Ấn Độ hoãn ra mắt máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 thêm hai năm

21/05/2012 11:28
My Thái (Theo Tân Hoa xã)

(GDVN) - Tờ “Business Standard” đưa tin, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA) được Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019.

Tờ “Business Standard” của Ấn Độ mới đây đưa tin, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 (FGFA) được Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019, chậm hơn 2 năm so với thông báo trước đó là năm 2017.

Dự án FGFA là kết quả của mối quan hệ đối tác Nga-Ấn. Hiện dự án này vẫn đang trong giai đoạn thiết kế sơ bộ (PDP), giai đoạn này kéo dài trong 18 tháng, dự kiến đến cuối năm 2012 sẽ kết thúc. Phía Ấn Độ ước tính giai đoạn này sẽ phải chi phí tới 295 triệu USD.

Sau khi kết thúc PDP, Nga và Ấn Độ sẽ chuyển dự án FGFA sang giai đoạn nghiên cứu và phát triển. Công ty Hindustan Aeronautics Limited của Ấn Độ cho biết, giai đoạn này sẽ kéo dài trong vòng 7 năm.

FGFA được Công ty Hindustan Aeronautics Limited và Tập đoàn Sukhoi thiết kế dựa trên cơ sở kỹ thuật của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga (mô hình đầu tiên được ra mắt vào tháng 1/2010) với những yêu cầu về khả năng tàng hình, tốc độ siêu âm và hệ thống liên lạc hiện đại.

Tờ “Business Standard” tiết lộ, dự án FGFA được Ấn Độ chịu trách nhiệm về chi phí (trong giới hạn ngân sách).

Hiện quân đội Nga và Ấn Độ đang có kế hoạch mua khoảng 250 chiếc FGFA, mỗi chiếc dự kiến sẽ có giá khoảng 100 triệu USD, chưa kể chi phí nghiêu cứu chế tạo.

Công ty Hindustan Aeronautics Limited đang lo lắng việc phía Nga có thể yêu cầu đầu tư nhiều kinh phí hơn cho công tác nghiên cứu, đặc biệt là hệ thống điện tử. Theo đó, Ấn Độ có thể phải đầu tư thêm 600 triệu USD so với chi phí dự kiến ban đầu.

Không quân Ấn Độ hy vọng rằng FGFA sẽ được sản xuất với kỹ thuật công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Không quân Ấn Độ đã yêu cầu cải tiến 40-45 hạng mục trong dự án FGFA lần này.

Một trong những yêu cầu trong dự án này là cần phải được trang bị hệ thống siêu radar hiện đại nhất thế giới hiện này thay vì hệ thống radar do Nga chế tạo.

Tuy nhiên, với những yếu cầu trên thì phía Ấn Độ cần phải đầu tư thêm những khoản chi phí đáng kể.

Cho đến nay, Không quân Ấn Độ cũng thể xác định được FGFA sẽ có hai chỗ ngồi hay chỉ cần 1 chỗ ngồi. Tuy nhiên các chuyên gia quân sự của Ấn Độ cho rằng, Không quân Ấn Độ chỉ nên đặt mua loại FGFA một chỗ với hệ thống điện tử hiện đại là đủ.

Dự án FGFA sẽ giúp cho Ấn Độ có bước khởi đầu tốt trong kế hoạch tự sản xuất vũ khí trang bị. Để có được giấy phép sản xuất máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, Ấn Độ phải bỏ ra khoản tiên từ 6-7 tỷ USD.

Dự án FGFA cũng có chi phí tương đương, nhưng nó sẽ giúp cho Ấn Độ tiếp nhận được những kinh nghiệm thiết kế máy bay chiến đấu một cách thực tế hơn.


My Thái (Theo Tân Hoa xã)