Báo điện tử GIÁO DỤC VIỆT NAM tròn 1 tuổi

09/06/2012 07:24
BBT
(GDVN) - Từ một tờ báo non trẻ với lượng phóng viên ít ỏi, Báo điện tử GDVN đã vươn lên có chỗ đứng trong bối cảnh thị trường báo chí cạnh tranh khốc liệt.
Từ một tờ báo non trẻ với lượng phóng viên ít ỏi, ra đời trong bối cảnh thị trường báo chí có sự cạnh tranh khốc liệt, sau một năm, báo điện tử Giáo dục Việt Nam đang trở thành tờ báo điện tử hàng đầu trong những vấn đề thời sự nóng hổi trong nước và quốc tế, giáo dục, bảo vệ người tiêu dùng, giải trí, thể thao. Đến nay, lượng truy cập của báo đã đạt con số 3,5 triệu lượt/ngày, với mức tăng trưởng trung bình liên tục ở mức từ 20 đến 30%/tháng.
Với phương châm tôn trọng sự thật khách quan, Báo liên tục tổ chức những tuyến đề tài dài hơi gây tiếng vang trong xã hội. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động thiện nguyện cũng được Báo tổ chức ngay từ khi thành lập và đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.
Nhân dịp kỷ niệm Báo tròn 1 năm tuổi, chúng tôi xin điểm lại 10 sự kiện nổi bật trong chặng đường ngắn ngủi một năm qua:
Lớp học Hy vọng

Không ai nghĩ, ở giữa thủ đô hoa lệ vẫn có những đứa trẻ ung thư hoặc mắc bệnh hiểm nghèo ngày đêm gồng mình chống chọi với nỗi đau đớn thể xác và “cơn khát” kiến thức đến cháy lòng.

Với phương châm: “Các em không thể đến trường học chữ vì bệnh tật, chúng ta hãy mang lớp học đến bên giường bệnh cho các em”, ngày 16/11, “Lớp học Hy vọng” do Báo điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức đã chính thức khai giảng. 

Hoa hậu Ngọc Hân tận tay hướng dẫn các bé trong Lớp học Hy vọng tô tranh
Hoa hậu Ngọc Hân tận tay hướng dẫn các bé trong Lớp học Hy vọng tô tranh


Đây là lớp học đặc biệt, chưa từng xuất hiện ở Việt Nam. Hoa hậu, ca sĩ, người mẫu, chuyên gia, giảng viên nổi tiếng… chính là giáo viên đứng lớp miễn phí dạy các em học vẽ, nhạc, kỹ năng sống, nghị lực sống, tiếng Anh… 

Đông đảo doanh nghiệp, nhà hảo tâm như tập đoàn Vingroup, Công ty CP Thế giới số Trần Anh, Hệ thống đào tạo BachKhoa-Aptech, Pepsi Việt Nam, Công ty BĐS Hồng Ngân, TH True Milk đã chung tay tài trợ tiếp sức cho các em thêm hy vọng chiến thắng bệnh hiểm nghèo. 

Hàng chục phóng sự truyền hình, hàng trăm bài báo của nhiều cơ quan báo chí đã ca ngợi sự nhân ái và tính sáng tạo của Lớp học này.

Báo sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình lớp học Hy Vọng đến một số bệnh viên khác trong cả nước.

Bộ trưởng Bộ Y tế mang Tết thiếu nhi đến với Lớp học Hy vọng
Hoa hậu Ngọc Hân sưởi ấm lớp học Hy vọng dịp Giáng sinh
Học sinh Lớp học Hy vọng ước gì trong năm mới?
Xúc động những món quà Tết sớm ở Lớp học Hy vọng
Chính thức khai giảng lớp học Hy vọng tại Bệnh viện Nhi
Khi những tấm lòng có chung niềm rung cảm


Hành trình “Bữa cơm có thịt”

Trong tiến trình phát triển và hội nhập của Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, từ thiện luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thiêng liêng của tờ báo.  

Qua các chuyến đi thực tế, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã tận mắt chứng kiến những bữa cơm quanh năm chỉ có rau và muối trắng hoặc ớt xanh dầm muối. Có những nơi, để cải thiện bữa ăn, các em đã phải lên nương bẫy chuột hay bắt bọ xít về rang... Chỉ cần có 2.000 đồng là bữa cơm của các em học sinh đã có thêm một miếng thịt mỡ, nhưng ước mơ nhỏ nhoi này cũng không thể trở thành hiện thực vì gia đình các em rất nghèo.

Lãnh đạo Báo GDVN và nhà hảo tâm trao số tiền dành tặng các em học sinh trường THCS dân tộc nội trú dân nuôi Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái.
Lãnh đạo Báo GDVN và nhà hảo tâm trao số tiền dành tặng các em học sinh trường THCS dân tộc nội trú dân nuôi Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái.


Vì thế lãnh đạo Báo quyết định tổ chức hành trình mang đến cho các em “Bữa cơm có thịt”. Hàng chục chuyến đi có sự góp mặt của rất nhiều người nổi tiếng, nhà hảo tâm, đã ủng hộ hàng tỉ đồng, nhiều chục tấn sách vở, đồ dùng học tập, quần áo ấm cho học sinh nghèo miền núi. Đây cũng là loại hình từ thiện lần đầu tiên có ở Việt Nam.

Đoàn không chỉ mang đến những quà tặng về vật chất mà còn mang lại niềm vui khôn xiết cho học sinh nghèo miền núi khi lần đầu tiên được nhìn thấy ca sỹ, diễn viên, hoa hậu bằng xương bằng thịt và được cùng giao lưu văn hóa, văn nghệ, chơi trò chơi thân tình, ấm áp… 

"Bữa cơm có thịt" cũng sẽ tiếp tục hành trình đến với những miền núi, hải đảo để nâng bước đến trường cho học sinh nghèo.

Vụ bé 5 tuổi bị bỏ rơi: Đừng để Hạnh trở thành “bé Nhân ái” thứ hai…
Báo GDVN trao tặng xe đạp tới học sinh mồ côi huyện Vĩnh Tường 
Báo GDVN mang Tết đến với học sinh Vinh Tiền, Tân Sơn, Phú Thọ
Vụ nổ xe: Quỹ Tấm lòng Việt Nam trao quà tặng cho cháu bé 
"Bữa cơm có thịt" đã đến với các em nhỏ Suối Giàng
Kính mời các nhà hảo tâm tham gia đoàn từ thiện 


Xóa các điểm trường lẻ tranh tre nứa lá

Qua những chuyến đi của hành trình “Bữa cơm có thịt”, Báo đã thấy được sự khát khao một mái trường kiên cố, của bao học sinh nghèo và thầy cô giáo.

Lãnh đạo Báo đã ấp ủ ý tưởng cùng các nhà hảo tâm trong xã hội vận động xây dựng các điểm trường lẻ để xóa bỏ những lớp tạm tranh tre nứa lá, mùa đông rét cắt da thịt, mùa hè nắng xuyên mái thủng thiêu đốt da thịt học sinh, thầy cô. 

Và thế là có những tấm lòng ở nhiều nơi rất xa xôi như Nhật, Mỹ đã dốc sức quyên góp, ủng hộ để biến ước mơ ấy thành sự thực. 

Đến ngày 12/6 này, Đoàn công tác của Báo và các nhà từ thiện sẽ lên đường đến Kim Bon làm lễ khánh thành 4 điểm trường xây kiên cố với trị giá gần 1 tỉ đồng.

Tuy nhiên, trên cả nước vẫn còn hàng ngàn những điểm trường tạm bợ, thiếu thốn cần được xây mới và Báo vẫn sẽ cùng các tấm lòng thiện nguyện tiếp tục đồng hành trên con đường đầy ý nghĩa này.

Người dân Kim Bon đã có xe xúc - ủi để làm đường, làm nương
Niềm vui nhận xe lăn của 10 nạn nhân chất độc da cam/dioxin 
Hai điểm trường lẻ tại bản Đá Đỏ và Dằn An cơ bản đã hoàn thành
Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng, Hải Phòng

Trong sự kiện khiến dư luận trong và ngoài nước nổi sóng trong nhiều tháng này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã tạo nên những dấu ấn khó quên. 

Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá nát.
Căn nhà của gia đình ông Đoàn Văn Vươn bị phá nát.

Đó là hàng loạt bài báo, đã mổ xẻ vụ cưỡng chế ở tất cả các khía cạnh gai góc, vĩ mô và cụ thể nhất. Có những thời điểm phức tạp, để có thông tin và hình ảnh chân xác nhất, phóng viên nữ của Báo đã phải cải trang thành người bắt ốc, đánh cá để tiếp cận hiện trường vụ cưỡng chế.

Tin tưởng Báo, hàng chục vị tướng lĩnh, quan chức, cựu quan chức, chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã liên tục xuất hiện trên Báo để bày tỏ chính kiến đầy sức nặng của mình. Có thể kể đến những tên tuổi như Đại tướng Lê Đức Anh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Thượng Tướng Nguyễn Văn Rinh, Trung tướng Phạm Xuân Thệ, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Mão, GS Đặng Hùng Võ, GS Nguyễn Minh Thuyết, nhà thơ Trần Đăng Khoa…

ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH NÓI VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI TẠI HẢI PHÒNG
LẦN ĐẦU CÔNG BỐ: HÌNH ẢNH NHÀ ĐOÀN VĂN VƯƠN BỊ SAN PHẲNG
VỤ ĐOÀN VĂN VƯƠN: TƯỚNG THƯỚC LÊN TIẾNG
VỤ CƯỠNG CHẾ TẠI HẢI PHÒNG: NHẬT KÝ CỦA MỘT LÃNH ĐẠO MTTQ VIỆT NAM
GIAO LƯU TRỰC TUYẾN VỀ VỤ CƯỠNG CHẾ TẠI TIÊN LÃNG

Biển Đông dậy sóng và thái độ của Trung Quốc

Trước, trong và sau khi Trung Quốc có những hành động ngang ngược, điển hình là việc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, Báo đã thực hiện hơn 300 bài báo có sức nặng về sự kiện này.

Những tướng lĩnh, anh hùng nổi tiếng của quân đội nhân dân Việt Nam, những học giả uyên thâm về chiến tranh và Biển Đông, những chính trị gia nhiệt huyết đã lần lượt phát biểu đanh thép và thuyết phục trên Báo phanh phui âm mưu, thủ đoạn của các thế lực muốn xâm phạm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.

300 bài báo về Biển Đông có sự góp mặt có trọng lượng của rất nhiều tướng lĩnh, quan chức, chuyên gia
300 bài báo về Biển Đông có sự góp mặt có trọng lượng của rất nhiều tướng lĩnh, quan chức, chuyên gia


Những bài bình luận, phỏng vấn sắc sảo, những cuộc giao lưu trực tuyến nóng bỏng của Báo đã nhận được sự đồng thuận to lớn của dư luận. Đặc biệt, qua sự kiện này, rất nhiều kiều bào Việt Nam ở xa tổ quốc biết đến tờ báo và  gửi ý kiến, tâm thư về Báo phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền.

Dù lúc đó báo mới tròn 3 tháng tuổi, nhưng những loạt bài này đã được Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và các Trung tâm nghiên cứu về Biển Đông ghi nhận. Hôm nay, ngày kỷ niệm 01 năm thành lập Báo, tuyến bài về Trung Quốc và tranh chấp Biển Đông vẫn đang tiếp tục nóng hổi trên mặt Báo.

"SẼ BỊ LỊCH SỬ ĐÀO THẢI NẾU KHÔNG HÒA VÀO DÒNG THÁC YÊU NƯỚC"
HỌC GIẢ QUỐC TẾ: TRUNG QUỐC CHUYỂN TỪ "HUNG HĂNG" SANG "HIẾU CHIẾN"
CHUYÊN GIA 10 NĂM Ở BẮC KINH: "ĐIỀU KHIẾN TQ SỢ VÀ KHÔNG NGỜ TỚI"
TƯỚNG LÊ HỮU ĐỨC: “CHƯA BAO GIỜ VIỆT NAM CHỊU NHỤC"
THƯỢNG TƯỚNG, NGUYÊN THỨ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG BAN VỀ TQ VÀ BIỂN ĐÔNG
Thu phí giao thông, chống ùn tắc và Bộ trưởng Đinh La Thăng

Hơn 300 bài báo nóng hổi kéo dài trong vài tháng đề cập trực diện đến tính quyết đoán trong trảm tướng, ra tối hậu thư với nhà thầu chậm tiến độ của Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng như sự bất cập trong các đề án thu phí hạn chế giao thông, đề án xây trụ sở Bộ GTVT hơn 10 ngàn tỉ đồng… đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Gần 2,000 sáng kiến chống ùn tắc giao thông đã được độc giả gửi tới Báo.
Gần 2,000 sáng kiến chống ùn tắc giao thông đã được độc giả gửi tới Báo.

Đặc biệt, gần 2.000 ý kiến, sáng kiến của nhân dân được gửi tới Báo trong diễn đàn Hiến kế chống ùn tắc giao thông. Đây cũng là phương châm tạo điều kiện cho mọi người dân cùng làm báo. Nhờ vậy, Giáo dục Việt Nam đã thực sự trở thành tấm gương phản chiếu, để độc giả cùng góp sức với các cơ quan công quyền trong việc giải quyết các vấn nạn trong xã hội.

Nguyên Phó chủ tịch Quốc hội lên tiếng về đề án trụ sở Bộ GT 12000 tỷ
Chuyên gia nổi tiếng phản đối đề án trụ sở Bộ GT 12000 tỷ đồng (P1)
Độc giả tranh luận: Đề án cấm ô tô 5 ngày/tuần: Chia sẻ hay đánh đổi?
'BT Thăng nên đối thoại và lắng nghe tâm tư của người dân hơn nữa'?


Sự kiện bài giảng của TS Lê Thẩm Dương và đổi mới phương pháp dạy học

Từ thông tin của một bạn đọc cung cấp, Báo Giáo dục Việt Nam đã biến câu chuyện về một bài giảng có văng tục của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Chủ nhiệm Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM thành tâm điểm gây chú ý trong dư luận. 

Không dừng lại ở đó, Báo đã khuấy dư luận để cảnh báo xã hội về tình trạng dạy và học theo lối nhồi sọ, đọc chép, khô cứng, ru ngủ người học đã phổ biến từ nhiều chục năm nay.


Đặc biệt, lần đầu tiên Báo tổ chức thành công buổi Giao lưu trực tuyến toàn cầu với sự tham gia của hàng loạt các chuyên gia đang sinh sống và học tập tại Anh, Pháp, Nga, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Thụy Sĩ, Việt Nam. Rất nhiều giải pháp đã được gửi tới những nhà quản lý giáo dục về đổi mới phướng pháp dạy và học. 

Phanh phui “Tài năng và đắc dụng” – Cuốn sách đạo văn trắng trợn và xếp nhầm chỗ

Ngay khi ra Báo ra đời, với phương châm: Đưa bạn đọc đến tận cùng sự thật, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bắt tay mổ xẻ chuyện cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” đã tùy tiện xếp một doanh nhân trẻ Việt Nam đương thời ngang hàng các lãnh tụ, vĩ nhân Việt Nam và thế giới như Trần Quốc Tuấn, Hồ Chí Minh, Bill Gate, Albert Einstein…

Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định mình không biết, không liên quan đến sự sắp nhầm chỗ trong cuốn sách.
Doanh nhân Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định mình không biết, không liên quan đến sự sắp nhầm chỗ trong cuốn sách.

Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, sau cả tháng bới tung tư liệu, Báo đã phơi bày một “sự thật” đáng kinh ngạc: Cuốn sách đã đạo văn hàng chục trang. Tác giả của vụ đạo văn đó là GS.TSKH Nguyễn Hoàng Lương (Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQGHN) và PGS.TS Phạm Hồng Tung (ĐHQGHN). Cuốn sách lại là một thành phần của một đề tài khoa học cấp Nhà nước, được Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản.

Trao gần 6 tỉ đồng Học bổng – Quà tặng
Để khẳng định mục tiêu trở thành tờ báo số 1 về lĩnh vực giáo dục, ngay từ ngày đầu thành lập, Báo đã cho ra mắt chuyên mục Học bổng – Quà tặng. 

Tổng biên tập Nguyễn Tiến Bình trao học bổng cho Tân sinh viên và sinh viên nghèo vượt khó.
Tổng biên tập Nguyễn Tiến Bình trao học bổng cho Tân sinh viên và sinh viên nghèo vượt khó.


Với sự đồng hành của các trung tâm ngoại ngữ, tin học, kỹ năng sống… Báo đã trao tặng gần 6 tỉ đồng học bổng cho học sinh, sinh viên, độc giả nghèo và ham học cả nước.

Xác định rằng, mỗi suất học bổng quà tặng này có thể trở thành những viên gạch chắc chắn trên con đường thành công của giới trẻ, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ kiên trì, bền bỉ tiếp sức tri thức cho những ai ham học hỏi và khát khao thành đạt.

4 tháng trao tặng hơn 2 tỷ đồng học bổng, quà tặng
HOT: Cùng quay số để nhận được một trong 270 suất học bổng tiếng Anh
Kết quả của chương trình quay số trúng học bổng
HOT: 10 suất học bổng tin học trị giá 100 USD/ suất (đợt 4)
Nhanh tay nhận ngay học bổng tiếng Anh toàn phần ( đợt 19)

Cuộc thi “Tìm kiếm gương mặt Nữ sinh trong mơ”

"Tìm kiếm Gương mặt Nữ sinh trong mơ" là cuộc thi ảnh trên internet đầu tiên ở Việt Nam dành cho hàng vạn nữ sinh cấp ĐH, CĐ, trung cấp và THPT trên toàn quốc. Với rất nhiều điểm đặc biệt lần đầu tiên áp dụng trong một cuộc thi ảnh, Tìm kiếm Gương mặt Nữ sinh trong mơ đã thu được thành tựu ấn tượng. 

Cô gái đoạt giải Nữ sinh trong mơ tháng 4 - Nguyễn Thị Thanh Tâm. Thanh Tâm cũng đang là người có lượng xem ảnh cao nhất
Cô gái đoạt giải Nữ sinh trong mơ tháng 4 - Nguyễn Thị Thanh Tâm. Thanh Tâm cũng đang là người có lượng xem ảnh cao nhất


Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, cuộc thi đã đăng tải xấp xỉ 2000 thí sinh gửi ảnh về và còn hàng trăm thí sinh khác đang ngày ngày gửi email, đạt xấp xỉ 10 triệu lượt xem ảnh. Đặc biệt, nữ sinh của các trường đến từ tất cả 63/63 tỉnh thành trên cả nước đều đã biết đến, gửi ảnh dự thi, dù địa hình Việt Nam nhiều vùng núi non hiểm trở, dù thực tế hạ tầng internet Việt Nam chưa “phủ sóng” đến mọi ngõ ngách vùng sâu vùng xa. Câu chuyện mới đây về cô nữ sinh THPT Dân tộc nội trú tỉnh Trà Vinh 10 lần đi bộ 2km từ trường ra tiệm internet để gửi ảnh dự thi đủ cho thấy sức hút của nó lớn đến thế nào. 

Các nữ sinh chia sẻ rằng, tham dự cuộc thi tất nhiên rất mong muốn được giải thưởng, trở thành gương mặt đại diện của Báo, nhưng vui hơn cả là được lưu giữ lại những hình ảnh, kỷ niệm một thời đẹp nhất của mình trên một tờ báo chính thống. Đồng thời, họ rất tin tưởng vào cơ hội nghề nghiệp mà Báo Giáo dục Việt Nam sẽ mở ra cho mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Nữ sinh trong mơ: 20 triệu đồng cho nữ sinh 'cuốn hút' nhất
Nữ sinh trong mơ: ĐỐI TƯỢNG, THỂ LỆ, LỊCH TRÌNH, GIẢI THƯỞNG
'Nữ sinh trong mơ' có cơ hội trở thành những Lập trình viên Quốc tế
Giải thưởng lớn cho 'Nữ sinh trong mơ' tháng 4: iPhone đời mới nhất
Trần Anh tài trợ gói giải thưởng trị giá 100 triệu đồng

Ngoài ra, Báo đang triển khai một loạt vấn đề khác, thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận như: Clip gian lận thi cử tại Bắc Giang, vụ việc liên quan đến bà Đặng Thị Hoàng Yến, tranh cãi về clip quảng cáo gây phản cảm của Mì Gấu đỏ...
BBT