Ấn Độ muốn sớm sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đối phó Trung Quốc

19/06/2015 06:55
Đông Bình (nguồn mạng sina)
(GDVN) - Nga không có nhiều khả năng từ bỏ chương trình FGFA, Ấn Độ có nhiều phương án do FGFA chậm trễ, có thể đề nghị Nga bán 18 máy bay chiến đấu T-50.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga

Mạng quân sự sina Không quân Trung Quốc ngày 18 tháng 6 dẫn mạng tin tức tổ hợp công nghiệp quân sự Nga cùng ngày đưa tin, tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 16 tháng 6 tiết lộ, Ấn Độ đến nay vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về chương trình hợp tác nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm FGFA giữa Nga-Ấn.

Năm 2011, Tập đoàn chế tạo hàng không liên hợp Nga và Công ty TNHH hàng không Hindustan (HAL) đã ký kết hợp đồng hợp tác nghiên cứu phát triển chương trình máy bay FGFA.

Hiện nay, Ấn Độ đã đầu tư 250 triệu USD, chiếm 50% số vốn chương trình, nhưng hợp đồng nghiên cứu chế tạo toàn diện máy bay đến nay vẫn chưa đầy đủ (hợp đồng mới yêu cầu số tiền đầu tư của Ấn Độ vẫn chiếm tỷ lệ 50%, nhưng tổng số tiền lên tới 6 tỷ USD).

Nguồn tin tin cậy cho rằng, chương trình FGFA sở dĩ chậm trễ là do Ấn Độ vừa hy vọng nhận được máy bay chiến đấu 1 chỗ ngồi để đoạt lấy quyền kiểm soát trên không, vừa muốn sở hữu phiên bản tấn công đối đất 2 chỗ ngồi.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga

Tuy nhiên, để đạt được thỏa thuận, Bộ Quốc phòng Ấn Độ chuẩn bị từ bỏ phiên bản 2 chỗ ngồi, hơn nữa sẽ mua sắm 154 máy bay chiến đấu (điều khoản này sẽ viết vào văn bản hợp đồng).

Tướng về hưu Không quân Ấn Độ Copil Kac cho biết, trong giai đoạn hiện nay, do tình hình địa-chính trị khu vực xung quanh Nga đã phá hoại xuất khẩu vũ khí của họ, vì vậy Moscow không có nhiều khả năng từ bỏ chương trình cùng có lợi này.

Nga chắc chắn sẽ đưa tiến triển nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 của mình tới bước sản xuất hàng loạt, từ đó tránh đánh mất sức cạnh tranh để chống chọi với phương Tây. Còn Ấn Độ quan tâm tới nâng cao sức chiến đấu của lực lượng đường không quân sự của mình để đối phó Không quân Trung Quốc.

Một nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga tiết lộ, ý kiến tỷ lệ tham gia chương trình tương đối thấp (20%) mà Ấn Độ đề xuất có thể sẽ được coi trọng, yêu cầu nâng cao mức độ tham gia có thể sẽ được đáp ứng, bởi vì công nghiệp Ấn Độ đã cho thấy, năng lực "hấp thu công nghệ" xuất sắc đang nâng lên hàng năm.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga

Máy bay FGFA lấy T-50 Nga làm nền tảng để tiến hành nghiên cứu phát triển. Hiện nay máy bay chiến đấu T-50 đang tiến hành bay thử, có thể sẽ trang bị cho Không quân Nga vào năm 2016 hoặc năm 2017.

Một nguồn tin khác của Nga cho biết, Ấn Độ hy vọng tiến hành khoảng 40 hạng mục cải tiến đối với máy bay nguyên mẫu Nga, đồng thời vẫn hy vọng nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi.

Một tướng nghỉ hưu khác của Không quân Ấn Độ, Daljit Singh cho biết, máy bay chiến đấu T-50 Nga đã bắt đầu bay thử, trong khi đó Ấn Độ còn chưa thể tiến hành sửa chữa thực sự đối với thân máy bay hoặc đã gặp khó khăn nghiêm trọng.

Nhưng, Ấn Độ có thể trang bị thiết bị điện tử hàng không, hệ thống dẫn đường và thông tin, vật liệu kết cấu và các bộ kiện khác tự chế cho phiên bản máy bay chiến đấu của họ. Kết cấu nền tảng của máy bay FGFA sẽ bảo lưu thiết kế của T-50 Quân đội Nga, hơn nữa sẽ lắp động cơ Nga.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga

Ấn Độ có thể sẽ thay đổi thiết bị trên máy bay, bố trí thiết bị điện tử hàng không và vũ khí, nhưng, những vấn đề này cần nhanh chóng đàm phán thống nhất với Nga, sau đó mới có thể tiếp tục tiến bước.

Tướng nghỉ hưu Không quân Ấn Độ Singh Ahluwalia cho rằng, Ấn Độ cần để máy bay FGFA giống hơn máy bay của mình, được nội địa hóa lượng lớn. Động cơ AL-41F trang bị cho máy bay FGFA vẫn chưa được sản xuất, hiện nay, động cơ AL-31F lắp cho máy bay chiến đấu Su-30MKI chưa có khả năng bảo đảm bay tuần tra siêu âm, hơn nữa còn chưa có radar mảng pha quét điện tử chủ động.

Copil Kac cho rằng, trong bối cảnh này, hiện nay Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu phương án khác thay thế FGFA đã quá muộn. Chương trình "máy bay chiến đấu hạng trung tiên tiến" AMCA tạm thời còn dừng trên giấy, nhưng một khi chương trình này giành được thành công sẽ trở thành tín hiệu Ấn Độ nghiên cứu chế tạo được máy bay chiến đấu thế hệ mới, sau Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Ahluwalia đề nghị, xét tới thực tế chậm trễ của chương trình FGFA và tính cần thiết duy trì sức chiến đấu không quân, Ấn Độ còn có một số phương án khác, chẳng hạn tiếp tục nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu hạng trung triển vọng AMCA và máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas MkII.

Đồng thời, xem xét khả năng mua lượng lớn máy bay chiến đấu Rafale Pháp hoặc F-35 Mỹ. Ngoài ra, đề nghị Nga bán 18 máy bay chiến đấu thành phẩm T-50 cho Ấn Độ, sau đó tiếp tục đánh giá khả năng thành công hoặc thất bại của chương trình FGFA Ấn Độ.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Đông Bình (nguồn mạng sina)