Ba phẩm chất của công dân toàn cầu, Giáo dục Việt Nam đã nghĩ hay chạm tới chưa?

10/01/2017 06:46
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Chúng ta có cách nào toàn cầu hóa chương trình giáo dục với 3 tập trung cơ bản: đạo đức trong học tập, tiếng Anh và kỹ năng sử dụng máy tính?

LTS: Trước sự phát triển không ngừng của khoa học và cuộc cách mạng 4.0 đang tới gần, nghiên cứu sinh về giáo dục Hoa Kỳ, Nguyễn Thị Lan Hương cho thấy sự cần thiết của việc xây dựng một chương trình giáo dục toàn cầu trong chương trình học phổ thông.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!

Trong chia sẻ gần đây với Diễn Đàn Kinh tế Thế Giới (WEF) 2017, với tư cách là người mẹ có con sắp vào học đại học, là nhà nghiên cứu về giáo dục và quốc tế hóa giáo dục, cá nhân tôi đã chia sẻ một việc đầu tiên tôi mong được làm:

đó là thiết kế và đưa chương trình giáo dục công dân toàn cầu vào chương trình học phổ thông [1].

Lý do đưa ra đề xuất này, cũng không khác gì nhiều với rất nhiều nghiên cứu và báo cáo về một thế giới “phẳng”, một thế giới với những kỹ năng và tri thức đòi hỏi học sinh cần được tiếp cận rất sớm [2].

Trước thời đại hiện nay, vấn đề đào tạo công dân toàn cầu đang được đặt ra. (Ảnh minh họa do tác giả cung cấp)
Trước thời đại hiện nay, vấn đề đào tạo công dân toàn cầu đang được đặt ra. (Ảnh minh họa do tác giả cung cấp)

Câu chuyện về giáo dục công dân toàn cầu có lẽ cũng không mới ở Việt Nam, vì đã có đề xuất chương trình từ một trường và tổ chức của Mỹ đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam [3].

Tuy nhiên, với trải nghiệm về khái niệm công dân toàn cầu qua quá trình học và làm việc bản thân, tôi có một số suy nghĩ về đào tạo công dân toàn cầu, và quan trọng hơn, là giáo dục về đạo đức và trách nhiệm của một công dân toàn cầu trong bối cảnh Việt Nam.

1. Tiếng Anh 

Dù chúng ta nói gì về công dân toàn cầu, mà không có thành thạo tiếng Anh, ngôn ngữ được coi là ngôn ngữ toàn cầu, đang thống lĩnh các mặt kinh tế - nghiên cứu khoa học – thương mại trên thế giới [4], học sinh của chúng ta vẫn chưa đi qua được “biên giới” Việt Nam.  

Với thực tế của kết quả thi tốt nghiệp 2015 ở cấp phổ thông trung học [5], thực trạng đào tạo tiếng Anh ở đại học và sau đại học (kết cả cấp tiến sỹ) [6], chúng ta buộc phải tập trung cao độ về đào tạo và phổ cập tiếng Anh ở các cấp độ, càng nhanh càng tốt. 

Để nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh các cấp, tránh sự lặp lại thất bại của Đề Án Đào tạo Ngoại ngữ 2020 [7], chúng ta có lẽ cần:

(i) khảo sát và tìm ra lý do của thất bại trong đào tạo tiếng Anh giai đoạn từ 2008-2016;

(ii) sử dụng những nguồn tài chính còn lại và xã hội hóa đẩy mạnh các hoạt động Xã Hội Học Tiếng Anh,

(iii)  xúc tiến tất cả các chương trình tình nguyện viên nước ngoài [8] vào giúp cho các trường, các giáo viên Việt Nam dạy tiếng Anh cho học sinh Việt,

(iv) đào tạo lại giáo viên Việt dạy tiếng Anh.

Ba phẩm chất của công dân toàn cầu, Giáo dục Việt Nam đã nghĩ hay chạm tới chưa? ảnh 2

Bạn đã chuẩn bị gì cho con em mình trước cách mạng công nghiệp 4.0?

Cá nhân tôi có một niềm tin mãnh liệt vào khả năng học ngoại ngữ của học sinh Việt. 

Chúng ta không kém, nhưng chúng ta luôn kìm hãm bản thân vì “ám thị mình kém” [9].  

Điều này cản trở sự cởi mở, sự chấp nhận chưa chuẩn trong sử dụng tiếng Anh…

Thành thật mà nói, các bạn bản xứ tiếng Anh vẫn có lỗi trong nói và viết tiếng Anh, chúng ta có gì phải ngại cho việc mắc lỗi! 

2. Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản và ứng dụng ICT trong lớp học


Mặc dù cả thế giới đang “sốt” về thời công nghệ 4.0, tôi lại có quan tâm nhiều đến số lượng học sinh sinh viên Việt có kỹ năng sử dụng máy tính thành thạo trong quá trình học tập. 

Và tôi cũng quan tâm tương tự cho kỹ năng sử dụng ICT trong quá trình dạy và học ở Việt nam [10]. Xét về chỉ số ICT Development Index 2016, chúng ta đang “đi lùi”, đứng hạng 105 trên thế giới [11].  

Nói gì thì nói, các kỹ năng sử dụng máy tính trong học tập và lao động ở mức phổ thông và cơ bản là điều tiên quyết cho học sinh phổ thông trung học, vì điều này giúp cho học sinh chúng ta có thể đi học, đi làm ở các nước trong khối EAC hay bất kỳ đâu, nếu họ thành thạo tiếng Anh và các chương trình máy tính cơ bản.

Xin rất tránh đề cao năng lực công nghệ ở Việt Nam dựa trên số lượng người có máy tính hay smartphone, như một số báo cáo gần đây đưa tin [12]. 

Có thể chúng ta có số lượng người dùng smartphone nhiều và tốc độ tăng trưởng người dùng internet nhanh nhất khu vực [14], điều đó không trả lời cho câu hỏi: họ dùng máy tính và smartphone cho mục đích gì? 

3. Nhận thức về đạo đức và trách nhiệm của một người Việt như một công dân toàn cầu 

Là một người Việt Nam, chúng ta hiện nay cần có tư duy và trách nhiệm hành xử đạo đức phù hợp với không chỉ luật pháp và văn hóa Việt Nam, mà hơn thế, chúng ta cần hành động như công dân toàn cầu.  

Ba phẩm chất của công dân toàn cầu, Giáo dục Việt Nam đã nghĩ hay chạm tới chưa? ảnh 3

Thế hệ trẻ Việt Nam "cưỡi trên sóng hay chìm trong sóng?"

Những thách thức trong giáo dục, trong lối sống, trong hành động, với trách nhiệm của công dân, đặc biệt quan trọng cho học sinh sinh viên (giới trẻ) trong thế giới phẳng (với internet).  

Tất cả mọi người đều thích thú với việc sử dụng máy tính, smartphone và internet cho các mục đích học tập và giải trí. 

Nhưng cũng với cùng những phương tiện đó, nếu không có những giáo dục đầy đủ, hướng dẫn cẩn trọng từ giáo viên, cha mẹ và cộng đồng, rất dễ phát sinh những hành vi không phù hợp (hay thậm chí là phạm pháp) như:

đơn giản là nghiện game, thích lướt facebook “chém” gió, tệ hại hơn là hacking tài khoản mạng và ngân hàng, phá hoại trang web của tổ chức, xâm nhập trái phép vào những hệ thống không được phép, tổ chức xem phim hoặc tạo dựng những website “đen”, vân vân.

Đạo đức làm người, đạo đức trong học tập, cuộc sống hàng ngày không thể tách rời với những công nghệ máy tính và tiếng Anh trong quá trình học làm công dân toàn cầu.  

Sẽ hoàn toàn không có ý nghĩa nếu một học sinh thành thạo tiếng Anh và máy tính, nhưng lại trở thành hacker tội phạm trong ngân hàng [14].  

Chưa khi nào, hướng dẫn và nêu gương nhân cách của con người đạo đức lại cần được đề cao hơn bao giờ hết. 

Chính vì lẽ đó, trước khi chúng ta nghĩ đến bất kỳ chương trình công dân toàn cầu nào vào hệ thống giáo dục hiện nay, có lẽ rất cần Bộ Giáo dục và Đào tạo khảo sát kỹ lại, liệu với những chương trình học như hiện nay, chúng ta có cách nào làm nó quốc tế hóa, toàn cầu hóa với 3 tập trung cơ bản: giáo dục con người có đạo đức trong học tập, tiếng Anh và kỹ năng sử dụng máy tính.

Tài liệu tham khảo:

1.  Bạn sẽ làm gì để chuẩn bị cho con bạn, học sinh bạn chuẩn bị cho toàn cầu hóa và cách mạng công nghệ 4.0? – Tham chiếu https://www.linkedin.com/pulse/b%E1%BA%A1n-s%E1%BA%BD-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-g%C3%AC-cho-con-v%C3%A0-h%E1%BB%8Dc-sinh-c%E1%BB%A7a-%C4%91%E1%BB%83-cmcn-40-huong-nguyen?trk=pulse_spock-articles

2.  Thách Thức cho Dạy và Học Thế Kỷ 21 – GS. Linda Darling-Hammond, Learning Policy Institute. Tham chiếu https://www.linkedin.com/pulse/th%C3%A1ch-th%E1%BB%A9c-cho-gi%C3%A1o-d%E1%BB%A5c-h%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp-trong-th%E1%BA%BF-k%E1%BB%B7-21-huong-nguyen?trk=pulse_spock-articles

3. Bộ GD-ĐT xem xét đưa nội dung về giáo dục công dân toàn càu vào chương trình học. Vietnamnet.  Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/khoa-hoc/bo-gd-dt-xem-xet-dua-noi-dung-ve-giao-duc-cong-dan-toan-cau-vao-chuong-trinh-hoc-348494.html

4. The Global Academic Revolution: What does it mean to US? – Phillip Altbach – Seton Hall University.  Tham chiếu https://www.youtube.com/watch?v=lD00evPr4Uk

5. 70% thí sinh đạt dưới 4 điểm môn anh kỳ thi THPT Quốc gia – Báo Mới. Tham chiếu http://baomoi.me/xa-hoi/khoang-70-thi-sinh-dat-duoi-4-diem-mon-anh-ky-thi-thpt-quoc-gia_tin688369.html

6. Tọa đàm thực trạng giảng dạy tiếng Anh tại bậc đại học và cơ hội hợp tác giữa các trường. APD – Học Viện Chính Sách và Phát triển. Bộ KH-ĐT.  Tham chiếu http://apd.edu.vn/tin-tuc/-/asset_publisher/7p5mBgFRGTPq/content/toa-am-thuc-trang-giang-day-tieng-anh-tai-bac-ai-hoc-va-co-hoi-hop-tac-giua-cac-truong-ai-hoc-cua-hoa-ky-va-cua-viet-nam-trong-viec-giang-day-tieng-an?inheritRedirect=false; Khuyết điểm đào tạo đại học “10.000 hoc sinh vào đại học với tiếng Anh bằng 0…” Giáo dục Việt nam - http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Hieu-truong-neu-dich-danh-ba-khuyet-diem-dao-tao-dai-hoc-cua-Bo-Giao-duc-post173520.gd

7. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT thừa nhận đề án ngoại ngữ thất bại. Giáo dục Việt nam. Tham chiếu http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-truong-Giao-duc-thua-nhan-De-an-Ngoai-ngu-2020-that-bai-post172498.gd

8. PeaceCorps sắp hoạt động tại Việt nam. Thanh Niên. Tham chiếu http://thanhnien.vn/thoi-su/tinh-nguyen-vien-my-peace-corps-sap-hoat-dong-o-viet-nam-761406.html

9. Ngại ngùng là một cản trở cho học tiếng Anh. GS. Jack Richards. Tham chiếu http://www.professorjackrichards.com/psychological-barriers-in-speaking-english/

10. ICT in teacher education in an emerging developing country Vietnam. 2011. Jef Peeraer & Peter Van Petegam. Tham chiếu https://www.researchgate.net/publication/223388973_ICT_in_teacher_education_in_an_emerging_developing_country_Vietnam's_baseline_situation_at_the_start_of_'The_Year_of_ICT

11. ICT Development Index 2016. Vietnam ranking 105. Tham chiếu http://www.itu.int/net4/ITU-D/idi/2016/;

12. 1/3 người Việt dùng smartphone. Tuổi trẻ. http://nhipsongso.tuoitre.vn/tin/20140911/hon-1-3-nguoi-viet-dung-smartphone/644458.html

13. Tỷ lệ tăng trưởng cao nhất châu Á – TBD về kết nối internet. Tham chiếu http://chungta.vn/tin-tuc/kinh-doanh/ty-le-ket-noi-internet-tren-10-mbps-cua-viet-nam-tang-1-389-52758.html; Thị trường viễn thông Việt nam tăng nhanh nhất thế giới. Tham chiếu http://viettimes.net.vn/thi-truong-vien-thong-viet-nam-phat-trien-nhanh-nhat-the-gioi-72154.html

14.  Nam sinh hack nửa tỷ. Vietnamnet. Tham chiếu http://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/nam-sinh-hack-tai-khoan-ngan-hang-chiem-hon-nua-ty-321349.html

Nguyễn Thị Lan Hương