Nhân tố con người và sứ mệnh của Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia

07/07/2018 07:09
Lại Cường
(GDVN) - Năm 2025 EVNNPT sẽ trở thành một trong các tổ chức truyền tải điện thuộc 10 nước hàng đầu châu Á và đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trên thế giới.

Đẩy mạnh nhân tố con người

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ EVNNPT lần thứ hai (Nhiệm kỳ 2015 - 2020), đã đề ra mục tiêu Chiến lược là: “Phát triển EVNNPT đến năm 2020 trở thành một trong bốn tổ chức truyền tải điện hàng đầu khu vực ASEAN, năm 2025 trở thành một trong các tổ chức truyền tải điện thuộc 10 nước hàng đầu châu Á và đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực truyền tải điện”.

Để thực hiện mục tiêu Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc đã có những định hướng trong lãnh đạo, chỉ đạo nhằm đảm bảo cho EVNNPT phát triển vững mạnh toàn diện, trong đó đặc biệt là phải xây dựng, hoạch định được Chiến lược phát triển phù hợp trên cơ sở tầm nhìn và sứ mệnh của EVNNPT đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040, cùng các mục tiêu chiến lược.

Trong đó, Tầm nhìn: “Đến năm 2020 EVNNPT trở thành một trong bốn tổ chức truyền tải điện hàng đầu ASEAN, năm 2025 trở thành một trong các tổ chức truyền tải điện thuộc 10 nước hàng đầu châu Á và đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực truyền tải điện”.

Một cuộc hội thảo của EVNNPT với đối tác nước ngoài. (Ảnh: EVNNPT)
Một cuộc hội thảo của EVNNPT với đối tác nước ngoài. (Ảnh: EVNNPT)

Sứ mệnh: “Đảm bảo truyền tải điện an toàn, liên tục, ổn định cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng và thị trường điện Việt Nam”. 

Các mục tiêu chiến lược: Đảm bảo vận hành hệ thống truyền tải điện an toàn, liên tục và ổn định; xây dựng hệ thống truyền tải điện quốc gia hiện đại; đảm bảo nguồn tài chính hợp lý cho hoạt động EVNNPT; xây dựng mô hình tổ chức, quản trị chuyên nghiệp hướng đến hiệu quả cao nhất; đầu tư và phát triển lưới điện thông minh (Smart Grid); cán bộ, công nhân viên yên tâm công tác, tự hào và tin tưởng vào EVNNPT.  Yếu tố tiên quyết mà EVNNPT cần chính là Con người và Văn hóa.

Con người phải được đặt ở vị trí phù hợp, đó là những con người tâm huyết nhất, phù hợp nhất đối với công việc và được đặt ở vị trí phát huy tốt nhất năng lực của mình.

EVNNPT hướng đến, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/ĐU của Đảng ủy EVNNPT về thực hiện văn hóa EVNNPT đồng bộ trong cả hệ thống chính trị từ Tổng Công ty đến mỗi cơ quan, đơn vị, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức gương mẫu, có phẩm chất đạo đức tốt, tận tâm đi đầu trong mọi công việc.

Một trong những giải pháp cực kỳ quan trọng là tiếp tục xây dựng, bổ sung, kiện toàn các hoạt động của tổ chức Đảng và đoàn thể.

Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng nhằm xây dựng Đảng bộ EVN NPT trong sạch, vững mạnh toàn diện về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

Nhân tố con người và sứ mệnh của Tổng Công ty truyền tải điện quốc gia ảnh 2EVNNPC chú trọng công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng trong mùa khô 2018

Hoạt động của tổ chức Công đoàn và các tổ chức quần chúng cũng cần được đẩy mạnh, nhằm tăng thêm tình đoàn kết và gắn bó giữa cán bộ, công nhân, viên chức và Tổng Công ty, làm cho mọi người xem EVN NPT như là ngôi nhà thứ hai thân thiết của mình.

Hiện tại, công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của EVNNPT chưa được chuẩn hóa, dẫn tới thiếu hụt trong tương lai cả đội ngũ công nhân lành nghề lẫn các nhân sự kỹ thuật, nhân sự quản lý có trình độ cao.

Giải pháp đầu tiên EVNNPT mà thực hiện mục tiêu đến năm 2025 là thành lập “Trung tâm phát triển nguồn nhân lực truyền tải điện” để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho tổ chức, thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển (R&D).

Việc hoàn thiện mô hình tổ chức của EVNNPT phải đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa trong công tác quản lý vận hành; nghiên cứu chuyển từ mô hình 4 cấp hiện nay sang mô hình 3 cấp (EVNNPT, các công ty truyền tải điện khu vực, các công ty truyền tải điện địa phương).

EVNNPT nghiên cứu xây dựng bộ phận chuyên trách về các hoạt động kinh doanh, hợp đồng, tài chính của EVNNPT trong thị trường điện cạnh tranh; lập đề án nghiên cứu, xác định vai trò của EVNNPT trong thị trường điện cạnh tranh để xác định mối quan hệ giữa các đơn vị: phát điện, truyền tải điện, vận hành thị trường, điều độ hệ thống điện.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Khó khăn hiện nay EVNNPT đang phải đối mặt là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của Tổng Công ty. Bộ phận quản lý trung và cao cấp của EVNNPT hầu hết là các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao, nhưng lại chưa được đào tạo bài bản về kỹ năng quản lý.

EVNNPT chưa có đội ngũ chuyên gia kỹ thuật đầu ngành trong lĩnh vực hệ thống điện, chưa có cơ sở đào tạo chính thức để đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động, chưa có các chương trình chuẩn hóa trong đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật, quản lý.

Nhìn chung, cơ chế hiện nay chưa tạo ra động lực mạnh để khuyến khích các đơn vị, cá nhân giảm chi phí, tăng năng suất lao động.

Với mục tiêu tới năm 2020 là “Xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nâng cao năng suất lao động”, giải pháp được EVN NPT đưa ra bao gồm:

Hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ, tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ trong diện quy hoạch và đương nhiệm về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, ngoại ngữ; thực hiện công tác nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm, trước khi bổ nhiệm và bổ nhiệm lại, thực hiện công tác luân chuyển cán bộ.

Trên cơ sở phát huy ưu điểm của công tác đào tạo, bồi dưỡng những năm qua, Tổng Công ty cần mở rộng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại, nâng cao theo các chuyên ngành để từng bước chuẩn hóa công tác đào tạo; tăng quy mô và tỷ trọng được đào tạo, đặc biệt là các kỹ sư giỏi, chuyên gia đầu ngành ở tất cả các lĩnh vực trong kỹ thuật và quản lý.

EVNNPT đồng thời đẩy mạnh hợp tác với các trường đại học có uy tín trong nước để đào tạo các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiên cứu định hướng phát triển phù hợp với thực tế.

Nguồn nhận lực được chú trọng đào tạo và phát triển. (Ảnh: EVNNPT)
Nguồn nhận lực được chú trọng đào tạo và phát triển. (Ảnh: EVNNPT)

Nhiều năm nay, Đảng ủy, Hội đồng Thành viên, Ban Tổng Giám đốc EVNNPT luôn chú ý làm sao cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, rồi đến công nhân, viên chức, nhất là những người trực tiếp thiết kế, thi công và vận hành nguồn điện, đường dây, có thể học tập nâng cao trình độ khoa học, kỹ thuật.

Việc cử cán bộ đi đào tạo chuyên sâu một số lĩnh vực then chốt ở những nước có dịch vụ truyền tải điện hàng đầu thế giới, cũng là một giải pháp mà EVN NPT quan tâm.

Đồng thời, Tổng Công ty cần đẩy mạnh nghiên cứu để tiến tới ký kết đối tác chiến lược với các tổ chức truyền tải điện hàng đầu trên thế giới như RTE (Pháp), Elia (Bỉ)... Chú trọng tới chất lượng nguồn nhân lực ngay từ khâu tuyển dụng.

Việc có phòng thí nghiệm điện đạt các tiêu chuẩn quốc tế là hết sức cần thiết trong tình hình hiện nay, nhằm kết hợp giữa lý thuyết với thực hành, ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào công việc cụ thể.

EVNNPT hướng tới xây dựng phòng thí nghiệm điện chuẩn quốc tế tới cấp điện áp 500kV để đảm bảo tự chủ trong công tác thí nghiệm, kiểm định chất lượng của các thiết bị điện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị điện.

Việc xây dựng hệ thống bảng điểm cân bằng cũng được đặt ra trong phạm vi toàn bộ EVN NPT theo các mục tiêu chiến lược, tạo ra hệ thống các chỉ số đo lường hiệu suất cụ thể đến từng đơn vị, từng cá nhân; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, mở rộng các “kênh” liên lạc giữa các cấp lãnh đạo EVNNPT và từng cán bộ, công nhân, viên chức thuộc Tổng Công ty.

 Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ

Đối với EVNNPT - một đơn vị đầu tư, quản lý và vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia trải dài từ Bắc vào Nam, đã ứng dụng nhiều loại hình công nghệ trên lưới, tự động hóa một số công đoạn vận hành.

Với việc phát triển của công nghệ IoT, điện toán đám mây, công nghệ cảm biến, các thiết bị được kết nối với nhau thông qua internet, rất nhiều cảm biến, thiết bị giám sát vận hành online cũng đồng thời được lắp đặt để thu thập dữ liệu.

Thách thức đối với EVNNPT là chuẩn hóa được thiết bị, kết nối các hệ thống đã được trang bị, các phần mềm rời rạc hiện hữu thành một hệ thống thống nhất để có thể khai thác hệ thống đó một cách hiệu quả hơn, tiết kiệm nhân lực cũng như chi phí.

Thời đại IoT cũng tạo ra những thách thức nhất định mà EVNNPT cần phải có sự chuẩn bị trước. Chẳng hạn như việc gia tăng sử dụng IoT sẽ làm tăng nguy cơ bị xâm phạm, an ninh mạng và những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của con người trong sử dụng các sản phẩm kết nối không dây hay các phương tiện không người lái.

Trong đề án Lưới điện thông minh, EVNNPT đã có kế hoạch nâng cấp hệ thống điều khiển các TBA truyền thống đáp ứng tiêu chuẩn IEC 61850, TBA số. Ngoài ra, EVNNPT đang triển khai trạm biến áp số với hệ thống điều khiển sử dụng giao thức IEC 61850 đến cấp mạng thiết bị (process bus) và dự kiến đưa vào vận hành chính thức năm 2018-2019.  

EVNNPT sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong truyền tải điện năng.
EVNNPT sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong truyền tải điện năng.

Hiện, EVNNPT đang triển khai kế hoạch chuyển các TBA 220kV sang thực hiện thao tác điều khiển từ xa từ các Trung tâm điều độ.  Hệ thống thu thập dữ liệu đo đếm: EVNNPT đã thực hiện dự án xây dựng hệ thống thu thập dữ liệu công tơ.

Cuối năm 2016, EVNNPT đã trang bị thiết bị giám sát dầu online cho tất cả các MBA và kháng điện 500kV còn lại trên lưới chưa được trang bị.

Trung tâm điều độ Hệ thống điện quốc gia (A0) đang thực hiện lắp đặt hệ thống ghi sự cố tại 73 TBA trên lưới truyền tải và sân phân phối một số nhà máy điện. Hệ thống được sử dụng để ghi lại các nhiễu loạn, bất thường và sự cố trên lưới phục vụ cho mục đích phân tích, đánh giá các sự cố, bất thường trên lưới điện.

Công nghệ DLR kết hợp các dữ liệu về điều kiện thời tiết trong khu vực như sức gió, hướng gió, nhiệt độ môi trường, áp suất và độ ẩm từ đó tính toán xác định khả năng truyền tải của đường dây theo thời gian thực.

Cùng với đó EVNNPT đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi triển khai cho các đường dây truyền tải nối nguồn thủy điện có vai trò quan trong trong việc truyền tải công suất khu vực miền Bắc, dự kiến hoàn thành tr ong giai đoạn 2017-2019.

Thống kê sự cố trong các năm qua cho thấy, sự cố đường dây do nguyên nhân sét đánh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các loại sự cố, khoảng 60÷70% tổng số sự cố đường dây. Trong năm 2018, sẽ đưa vào vận hành hệ thống thu thập cảnh báo sét khu vực miền Bắc.

EVNNPT đang xây dựng, định hướng xây dựng doanh nghiệp số để quản lý tài sản và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư xây dựng của TCT.

Triển khai hệ thống GIS và tích hợp được các phần mềm ứng dụng liên quan: quản lý kỹ thuật, quản lý tiến độ (trong QLDA), quản lý mạng truyền dẫn,…; triển khai hệ thống quản lý tài sản theo tiêu chuẩn ISO 55000, hệ thống quản lý tài sản tập trung vào độ tin cậy (RCM).

Từng bước tích hợp các hệ thống phần mềm đã triển khai như GIS, RCM và các hệ thống khác vào một hệ thống thống nhất và từng bước tổ chức kho dữ liệu dùng chung. Đây là nội dung quan trọng nhất EVNNPT cần triển khai thực hiện.

EVNNPT đã triển khai thử nghiệm ứng dụng UAV trong việc kiểm tra định kỳ đường dây. Việc áp dụng UAV trong việc kiểm tra thiết bị, mỗi đội đường dây cần 03 người (vận hành thiết bị bay kiểm tra thiết bị và hành lang) thay vì phải huy động toàn bộ đội đường dây kiểm tra (hiện nay mỗi đội trung bình có 25 người quản lý khoảng 200km đường dây). Trong năm 2018, EVN NPT sẽ có đánh giá chi tiết về tiết kiệm chi phí, nhân lực trước khi áp dụng rộng rãi.

Hiện nay EVNNPT đang triển khai dự án lắp đặt thiết bị định vị sự cố cho 69 đường dây 550, 220kV quan trọng, các đường dây đi qua khu vực đồi núi cao, xảy ra nhiều sự cố.

Từ năm 2012, EVNNPT cũng đã có nghiên cứu và ứng dụng dây dẫn siêu nhiệt, thay thế dây dẫn nhôm lõi thép tại một số đường dây 220kV đang vận hành để tăng khả năng mang tải của đường dây như: ĐZ 220kV Thường Tín - Mai Động; tải ĐZ 220kV Hòa Bình - Xuân Mai; ĐZ 220kV Nho Quan - Ninh Bình, ĐZ 220kV Phả Lại - Phố Nối...

Qua nghiên cứu, EVNNPT đã tiến hành lắp thiết bị SVC tại một số nút: 40Mvar tại trạm 220kV Việt Trì, 40Mvar tại trạm 220kV Thái Nguyên. Giai đoạn 2017-2020, NPT sẽ tiếp tục nghiên cứu, tính toán để lắp đặt tại các nút khác trên lưới để đảm bảo chất lượng điện áp.

Lại Cường