Bạn đã chuẩn bị gì cho con em mình trước cách mạng công nghiệp 4.0?

07/01/2017 08:21
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Những thách thức về thu nhập, công việc và cơ hội học tập đầy đủ chính là những yếu tố cơ bản ngăn cản chúng ta phát triển năng lực của con em chúng ta.

LTS: Với tư cách là một nhà nghiên cứu về giáo dục quốc tế, nghiên cứu sinh giáo dục tại Mỹ, tác giả Nguyễn Thị Lan Hương đã có cuộc trao đổi với đại diện Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về việc cần làm gì để thế hệ trẻ chuẩn bị cho nền kinh tế toàn cầu và cách mạng 4.0.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Để chuẩn bị cho Hội nghị Diễn Đàn Kinh tế Thế Giới 2017 diễn ra sắp tới đây [1], đại diện của WEF đã đưa ra 5 ưu tiên đề xuất cho các nhà lãnh đạo toàn cầu cần suy nghĩ và chia sẻ, cụ thể là:

1. Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 trong tương lai kinh tế và xã hội toàn cầu;
2. Hệ thống quản trị toàn cầu các chủ thể và toàn bộ các đối tượng đa dạng trong quá trình toàn cầu hóa;
3. Nâng cao khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu;
4. Cải cách thị trường vốn (“capitalism”) và cân bằng giữa lợi ích kinh tế và xã hội;
5. Tìm kiếm những giải pháp cho những khủng hoảng phát sinh trong hơn 2 thập kỷ qua.

Khái niệm công dân toàn cầu cần được đưa vào hệ thống giáo dục các nước. (Ảnh minh họa trên Vietnamnet.vn)
Khái niệm công dân toàn cầu cần được đưa vào hệ thống giáo dục các nước. (Ảnh minh họa trên Vietnamnet.vn)

Theo WEF, toàn cầu hóa đã làm cho thế giới trở nên nhỏ bé hơn, nhưng phức tạp hơn và chứa đựng trong nó rất nhiều vấn đề mâu thuẫn làm cho rất nhiều người mất niềm tin về việc họ sẽ có tương lai trong quá trình toàn cầu hóa này [1].

Đó là lý do của Brexit và khủng hoảng bầu cử ở Mỹ [2] trong năm qua, tiếng nói của những người phản đối toàn cầu hóa và đang bị gạt ra bên lề cuộc sống.

WEF đã có câu hỏi với tôi, với tư cách là một nhà nghiên cứu về giáo dục quốc tế, về việc liệu tôi sẽ làm gì để giúp cho con em mình, cho những học sinh của mình chuẩn bị cho kinh tế toàn cầu và cách mạng công nghệ 4.0?

Thực sự đây là câu hỏi rất khó, và dưới đây là 2 ý kiến tôi đã chia sẻ với WEF.

Thứ 1: Tôi mong đưa vào hệ thống giáo dục ở Việt Nam và các nước trên thế giới về khái niệm công dân toàn cầu [3].  

Theo đó, giáo dục ở mỗi quốc gia, dù là ở nước công nghiệp đã phát triển hay đang phát triển, đều cần có những chuẩn mực chung về đạo đức và trách nhiệm hành xử như một công dân toàn cầu.

Thứ 2
: Tôi mong giáo dục Việt Nam và các hệ thống giáo dục trên thế giới tập trung vào dạy và phát triển các kỹ năng sống và làm việc cho Tương Lai, dù đó là tương lai chưa đoán được của một thế giới thông minh, thế giới của trí tuệ nhân tạo hay thế giới mà phần nhiều sẽ có robot làm thay chúng ta [4]. 

Giáo dục phải gắn với lao động và thị trường lao động, đặc biệt cho lớp trẻ và những người ở trong tuổi lao động.

Bạn đã chuẩn bị gì cho con em mình trước cách mạng công nghiệp 4.0? ảnh 2

Việt Nam - giấc mơ 2035 (4): Giáo dục nằm ở đâu?

(GDVN) - Thành phần tham gia soạn thảo Báo cáo, chỉ có duy nhất một cựu thứ trưởng giáo dục là ông Bành Tiến Long, số còn lại phần lớn là chuyên gia kinh tế, ngân hàng.

GS. K. Swach – Sáng lập viên và Giám đốc của WEF có chia sẻ:

“Chúng ta cần ưu tiên tương lai bằng cách thiết kế ra tương lai thay vì chúng ta phải chịu “lỗi” vì đã không làm thiết kế. 

Hợp tác giữa tất cả các thành phần trong xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bằng cách nào chúng ta kết nối với những công nghệ chuyển đổi này. 

Nếu không làm được điều này, tương lai của chúng ta sẽ được điều chỉnh bởi “lỗi” thiết kế” [4].  

Hãy là người thiết kế ra tương lai cho bản thân, cho gia đình và cho dân tộc trong thế giới toàn cầu này! 

Và để làm được điều này, toàn bộ các thành viên của từng gia đình, từng xã hội trong thế giới toàn cầu, phải hợp tác, phải chia sẻ, phải quản trị chính trị, xã hội, kinh tế một cách đúng đắn và có trách nhiệm.  

Nền tảng phát triển nên một xã hội toàn cầu như trên buộc giáo dục, giáo viên, học sinh, các thành viên của xã hội phải thay đổi, thay đổi để có kiến thức, kỹ năng và năng lực tương tác của một công dân toàn cầu. 

Ở Việt Nam, những thách thức về thu nhập, công việc và cơ hội học tập đầy đủ chính là những yếu tố cơ bản ngăn cản chúng ta phát triển năng lực của con em chúng ta, bên cạnh những thiếu vắng về chính sách chiến lược cho quốc tế hóa giáo dục Việt Nam.  

Một ví dụ gần đây nhất mà tôi có thể chia sẻ, là trong Báo Cáo Phát Triển Việt Nam 2035 [5], chúng ta không có đầy đủ những chiến lược, kế hoạch về phát triển giáo dục nhằm đạt được những mục tiêu 2035 [6].

Và đã có câu hỏi, liệu Việt Nam, bằng cách nào, nếu thiếu giáo dục chất lượng và hội nhập quốc tế (được quốc tế công nhận), lấy đâu ra nguồn nhân lực để phục vụ cho 6 mục tiêu phát triển kinh tế bền vững cho Việt Nam?

Tôi hy vọng câu hỏi của WEF sẽ là câu hỏi cho từng người Việt Nam, từng lãnh đạo Việt Nam, để chúng ta cùng chuẩn bị cho một cuộc cách mạng mới: Cách Mạng Công nghệ đang tới. 

Tài liệu tham khảo:

1. Five leadership priorities for globalization. 2017. Tham chiếu https://www.weforum.org/agenda/2017/01/five-leadership-priorities-for-2017

2. The year we came apart. 2017. Tham chiếu https://edexcellence.net/articles/2016-the-year-we-came-apart; Brexit: Why the olders choose to leave EU? Tham chiếu http://www.independent.co.uk/news/uk/politics/brexit-why-did-old-people-vote-leave-young-voters-remain-eu-referendum-a7103996.html; AP. Behind support Brexit and Trump economic resentment, tham chiếu http://elections.ap.org/content/behind-support-brexit-and-trump-economic-resentment

3. Công dân Toàn cầu mang bản sắc Việt – Nhân dân. Tham chiếu http://www.nhandan.com.vn/cuoituan/item/29152402-cong-dan-toan-cau-mang-ban-sac-viet.html

4. Bốn nguyên lý lãnh đạo trong cách mạng công nghệ 4.0 – K. Schwab - https://www.linkedin.com/pulse/b%E1%BB%91n-nguy%C3%AAn-l%C3%BD-l%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-cho-cmcn-40-huong-nguyen?trk=hp-feed-article-title-publish (bản dịch được chấp thuận bởi WEF)

5. Báo cáo Phát Triển Việt nam 2035. World Bank. https://openknowledge.worldbank.org/bitstream/handle/10986/23724/VN2035Vietnamese.pdf

6. Việt Nam – Giấc mơ 2035: Giáo dục nằm ở đâu? – Giáo dục Việt nam. Tham chiếu http://giaoduc.net.vn/Goc-nhin/Viet-Nam--giac-mo-2035-4-Giao-duc-nam-o-dau-post171871.gd

Nguyễn Thị Lan Hương