Ấn Độ-Pakistan đang chạy đua vũ trang quyết liệt?

21/11/2014 09:57
Đông Bình
(GDVN) - Ấn Độ và Pakistan vẫn coi nhau là thù địch, bắn thử tên lửa đáp trả nhau, sẽ gây chạy đua vũ trang quyết liệt, phá vỡ cân bằng chiến lược khu vực...
Ấn Độ bắn thử tên lửa hạt nhân Dhanush
Ấn Độ bắn thử tên lửa hạt nhân Dhanush

Tân Hoa xã ngày 20 tháng 11 đưa tin, Ấn Độ gần đây đã bắn thử tên lửa đạn đạo Dhanush có thể mang theo đầu đạn hạt nhân trên một chiếc tàu hải quân; trong khi đó Quân đội Pakistan trong vòng 1 tuần đã 2 lần bắn thử thành công tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Thực lực phát triển công nghệ tên lửa của Ấn Độ và Pakistan rốt cuộc như thế nào, hai bên luân phiên bắn thử tên lửa gây ra những ảnh hưởng nào cho tình hình an ninh khu vực? Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lỵ đã tiến hành bình luận về vấn đề này.

Phát triển công nghệ tên lửa của Ấn Độ hình thành hệ thống "dòng" độc đáo

Theo bài báo, tên lửa Dhanush do Ấn Độ bắn thử lần này được thiết kế là vũ khí chống hạm của Hải quân Ấn Độ, có thể tiêu diệt mục tiêu trên đất liền trong phạm vi tầm bắn, đánh dấu Hải quân Ấn Độ đã có năng lực tấn công chính xác mục tiêu địch.

Trọng lượng bắn của tên lửa Dhanush khoảng 4,4 tấn, tầm bắn đật 350 km, có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 500 - 1.000 kg.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Lỵ cho rằng, sự phát triển công nghệ tên lửa của Ấn Độ đã bao gồm các chủng loại, kích cỡ, đã hình thành hệ thống dòng (gia tộc) độc đáo.

Đây là tiến hành cải tiến đối với tên lửa Prithvi, bao gồm cơ chế dẫn đường, hệ thống bắn, thu nhỏ thể tích, bắn thử trên tàu chiến hải quân là điểm sáng lớn nhất của hoạt động bắn thử lần này.

Một khi tên lửa Prihvi trang bị cho tàu chiến thì có nghĩa là đã lắp hệ thống di động cho tên lửa, gia tăng hỗ trợ cho tầm bắn vốn có. Trước khi chưa cải tiến, tầm bắn của loại tên lửa này là 350 km, đạn dược khoảng 500 kg, có thể mang theo đầu đạn thông thường và hạt nhân.

Rõ ràng, lần này là bắn thử hạt nhân kiêm thông thường, hơn nữa, nhiệm vụ này do Bộ tư lệnh chiến lược Hải quân Ấn Độ thực hiện. Nhìn từ góc độ này, nó không chỉ là bắn thông thường, mà còn càng có điều kiện cơ bản sử dụng hạt nhân.

Ấn Độ bắn thử tên lửa Prithvi
Ấn Độ bắn thử tên lửa Prithvi

Nhìn một cách tổng hợp, Ấn Độ hiện nay đã hình thành một đại gia tộc tên lửa các loại. Từ tên lửa Agni-1, Agni-2 của dòng Agni trước đây đến Agni-5, tầm bắn từ vài trăm km đến hàng nghìn km, hiện nay cộng với tên lửa đạn đạo phiên bản hải quân.

Chủng loại tên lửa vừa có tên lửa đạn đạo, vừa có tên lửa hành trình; hệ thống bắn vừa có xe phóng mặt đất, vừa có tàu chiến trên biển, vì vậy đã hình thành hệ thống riêng.

Pakistan phát triển tên lửa nhằm vào Ấn Độ, Ấn Độ hướng tới toàn cầu

Ngày 13 và ngày 17 tháng 11, Pakistan đã lần lượt bắn thành công tên lửa Shaheen-1D và tên lửa Shaheen-2, tầm bắn lần lượt có thể đạt 1.500 km và 900 km, hơn nữa đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân.

Lý Lỵ phân tích cho rằng, Pakistan dồn dập thử tên lửa chủ yếu là nhằm vào Ấn Độ, trong khi đó Ấn Độ để mắt tới bản đồ toàn cầu.

Sự phát triển tên lửa của Pakistan có lịch sử gần 20 năm, sớm nhất là tên lửa Hatf-4, thực tế là tên lửa Shaheen-1, dài 12 m, trọng lượng bắn không đến 10 tấn.

Thông qua không ngừng cải tiến mấy năm qua, tầm bắn từng bước cải thiện, phiên bản cơ bản là 750 km, sau đó có thể không ngừng tăng lượng đạn mang theo, tăng đường bay cơ bản, cuối cùng đạt tầm bắn vài nghìn km, tương đương với hầu hết các mục tiêu quan trọng trong lãnh thổ Ấn Độ, đều nằm trong phạm vi tấn công.

Nhìn vào trình độ phát triển tên lửa của Ấn Độ và Pakistan, rõ ràng tên lửa Ấn Độ có trình độ phát triển công nghệ và năng lực uy hiếp lớn hơn. Sự phát triển công nghệ tên lửa của Ấn Độ, đặc biệt là về lực lượng hạt  nhân, hướng tới toàn cầu, không chỉ nhằm vào mối đe dọa khu vực cụ thể Nam Á.

Sự khác biệt là, Pakistan kém Ấn Độ về sức mạnh quốc gia tổng hợp, vì vậy so sánh sự phát triển quốc gia của Ấn Độ và Pakistan, đối tượng nhằm vào của hai bên khác nhau.

Tên lửa chiến thuật Shaheen của Quân đội Pakistan
Tên lửa chiến thuật Shaheen của Quân đội Pakistan

Cân bằng chiến lược Nam Á sẽ bị phá vỡ?

Lý Lỵ cho rằng, Ấn Độ và Pakistan bắn thử tên lửa theo kiểu "đáp lại nhau" như vậy sẽ phá vỡ cân bằng chiến lược của các nước Nam Á, làm cho tình hình an ninh toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương trở nên căng thẳng hơn. Hiện nay, quan hệ Pakistan-Ấn Độ hoàn toàn không dịu đi một cách căn bản.

Một ví dụ điển hình là, ngày 17 tháng 11, tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh hợp tác khu vực Nam Á tổ chức ở Nepal, Thủ tướng Pakistan tuyên bố, không ngồi xe phòng đạn chuyên dụng hội nghị do Ấn Độ cung cấp, mà đi bằng đường không. Sự kiện này gửi đi thông điệp rằng, sự thù địch giữa Pakistan và Ấn Độ trong lịch sử tiếp diễn cho đến nay rất rõ ràng.

Từ tháng 10, hai bên lại bắt đầu đợt căng thẳng mới ở khu vực Kashmir, hơn nữa còn để xảy ra giao chiến, vài nghìn người khu vực dân thường trôi dạt khắp nơi. Hơn nữa cộng với hoạt động bắn thử tên lửa liên tiếp trong tuần này, không có lợi cho hai bên xây dựng lòng tin chiến lược và lòng tin quân sự thực sự.

Ấn Độ bắn thử tên lửa, đối phương sẽ cho rằng có mối đe dọa tiềm tàng, dẫn đến Pakistan không ngừng tiến hành cải tiến công nghệ tên lửa liên quan. Cho nên hành động của hai bên sẽ phá vỡ cân bằng khu vực Nam Á, dẫn đến nhiều nước hơn tham gia vào cuộc chạy đua quyết liện về tên lửa đạn đạo.

Pakistan bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung (nguồn Tân Hoa xã)
Pakistan bắn thử tên lửa đạn đạo tầm trung (nguồn Tân Hoa xã)
Đông Bình