Ấn Độ muốn hợp tác với Mỹ nghiên cứu phát triển vũ khí mũi nhọn

01/10/2014 08:54
Việt Dũng
(GDVN) - Ấn Độ có xu hướng tăng cường hợp tác nghiên cứu phát triển với Mỹ, thay vì mua sắm-cung ứng trước đây, nhằm phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước.
Ngày 30 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama
Ngày 30 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama

Trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 28 tháng 9 đưa tin, một quan chức Ấn Độ cho biết, nhà lãnh đạo nước ngày ngày 30 tháng 9 khi đến Nhà Trắng sẽ tìm kiếm triển khai công tác hợp tác nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị công nghệ cao với Mỹ, từ đó làm thay đổi quan hệ “mua sắm và cung ứng” giữa nước này và Mỹ.

Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết, Tân Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thảo luận vấn đề để cho các công ty Mỹ và Ấn Độ tham gia nhiều hơn vào công tác hợp tác nghiên cứu phát triển.

Nhà phân tích vấn đề quốc phòng cho rằng, chính quyền Narendra Modi sẽ không đưa ra đơn đặt hàng vũ khí trang bị lớn với Mỹ như chính quyền cũ. Ông Narendra Modi sẽ tranh thủ để các công ty quốc phòng Mỹ xây dựng quan hệ đối tác nhiều hơn với các công ty quốc phòng của Ấn Độ, từ đó thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.

Trong 10 năm qua, Ấn Độ đã mua vũ khí trị giá 10 tỷ USD của Mỹ, phần lớn đều mua sắm thông qua hoạt động tiêu thụ hàng hóa quân sự do nước ngoài tổ chức.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Barack Obama

Giáo sư Bharat Karnad, người nghiên cứu an ninh quốc gia, Trung tâm nghiên cứu chính sách Ấn Độ cho rằng: “Sau khi mua máy bay trực thăng Apache và máy bay vận tải C-17 (của Mỹ), (Ấn Độ) sẽ thực hiện chính sách mua sắm có tính lựa chọn hơn. Hơn nữa hy vọng (cùng Mỹ) hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống công nghệ tiên tiến hơn, chứ không phải chỉ đề xuất cải tiến các vũ khí trang bị có hàm lượng công nghệ tương đối thấp như tên lửa chống tăng kiểu vác vai Javelin”.

Nhà nghiên cứu cao cấp Rajeswari Pillai Rajagopalan, Quỹ nghiên cứu nhà quan sát (Observer Research Foundation) cho rằng, hy vọng quan hệ Ấn Độ và Mỹ chuyển biến theo hướng quan hệ hợp tác nghiên cứu phát triển.

“Về đại thể, Mỹ đã trở thành một nước cung ứng, nhưng tình hình này sẽ thay đổi. Từ tiến hành giao dịch với nước cung ứng đơn thuần trở thành hợp tác nghiên cứu phát triển các hệ thống vũ khí, sự thay đổi tính chất này phù hợp với lợi ích hai bên” – ông nói.

“Kế hoạch hợp tác thương mại và công nghệ quốc phòng” (Defense Trade and Technology Initiative, DTTI) khôi phục sức sống đã công khai đề xuất các chương trình vũ khí, bao gồm hợp tác nghiên cứu chế tạo tên lửa chống tăng vác vai Javelin thế hệ mới, máy bay trực thăng MH-60R và máy bay không người lái. Kế hoạch nêu trên dùng cho quy hoạch lĩnh vực hợp tác nghiên cứu phát triển của hai nước trên phương diện quốc phòng.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Mỹ
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm Mỹ

Quan chức Bộ Ngoại giao nói trên cho biết, kế hoạch này sẽ được tăng cường trong thời gian ông Narendra Modi gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Chuyên gia phân tích cho rằng, chính quyền Narendra Modi có thể tiến hành đàm phán một số thỏa thuận với Washington có lợi hơn. Điều này là do chính phủ Modi chiếm đa số ghế rõ rệt trong Quốc hội, hơn nữa đã áp dụng đường lối phát triển kinh tế theo chủ nghĩa tự do.

Nhà phân tích vấn đề quốc phòng, chuẩn tướng lục quân nghỉ hưu Ấn Độ Rahul Bhonsle cho rằng: “Chính phủ do Đảng Nhân dân Ấn Độ lãnh đạo nghiêng về tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ, vì vậy những nỗ lực nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng sẽ có khả năng được tăng cường, trên phương diện triển khai huấn luyện và diễn tập liên hợp càng như vậy. Hai bên trong tương lai có khả năng đạt được thỏa thuận chi viện hậu cần theo một hình thức nào đó”.

Một nguồn tin từ Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) cho biết, tháng 4 năm 2013, những nỗ lực triển khai hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo với công ty Raytheon không đạt được thành quả, vì vậy nó liên quan đến vấn đề chuyển nhượng công nghệ cao.

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp gỡ vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp gỡ vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton

Đến nay, Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ và Cơ quan các dự án nghiên cứu cao cấp Bộ Quốc phòng Mỹ đã đồng ý hợp tác nghiên cứu phát triển hệ thống phát hiện chất nổ và hệ thống C4I. Nguồn tin trên cho biết, thỏa thuận cuối cùng liên quan đến những chương trình này vẫn chưa được ký kết.

Một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng cho biết, dự kiến trong thời gian thăm Mỹ của ông Modi sẽ không đạt được thỏa thuận mua sắm vũ khí lớn mới.

Tháng trước, Bộ Quốc phòng đã đạt được thỏa thuận mua sắm 22 máy bay trực thăng Apache trị giá 1,4 tỷ USD và mua máy bay trực thăng hạng nặng Chinook trị giá 1 tỷ USD. Nhưng, mãi đến ngày 24, khoản tiền liên quan đến 2 thỏa thuận này vẫn chưa được phê duyệt.

Hợp đồng mua sắm 145 lựu pháo siêu nhẹ M777 trị giá 680 triệu USD từ năm 2010 đến nay vẫn chưa quyết định. Nguồn tin Bộ Quốc phòng nêu trên nói thêm, thỏa thuận liên quan đến hợp tác nghiên cứu chế tạo tên lửa Javelin không có nhiều khả năng được ký kết trong thời gian thăm Mỹ của ông Modi.

Trang mạng "deccanchronicle" đưa tin mới nhất cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tổ chức bữa ăn tối với Thủ tướng Ấn Độ vào hôm thứ Hai vừa qua, đến ngày 30 tháng 9, hai nhà lãnh đạo sẽ ra một tuyên bố kêu gọi một nỗ lực chung vì hòa bình và thịnh vượng. Hai bên sẽ thông qua tham vấn, tiến hành tập trận chung và chia sẻ công nghệ, hợp tác an ninh vì an ninh khu vực và thế giới.

Ấn Độ đặt mua 22 máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng AH-64D của Mỹ
Ấn Độ đặt mua 22 máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng AH-64D của Mỹ
Việt Dũng