Báo Mỹ giải mật danh sách mua sắp vũ khí của Nhật Bản 10 năm tới

14/05/2015 17:14
Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Nhật Bản tăng cường năng lực phòng thủ để ứng phó với các mối đe dọa mới 10 năm tới, có gánh nặng ngân sách, nhưng đã tìm được giải pháp.
Máy bay trực thăng vận tải CH-47JA
Máy bay trực thăng vận tải CH-47JA

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 14 tháng 5 dẫn trang mạng tuần san "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 11 tháng 5 đăng bài viết "Trọng điểm đổ bộ và chiến lược tích hợp thúc đẩy Nhật Bản".

Bài viết cho rằng, Nhật Bản tăng cường năng lực phòng thủ với mục đích để các nhà hoạch định nước này có khả năng ứng phó với các mối đe dọa mới nổi trong 10 năm tới, nhưng đối mặt với các vấn đề tích hợp công nghệ và làm thế nào để gánh được chi phí hệ thống vũ khí tương lai.

Tuy nhiên, có dấu hiệu cho thấy, Nhật Bản cuối cùng đã tìm được một số biện pháp giải quyết vấn đề mua sắm tồn tại lâu dài.

Vài chục năm qua, kế hoạch của Bộ Quốc phòng Nhật Bản luôn được thúc đẩy bởi 2 hệ thống xung đột lẫn nhau. "Đại cương kế hoạch phòng vệ" dài 10 năm được phân thành 2 kế hoạch phòng vệ trung hạn dài 5 năm.

Căn cứ vào "Chiến lược bảo đảm an ninh quốc gia" của Nhật Bản, "Đại cương kế hoạch phòng vệ" hiện hành đã bố trí ngân sách 23.970 tỷ yên (khoảng 1.990 tỷ nhân dân tệ) dùng để hỗ trợ cho mở rộng quân sự trong 5 năm tới, đồng thời xây dựng một "lực lượng phòng vệ cơ động liên hợp", mục tiêu đã không còn là ngăn chặn Nga xâm phạm từ phía bắc.

Máy bay vận tải cánh xoay nghiêng Osprey
Máy bay vận tải cánh xoay nghiêng Osprey

Với chiến lược này, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản - lực lượng tập trung cho bảo vệ chuỗi đảo phía đông nam - giảm số lượng xe tăng chiến đấu từ 740 chiếc xuống 300 chiếc, nhưng dùng tới 300 chiếc xe chiến đấu cơ động nhẹ hơn để thay thế, đồng thời mua thêm 52 chiếc xe đổ bộ AAV-7, 7 máy bay vận tải cánh xoay nghiêng Osprey và máy bay trực thăng vận tải CH-47JA.

Corley Wallace - chuyên gia nghiên cứu chính sách bảo đảm an ninh Nhật Bản, Đại học Auckland, New Zealand cho rằng: "Nhìn vào trung hạn (đến năm 2020), tôi nghĩ chúng ta sẽ nhìn thấy một phần trọng điểm được đặt ở tăng cường năng lực đổ bộ của Nhật Bản”.

“Nhật Bản đã có bước đi đầu tiên về chế độ, lấy hình thức lữ đoàn triển khai đổ bộ nhanh, đã thành lập 'Lực lượng Thủy quân lục chiến' của Nhật Bản, đồng thời cũng đang mua sắm hoặc chuẩn bị mua sắm máy bay Osprey và xe đổ bộ AAV”.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35

Ngoài tàu sân bay trực thăng Izumo (có thể chở 7 máy bay trực thăng săn ngầm SH-60K do công ty Mitsubishi chế tạo và 7 máy bay trực thăng quét mìn MCA-101 do công ty Agusta - Westland chế tạo, hoặc 7 máy bay chiến đấu tấn công liên hợp cất hạ cánh thẳng đứng F-35B cùng với nhiều tới 400 quân nhân,

Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ nhận được 5 tàu khu trục, 5 tàu ngầm và 23 máy bay tuần tra P-1, trong khi đó, 2 tàu Aegis tăng mới sẽ tăng cường rất lớn hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Nhật Bản.

Nhà nghiên cứu cao cấp Grant Newsham, Diễn đàn nghiên cứu chiến lược Nhật Bản cho rằng, tàu sân bay trực thăng Izumo là “một bước đi lớn theo phương hướng đúng đắn” – xây dựng một lực lượng cơ động có mức độ tích hợp cao, liên hợp 3 quân chủng sau năm 2020.

Đồng thời, Lực lượng Phòng vệ Trên không đặt mua 4 máy bay cảnh báo sớm, 28 máy bay chiến đấu F-35A và 3 máy bay tiếp dầu trên không để tăng cường năng lực. Đặc biệt là, họ sẽ mua 3 máy bay do thám không người lái Global Hawk của Công ty Northrop Grumman để tuần tra biển Hoa Đông.

Tàu khu trục Aegis lớp Atago
Tàu khu trục Aegis lớp Atago

Nhà nghiên cứu Grant Newsham cho rằng: “Muốn giải quyết thiếu thốn máy bay chiến đấu, cần chi nhiều tiền hơn để nâng cấp nhiều máy bay chiến đấu F-15 hơn, để bổ sung trong giai đoạn trước khi có thể sử dụng F-35”.

Giáo sư Narushige Michishita, Viện đại học nghiên cứu chính sách Tokyo Nhật Bản cho rằng, mục tiêu xây dựng “Đại cương kế hoạch phòng vệ” hiện hành là cung cấp một “thực đơn” lớn và một kênh công nghệ cho Nhật Bản, các nhà hoạch định có thể dựa vào đó quyết định bước theo con đường mới trung hạn 10 năm. Ông cho rằng, vấn đề là ở chỗ ngân sách, ngân sách đã hạn chế rất lớn khả năng lựa chọn của Nhật Bản.

Nhưng, con đường công nghệ mới đã đem lại cơ hội và cách mạng mua sắm. Để sử dụng phương án có lợi hơn thay thế hệ thống có con người điều khiển, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang đánh giá các phương án lựa chọn như một lô lớn máy bay không người lái và tàu lặn không người lái.

Chuyên gia Corley Wallace cho rằng: “Sau năm 2020, hệ thống không người lái có thể sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong hệ thống quốc phòng của Nhật Bản, điều này có thể sẽ có thêm phiền phức, làm cho nhu cầu mua sắm một trang bị hàng không hải quân trọng tải lớn không cấp bách như vậy”.

Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 Nhật Bản
Máy bay tuần tra săn ngầm tiên tiến P-1 Nhật Bản

Còn theo nhà nghiên cứu Grant Newsham: “Ngân sách quốc phòng Nhật Bản quá ít, vì vậy, Nhật Bản cuối cùng chỉ có thể có nhiều thứ sẽ mua mỗi thứ một chút, nhưng về cơ bản, cái gì cũng mua thì đều không đủ”.

Nhưng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã bắt đầu mua các hệ thống quan trọng với quy mô lớn. Mặc dù họ không thể mua lượng lớn F-35, nhưng nguồn tin Bộ Quốc phòng cho biết, Bộ Quốc phòng chuẩn bị mua một lần 20 máy bay tuần tra P-1 bàn giao vào năm 2022, tổng trị giá khoảng 339,6 tỷ yên, đã tiết kiệm gần 41,7 tỷ yên.

Việt Dũng (nguồn Tin tức Tham khảo)