GDVN) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu này khi nghe lãnh đạo Bộ GD&ĐT báo cáo về công tác chuẩn bị kỳ thi THPT quốc gia năm 2015, chiều 9/3.

Mà nên quy định điều kiện tuyển sinh riêng cho hai hướng nghiên cứu và nghề nghiệp ứng dụng.

“Nếu nói phải bổ sung môn văn hóa thì trung cấp cũng có nhiều loại trung cấp, trung cấp kinh tế - tài chính khác, trung cấp kĩ thuật lại khác…, do đó không khả thi”.

Theo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay việc quy định giữ ngưỡng đầu vào (Điều 12) có thể là chưa phù hợp. TS. Lê Viết Khuyến góp ý, điều này càng không nên áp dụng ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, bởi vì đây chính là một dạng biến tướng của “điểm sàn” như trước đây chúng ta vẫn dùng.

Để đảm bảo chất lượng đầu vào Bộ GD&ĐT nên tập trung cho khâu xây dựng đề thi của Kỳ thi THPT quốc gia hướng tới chuẩn mực.

“Để tránh tình trạng rối loạn trong tuyển sinh, Bộ GD&ĐT nên có quy định các đợt xét tuyển cụ thể đồng loạt cho từng nhóm trường.Trước mắt có thể chia các trường không có phương án tuyển sinh riêng thành 4 nhóm: trường đại học trọng điểm, trường đại học trung ương, trường đại học địa phương và trường cao đẳng” TS. Khuyến nhấn mạnh.

Xuân Trung