Bài báo nói về Đại tướng Phùng Quang Thanh của Tân Hoa xã

25/10/2014 09:03
Đông Bình
(GDVN) - Bài viết phân tích chi tiết cuộc đời binh nghiệp của Đại tướng Phùng Quang Thanh, chỉ ra những nỗ lực của ông trong xây dựng hiện đại hóa và ngoại giao quân sự
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh

Tân Hoa xã ngày 24 tháng 10 đăng bài viết nhan đề "Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh: Trước đây chống Mỹ cứu nước, nay lôi kéo Mỹ hỗ trợ" Bên cạnh một số thông tin tiểu sự đáng chú ý về Bộ trưởng QP Việt Nam, bài báo đăng trên Tân Hoa xẫ cũng đưa kèm theo một số bình luận võ đoán. 

Bài viết được Tân Hoa xã dẫn nguồn "Tân Dân vãn báo" – một tờ báo tổng hợp do thành ủy Thượng Hải – Đảng Cộng sản Trung Quốc trực tiếp lãnh đạo. Để hiểu rõ những hoạt động liên quan truyền thông nhà nước Trung Quốc và mối quan tâm, chú ý của những người, tổ chức đứng đằng sau nó, báo GDVN xin chuyển dịch và đăng tải lại phần lớn nội dung bài viết để độc giả rộng đường tham khảo.

Theo bài viết, những năm gần đây, bên ngoài rất quan tâm đến các động thái quân sự của Việt Nam, đặc biệt là ở phương hướng Biển Đông, Quân đội Việt Nam không chỉ ra sức tiến hành xây dựng "cứ điểm quan trọng" ở các đảo đá (bài báo lu loa cho là "đã xâm chiếm" bất chấp thực tế đây là các đảo trong vùng chủ quyền của Việt Nam), triển khai các vũ khí như xe tăng, pháo và tên lửa chống hạm, mà còn tích cực tìm kiếm cải thiện quan hệ với Mỹ để mua sắm trang bị quân sự quan trọng của họ.

Theo bài báo, là một phần trong sự nghiệp "đổi mới mở cửa quân sự", gần 400.000 binh sĩ Việt Nam đang dựa vào yêu cầu chính quy hóa do Chính phủ đưa ra, từng bước thúc đẩy xây dựng hiện đại hóa, tìm cách xây dựng một "lực lượng vũ trang không thể coi thường" mang tính khu vực. Trong khi đó, người cầm lái dẫn dắt đổi mới quân sự của Việt Nam chính là Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đương nhiệm.

Thể hiện tài năng trong chiến tranh chống Mỹ

Theo bài báo, ông Phùng Quanh Thanh, sinh ngày 2 tháng 2 năm 1949 tại xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay Mê Linh thuộc Hà Nội), năm 1967 gia nhập Quân đội nhân dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (Bắc Việt), năm 1968 gia nhập Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam). Trong các tướng lĩnh đương nhiệm của Quân đội Việt Nam, kinh nghiệm chiến đấu thực tế của ông Phùng Quang Thanh phong phú nhất, vào thập niên 60 của thế kỷ trước, ông từng tham gia chiến đấu ở Quảng Trị, Nam Lào trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vừa có chuyến thăm Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh vừa có chuyến thăm Trung Quốc

Khi là chiến sĩ, ông Phùng Quang Thanh đã thể hiện rất dũng cảm, năm 1971 nhờ có chiến công ông đã nhận được danh hiệu "Anh hùng diệt Mỹ", đảm nhiệm đại đội trưởng đại đội 9, tiểu đoàn 9, trung đoàn 64, sư đoàn 320A Bắc Việt. Chính vào năm này, đã diễn ra "Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào" làm cho cuộc đời ông Phùng Quang Thanh có sự chuyển ngoặt quan trọng.

Theo bài báo, năm 1970, Campuchia xảy ra "chính biến", "chính quyền mới Campuchia thân Mỹ" có ý định cắt đứt đường tiếp tế quan trọng của Bắc Việt đi qua cảng Sihanoukville, Campuchia. Mỹ và Nam Việt (VNCH) tích cực viện trợ quân sự cho chính phủ mới Campuchia. Ngày 9 tháng 2 năm 1971, lữ đoàn nhảy dù 3 Nam Việt đã chiếm lĩnh cao điểm 543 - điểm cao khống chế Đường 9, "Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào" nổ ra.

Để giữ vững tuyến đường tiếp tế chiến lược quan trọng này, Quân đội Bắc Việt đã có phản ứng nhanh, điều tiểu đoàn 9 trung đoàn 64 tối cùng ngày đã giành lấy “gò đồi vô danh” cách cao điểm 543 chưa đến 3.000 m về phía nam. Sau đó, hai bên diễn ra đánh giằng có quyết liệt.

Trong lúc máy bay địch ném bom như rải thảm, ông Phùng Quang Thanh khi đó là đại đội trưởng đại đội 9 đã phát hiện quân Nam Việt có ý đồ nhảy dù xuống gò đồi vô danh, lập tức hạ lệnh cho đại đội phản kích, đồng thời thông báo cho ban chỉ huy tiểu đoàn.

Tình hình khi đó rất bất lợi cho Quân đội Bắc Việt, để tránh tập kích đường không, quân Bắc Việt phần lớn ẩn náu trong đường hầm, trận địa bên ngoài đã bị lực lượng nhảy dù Nam Việt chiếm lĩnh, nhưng ông Phùng Quang Thanh dẫn đầu xung phong, dẫn dắt binh sĩ đánh đuổi lực lượng nhảy dù Nam Việt khỏi gò đồi vô danh.

Tác chiến ngoan cường của đơn vị ông Phùng Quang Thanh đã tranh thủ thời gian để quân tiếp viện đến. Ngày 11 tháng 2, Quân đội Bắc Việt, dưới sự yểm trợ của xe tăng, đã phát động phản công đối với cao điểm 543 mà quân Nam Việt chiếm đóng, đại đội của ông Phùng Quang Thanh làm tiên phong, họ đã xé rào dây thép gai do quân Nam Việt bố trí, đội mưa bom bão đạn, xông vào chiều sâu trận địa của địch, dùng "dao" chiến đấu và đã tiêu diệt được lực lượng tinh nhuệ của Nam Việt, cuối cùng buộc rất nhiều quân Nam Việt trong đó có lữ đoàn trưởng lữ đoàn 3 Nguyễn Văn Thọ đầu hàng.

Tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quạng Thanh chào đón người đồng cấp Mỹ Leon Panetta đến thăm Việt Nam
Tháng 6 năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quạng Thanh chào đón người đồng cấp Mỹ Leon Panetta đến thăm Việt Nam

"Chiến công mở đường một bước lên mây"

Bài báo đặt vấn đề như vậy, cho rằng, sau khi giành được chiến công trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, ông Phùng Quang Thanh được trao tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang", các học viện nhà trường quân sự trong và ngoài nước cũng tới tấp mở rộng cánh cửa chào đón ông.

Tháng 6 năm 1971, ông Phùng Quang Thanh học ở Trường sĩ quan Lục quân Bắc Việt. Năm 1972, ông quay trở lại chiến trường, đảm nhiệm tiểu đoàn trưởng. Tháng 8 năm 1974, ông Phùng Quang Thanh được gọi về Hà Nội, vào học ở Học viện quân sự Bắc Việt (nay đổi thành Học viện Lục quân Đà Lạt).

Từ năm 1977 đến năm 1989, ông Phùng Quang Thanh trước sau đã đảm nhiệm chỉ huy cấp trung đoàn, sư đoàn. Năm 1989, ông Phùng Quang Thanh được cử đến học tại Học viện quân sự Voroshilov, Liên Xô. Từ tháng 8 năm 1991 đến tháng 8 năm 1993, ông Phùng Quang Thanh quay trở lại sư đoàn 312 làm sư đoàn trưởng.

Cuối năm 1993, ông Phùng Quang Thanh bước vào Bộ Tổng tham mưu Quân đội Việt Nam, làm phó Cục trưởng Cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu, năm 1994 được thăng hàm Thiếu tướng. Tháng 8 năm 1997, ông Phùng Quang Thanh được đào tạo ngắn hạn ở Học viện chính trị quân sự Việt Nam, tháng 12 cùng năm, được thăng làm Tư lệnh Quân khu 1, năm 1999 được thăng hàm Trung tướng.

Tháng 5 năm 2001, ông Phùng Quang Thanh đảm nhiệm Tổng tham mưu trưởng, năm 2003 được thăng hàm Thượng tướng. Tháng 8 năm 2006, ông Phùng Quang Thanh trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, tháng 6 năm 2007 được thăng hàm Đại tướng.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản (ảnh tư liệu)
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản (ảnh tư liệu)

Tích cực tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ

Đưa ra quan điểm như vậy, bào báo cho rằng, sau khi lên làm Bộ trưởng Quốc phòng vào năm 2006, ông Phùng Quang Thanh luôn nỗ lực điều chỉnh cơ cấu quân đội quá lớn, rất nhiều đơn vị tác chiến của Quân đội Việt Nam chuyển sang đảm nhiệm xây dựng sản xuất và đơn vị làm nhiệm vụ huấn luyện lực lượng dự bị.

Cùng với việc một số cơ cấu tổ chức tác chiến bị xóa bỏ, lực lượng quân chính quy của Việt Nam đã từ 455.000 quân cắt giảm xuống khoảng 385.000 quân. Cắt giảm nhân viên đã tiết kiệm rất nhiều chi tiêu cho Quân đội Việt Nam, Quân đội Việt Nam cũng từng bước đi lên "con đường tinh binh" (tinh gọn).

Ngoài ra, ông Phùng Quang Thanh còn ra sức thúc đẩy hiện đại hóa trang bị quân sự. Căn cứ vào các quy hoạch phát triển như "Kế hoạch hiện đại hóa lực lượng vũ trang thế kỷ mới", Việt Nam đã rõ ràng lấy phương thức "mua sắm nước ngoài" làm chính để cải thiện hiện trạng trang bị quân sự lạc hậu. Những năm gần đây, Việt Nam trước sau đã nhập khẩu các trang bị hiện đại hóa như tên lửa phòng không, radar cảnh giới, máy bay chiến đấu, xe tăng chiến đấu của các nước như Nga, Hàn Quốc, Czech.

Đồng thời, ông Phùng Quang Thanh rất coi trọng hoạt động ngoại giao quân sự, tích cực mở rộng phạm vi và độ sâu hợp tác quân sự đối ngoại của Việt Nam.

Năm 2012, khi tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta ở "Trụ sở quân sự Hà Nội" (K2000), ông kêu gọi Mỹ hủy bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đồng thời cho biết "điều này sẽ có lợi cho bình thường hóa hoàn toàn quan hệ hai nước". Ông còn cho biết, một khi phía Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm, nhu cầu cấp bách nhất của Việt Nam là mua rất nhiều linh kiện để sửa chữa, bảo quản, nâng cấp các loại vũ khí trang bị (do Mỹ chế tạo) đã thu được trong chiến tranh.

Tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey
Tháng 8 năm 2014, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh tiếp Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey

Gần đây, có quan chức cao cấp Mỹ tiết lộ, Mỹ đang tích cực cân nhắc hủy bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, quyết định liên quan sẽ chính thức đưa ra vào cuối năm 2014, lô vũ khí đầu tiên bán cho Việt Nam có thể bao gồm máy bay trinh sát P-3 Orion, để tăng cường năng lực giám sát và phòng thủ tuyến đường bờ biển cho Việt Nam.

Thông tin này được tiết lộ đã lập tức gây chú ý rộng rãi cho dư luận. Có phương tiện truyền thông phương Tây phân tích cho rằng, Mỹ và Việt Nam - 2 cựu thù 40 năm trước hầu như sắp bước vào thời kỳ trăng mật.

Tuy nhiên, bài báo cho rằng, Mỹ dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam chỉ là nhu cầu của chiến lược "tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương", và không có nghĩa là Mỹ sẽ kết nạp Việt Nam thành "nước đối tác", càng không có nghĩa là Việt Nam sẽ sà vào vòng tay của Mỹ.

Theo tuyên truyền của bài báo, trên thực tế, do hai nước Mỹ-Việt tồn tại khác biệt lâu dài về ý thức hệ, chế độ chính trị và ý thức hệ của hai nước có sự khác biệt rõ rệt, làm cho hai nước Mỹ-Việt tất yếu tồn tại vấn đề "không đủ lòng tin". Việt Nam chỉ muốn thông qua "ngoại giao cân bằng" để tạo được mọi điều kiện thuận lợi và giành lấy một số lợi ích giữa Mỹ và các nước lớn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đông Bình