Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (55) - Tuổi trẻ không trì hoãn

18/02/2019 06:00
Giáo sư Nguyễn Lân Dũng
(GDVN) - Lãng phí thời gian là một định nghĩa sai. Thứ mà bạn có thể lãng phí chính là bản thân bạn.

LTS: Tuần này, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng tiếp tục gửi đến độc giả bài viết thứ 55 - Tuổi trẻ không trì hoãn.

Đây là những trải nghiệm, ghi chép lại của chính Giáo sư. Qua đó, Giáo sư mong muốn được truyền tải đến đông đảo độc giả.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả.

Tác giả Thần Cách (Trung Quốc) tốt nghiệp Đại học Vũ Hán. Từ năm 2006 tác giả lập một trang Blog về Tâm lý học và nhận được sự yêu mến của đông đảo cộng đồng mạng.

Cuốn “Tuổi trẻ không trì hoãn” được Nhà xuất bản Thế giới phát hành, qua bản dịch của Đỗ Mai Dung.

Cuốn sách "Tuổi trẻ không trì hoãn.
Cuốn sách "Tuổi trẻ không trì hoãn.

- Mỗi người dù ít dù nhiều đều mắc căn bệnh trì hoãn. Chỉ khác biệt ở chỗ, triệu chứng của người này nhẹ còn người khác đã đến giai đoạn cuối, nghiễm nhiên trở thành người mắc bệnh trì hoãn có thâm niên.

- “Bệnh trì hoãn” là một cụm từ thời thượng. Thậm chí nhiều người còn tìm đủ cách để đẩy bản thân mình tới gần với chứng bệnh này, cứ như không mắc bệnh tâm lý thờ ơ thì không được coi là thời thượng vậy. Nhưng thói trì hoãn mà chúng ta cho rằng không có gì là to tát ấy lại ảnh hưởng tới mọi mặt trong cuộc sống, thậm chí đã sớm gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho chúng ta trong vô thức.

- Bệnh trì hoãn gần như trở thành căn bệnh phổ biến của chúng ta ở thời đại này. Nguyên nhân gây bệnh rất nhiều, không đơn giản chỉ là lười nhác như mọi người vẫn lầm tưởng.

Những người mắc bệnh này bao gồm các công nhân, viên chức mẫn cán ngày ngày phải tăng ca, những học sinh giỏi thành tích vô cùng ưu tú, đến những nhân vật thành công trong sự nghiệp và đại đa số những người bình thường khác nữa.

- Nếu bạn dậy sớm một chút, bạn không chỉ có thể ăn sáng ở nhà mà còn có thể thong thả ngồi tầu điện ngầm đến công ty, đi thang máy lên thẳng văn phòng trước khi những người khác đến, khiến công việc của một ngày có khởi đầu thuận lợi.

- Dù bạn dậy muộn, chỉ cần hàng ngày giặt quần áo sạch sẽ, sắp xếp tủ đồ định kỳ, thì buổi sáng bạn cũng nhanh chóng tìm thấy thứ mình cần mặc. Nếu có thể chuẩn bị đồ đi làm từ tối hôm trước, cho dù buổi sáng bạn dậy muộn mấy phút cũng sẽ không đi muộn, như thế tiết kiệm được tiền taxi.

- Sự trì hoãn của bạn thực ra đã vượt khỏi giới hạn mà bạn có thể tưởng tượng. Muốn bỏ được tật trì hoãn phải bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất.

- Ngoài bạn ra không ai có thể lấy cắp thời gian của bạn.

- Thời gian là vàng bạc? Không! Thời gian còn quý hơn vàng bạc. Thời gian chính là sinh mệnh!

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (55) - Tuổi trẻ không trì hoãn ảnh 2Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (35) - Vượt lên chính mình

- Những người có thói quen trì hoãn có tỷ lệ cao trở thành những kẻ rỗng túi. Bởi vì tương lai đối với họ là hư ảo, vì họ không muốn bỏ thời gian cho nó.

- Không nên lùi công việc lại đến ngày mai. Những ai không trân trọng hôm nay, ngày mai mãi mãi cũng chỉ là sự tưởng tượng đẹp đẽ.

- Hãy tìm ra quãng thời gian vụn vặt bị bạn lãng phí, nghĩ cách giảm thiểu chúng và khiến chúng trôi qua có giá trị hơn.

- Phải tin tưởng vào thực lực của mình, đừng bao giờ để mất sự tự tin; tuyệt đối không được mất niềm tin vào bản thân mình, tuyệt đối không vì sợ hãi nhất thời mà đánh mất cơ hội thưởng thức phong cảnh khắp nơi.

- Tám tiếng công sở kết thúc chỉ để đọc tin tức giải trí, tán nhảm với đồng nghiệp, nghịch di động, nhận chuyển phát nhanh email. Thời gian làm việc thực sự có khi chưa đến một tiếng đồng hồ.

- Mỗi vị trí công việc trong công ty đều có mục đích, có quyền hạn trách nhiệm. Nếu bạn đùn đẩy công việc của mình cho người khác, hoặc cứ lần lữa tới tận phút chót mới hoàn thành thì sẽ xảy ra những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được.

- Nếu bạn cảm thấy công việc trong ngày không nhiều nhưng vẫn không vui, sau khi về nhà tâm thần mệt mỏi, không thể đúc kết được thành quả của một ngày làm việc là gì, thì bạn chắc chắn đã bị trì hoãn mức độ nặng, kéo vào trạng thái vô thức, đánh mất bản thân mà không hề biết.

- Nhận thức được sự mất mát do tình trạng vô thức gây ra là bước đầu tiên để thoát khỏi căn bệnh trì hoãn cấp độ nặng.

-Lãng phí thời gian là một định nghĩa sai. Thứ mà bạn có thể lãng phí chính là bản thân bạn.

- Thành La Mã không thể xây trong một ngày. Nấc thang của ước mơ cũng sẽ không đột nhiên xuất hiện trong ảo tưởng. Muốn thực hiện lý tưởng của mình, sống một cuộc sống không bao giờ phải hối hận, xin hãy tránh xa trì hoãn ngay từ lúc này.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (55) - Tuổi trẻ không trì hoãn ảnh 3Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (34) - Tuổi 20 yêu thương

- Sự trì hoãn lúc này có lẽ sẽ không phát sinh hậu quả ngay lập tức, nhưng cuối cùng sẽ xuất hiện trong cuộc sống tương lai của bạn bằng một cách nào đó.

- Khả năng tự kiểm soát là điều kiện quan trọng để xây dựng nấc thang mơ ước. Trì hoãn là sự vô trách nhiệm lớn nhất.

- Những thứ quen thuộc thường ít khi được người ta coi trọng. Chính vì bản thân mỗi người đều mang trong mình mầm mống của căn bệnh trì hoãn nên chúng ta mới dễ dàng không chú ý tới nó.

Chỉ những người thực sự coi trọng căn bệnh trì hoãn mới tránh được việc bệnh càng ngày càng nặng, đồng thời sớm thoát được nó.

- Nhiều khi, sự nỗ lực của bạn chỉ là để bù đắp hậu quả nghiêm trọng do trì hoãn mang lại.

- Trì hoãn thành thói quen là trở ngại khó lòng vượt qua trên con đường dẫn thành công, chỉ khi thoát hỏi nó bạn mới có tương lai.

- Hãy nói với những người khác rằng bạn quyết tâm chữa bệnh trì hoãn. Lúc không thể kiên trì được nữa, hãy nghĩ đến những gì bạn từng nói.

- Có thể thử xây dựng một lúc vài thời gian biểu, cho tới khi nào phù hợp mới thôi. Không có kế hoạch hoàn hảo nhất, chỉ có kế hoạch phù hợp với thực tế nhất.

- Bạn hãy giao lưu nhiều với những người đã chữa bệnh trì hoãn thành công. Tìm một người cùng chung chí hướng để giám sát lẫn nhau cũng là một cách chữa bệnh trì hoãn một cách có hiệu quả.

- Khi bạn phát hiện rằng mình từ một người lười biếng thành một người càng ngày càng chăm chỉ, nhanh nhẹn, thì bệnh trì hoãn của bạn cũng đã giảm đi khá nhiều rồi. Lười biếng chính là nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc trì hoãn.

- Đừng tham niềm vui nhất thời do lười biếng mang lại mà bỏ lỡ tương lai ngọt ngào. Lười biếng là căn nguyên của mọi triệu chứng trì hoãn. Lười là một dạng bản tính của con người, nhưng chúng ta có thể cố gắng để giảm bớt nó. Lười quá mức dẫn tới việc chúng ta sẽ phải sống một cuộc đời lãng phí.

- Xây dựng một mục tiêu rõ ràng để khôi phục mong muốn hành động. Quan trọng là phải xây dựng được niềm tin vào việc chữa bệnh trì hoãn.

- Đừng lúc nào cũng nghĩ còn có ngày mai. Ngày mai, lại ngày mai, lấy đâu ra mà nhiều ngày mai đến thế. So với việc trì hoãn đến ngày mai, chi bằng cố gắng thêm một tý, làm xong việc hãy thả lỏng bản thân.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (55) - Tuổi trẻ không trì hoãn ảnh 4Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (33) - Để có một tâm hồn đẹp

- Phải biết rằng bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Nó đại diện cho sự bắt đầu của việc khởi động kế hoạch, đồng thời nó cũng là một bước quan trọng trong việc chuyển biến tâm lý của bạn.

- Lười biếng không đáng sợ. Mất đi niềm tin mới thực sự đáng sợ.

- Trách nhiệm sẽ không vì bạn mà mất đi. Chuẩn bị càng đầy đủ thì hoàn thành nhiệm vụ càng tốt. Đừng để trì hoãn có cơ hội chiến thắng.

- Hai việc đều khó, chọn việc ít khó hơn. Lựa chọn vừa đơn giản lại dễ dàng.

- Học cách phân chia định lượng công việc để cảm giác về thành tích giúp bạn bước ra khỏi vũng bùn trì hoãn.

- Thứ bạn trì hoãn được chỉ là thời gian, chứ không thể khiến nhiệm vụ hay công việc đó biến mất. Việc phải làm cuối cùng vẫn phải làm, chỉ không bắt tay vào làm từ bây giờ. Hãy liệt kê ra một danh sách mà bạn không thể trốn tránh.

- Đối với công việc của bạn, hoàn thành nó, đảm bảo chất lượng, đảm bảo số lượng là điều quan trọng nhất. Đương nhiên nếu đủ thời gian, theo đuổi sự hoàn mỹ không phải là điều không được. Nhưng nhất định phải để lại cho mình thời gian để giải quyết các vấn đề phát sinh đột ngột hoặc khẩn cấp.

- Những người trì hoãn độ nặng có thể phân chia thời gian cho những công việc chính và phụ, quy định những khoảng thời gian khác cho những công việc có cấp độ quan trọng khác nhau.

- Đặt ra mục tiêu theo khả năng của mình, phát huy toàn bộ sức lực, đó cũng là một kiểu hoàn mỹ. Hoàn mỹ và hiệu quả đôi khi không thể đi đôi với nhau. Cần có sự cân bằng giữa hai thứ này. Đừng vì yêu cầu của sự hoàn mỹ mà ảnh hưởng tới tâm trạng của mình và người khác.

- Tìm được phương pháp quản lý thời gian phù hợp với bản thân mới có thể đánh bại được bệnh trì hoãn.

- Mỗi ngày hãy phát hiện ra một vẻ đẹp bé nhỏ mà trước kia mình không bao giờ chú ý. Hãy giúp đỡ người khác bằng những việc nhỏ nhất.

- Một bữa sáng đầy đủ sẽ giúp bạn tràn đầy tinh lực cả ngày, công việc học tập càng hiệu quả hơn, từ đó sẽ không rơi vào trạng thái trì hoãn nữa.

- Hãy viết cả khả năng thay đổi vào bảng kế hoạch. Khi phải đối phó với thay đổi bạn mới không bị rối loạn.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (55) - Tuổi trẻ không trì hoãn ảnh 5Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (28) - Không gì là không thể

- Hãy dùng các phương thức giải trí và thả lỏng làm phần thưởng cho việc hoàn thành nhiệm vụ của mình.

- Việc nặng, nhẹ, nhanh, chậm; biết phân cấp mới không hao tổn tâm trí.

- Đầu tiên phân chính, phụ rồi mới liệt kê theo trình tự. Từ tổng thể phân thành chi tiết, rồi lần lượt giải quyết.

- Dùng thứ mà mình ước ao có được nhất làm thước đo tổn hại. Sau mỗi việc ghi chú mức tổn thất do bệnh trì hoãn gây ra cho mình để thêm tác dụng kích thích.

- Mỗi lần khắc phục được trì hoãn hãy tặng cho mình một phần thưởng nhất định. Niềm vui khi tận hưởng phần thưởng vượt ngoài sức tưởng tượng của bạn.

- Chỉ có làm mới có thể thay đổi. Trước khi làm cần phân rõ mức độ nặng nhẹ, gấp hay không gấp của công việc để có bố trí hợp lý. Deadline - thời hạn cuối cùng, không phải thứ bạn muốn có là có thể bắt kịp.

- Ngồi chơi đợi linh cảm xuất hiện rồi mới bắt đầu, chi bằng vừa làm vừa tìm linh cảm. Đừng nên tìm cảm giác kích thích làm động lực, làm tuần tự từng bước một mới là thượng sách.

- Chia một công việc phức tạp thành những công việc đơn giản, bạn sẽ không thấy khó. Làm vậy sẽ khiến bạn tránh được tình trạng trì hoãn công việc. Lúc nào cũng phải cổ vũ chính mình, giúp thúc đẩy bản thân nhanh chóng hoàn thành.

- Năng lực của tập thể luôn mạnh hơn năng lực của cá nhân. Hãy tin vào đồng đội của bạn, nhưng cũng cần đưa ra chỉ đạo kịp thời lúc cần thiết. Không biết phân công công việc khiến bạn càng ngày càng bận, từ đó dẫn đến trì hoãn.

- Bệnh trì hoãn thực ra là do khả năng tự kiểm soát kém, không quản lý được bản thân. Muốn thay đổi khả năng kiểm soát kém phải bắt đầu từ những việc nhỏ, dùng sự tiến bộ nhỏ nhoi để xây dựng lại niềm tin.

- Người ta thường trì hoãn vì không có mục tiêu rõ ràng. Phương hướng càng mơ hồ càng dễ lãng phí thời gian. Hãy tìm kiếm một động lực khiến mình phải bước về phía trước.

- Một bàn làm việc ngăn nắp sẽ khiến tinh thần người ta phấn chấn, hiệu quả công việc cũng cao. Dù là môi trường làm việc hay cuộc sống đều phải dọn dẹp, sắp xếp thường xuyên, không trì hoãn.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (55) - Tuổi trẻ không trì hoãn ảnh 6Giáo sư Nguyễn Lân Dũng đọc giùm bạn (26) - Thay đổi câu hỏi, thay đổi cuộc đời

- Tránh xa bạn xấu, đừng để sự tự tin của mình dần dần mất đi. Hãy sử dụng sự trợ giúp từ bên ngoài một cách hiệu quả, xây dựng hệ thống kỷ luật tự giác, ném trì hoãn ra ngoài biển.

- Trì hoãn là một thói quen lâu ngày mà hình thành, là một dạng bệnh mãn tính. Không có cách nào chữa khỏi ngay lập tức mà cần một quá trình lâu dài. Chỉ cần vững tin, không sợ khó thì nhất định càng đi càng xa trên con đường khắc phục bệnh này.

- Ghi chép lại thời gian đã dùng vào việc gì bạn sẽ rất kinh ngạc khi phát hiện thì ra mình lãng phí nhiều thời gian như thế.

- Chữa bệnh trì hoãn bắt đầu từ việc thay đổi cuộc sống luộm thuộm của bản thân. Không cần thay đổi gì ghê gớm, chỉ cần kiên trì mỗi ngày.

- Đến muộn là thể hiện sự không tôn trọng người khác, cũng là lãng phí thời gian của người khác.

- Trong quá trình chữa bệnh trì hoãn, trải qua rèn luyện sẽ trở thành một bản thân tốt hơn.

Giáo sư Nguyễn Lân Dũng