Báo Mỹ lo chạy đua siêu thanh và tên lửa Trung Quốc xoay chuyển càn khôn

01/07/2015 07:27
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
(GDVN) - Triển vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân của Tổng thống Obama là một cái bẫy nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Máy bay siêu thanh Falcon HTV-2 do Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu phát triển
Máy bay siêu thanh Falcon HTV-2 do Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu phát triển

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 29 tháng 6 dẫn trang mạng "Lợi ích quốc gia" Mỹ ngày 28 tháng 6 đăng bài viết "Tên lửa siêu thanh làm thế nào đẩy Mỹ và Trung Quốc tới chiến tranh" của nhà nghiên cứu Eleni Ekmektsioglou thuộc Diễn đàn Thái Bình Dương, Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS).

Theo bài báo, vũ khí siêu thanh có thể đạt tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh trở lên, là đạn dẫn đường chính xác loại mới nhất. Loại vũ khí này là một thành viên của gia tộc khổng lồ hơn - hệ thống vũ khí tấn công tầm xa.

Tại Mỹ, bối cảnh của nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh là, hy vọng phát triển công nghệ tấn công toàn cầu thông thường, tốc độ nhanh - công nghệ mà các quan chức thường định nghĩa nó là "vũ khí thông thường chính xác có thể trong vòng 1 giờ bắn trúng mục tiêu ở bất cứ khu vực nào trên thế giới".

Ngoài Mỹ, các nước như Trung Quốc và Nga cũng đang bí mật nghiên cứu phát triển công nghệ có tiền đồ lớn này. Đối với người Nga hoặc người Trung Quốc đã tới giai đoạn nghiên cứu nào thì hầu như không rõ.

Máy bay siêu thanh Falcon HTV-2 do Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu phát triển
Máy bay siêu thanh Falcon HTV-2 do Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu phát triển

Tuy nhiên, từ thực tế thời gian cách nhau của 2 lần thử nghiệm do Trung Quốc tiến hành rõ ràng có thể thấy, Trung Quốc nhấn mạnh nghiên cứu phát triển tốc độ nhanh và coi trọng giá trị chiến lược của loại vũ khí mới này đối với Trung Quốc.

Vũ khí siêu thanh tầm khá ngắn hầu như là một loại công nghệ tương đối khả thi, trong khi đó, vũ khí tầm bắn toàn cầu là một mục tiêu mãi không thể đạt được. Nhưng, các nước đều tiến hành đầu tư rất lớn đối với 2 loại vũ khí này, năng lực tác chiến của nó xem ra chỉ là một vấn đề thời gian.

Đối với Trung Quốc, chính sách và đầu tư của Mỹ trên phương diện phòng thủ tên lửa đạn đạo và tấn công thông thường toàn cầu tốc độ nhanh đã dẫn đến sự khác biệt về nhận thức, đã làm trầm trọng hơn sự lo ngại đối với việc Mỹ tìm cách ngăn chặn Trung Quốc.

Một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng, đằng sau việc Trung Quốc cảm thấy lo ngại có một số nguyên nhân chủ yếu sau: quy mô kho vũ khí hạt nhân luôn tương đối nhỏ và năng tấn công lần thứ hai có vấn đề.

Máy bay siêu thanh Falcon HTV-2 do Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu phát triển
Máy bay siêu thanh Falcon HTV-2 do Bộ Quốc phòng Mỹ nghiên cứu phát triển

Chuyên gia Trung Quốc đã đặc biệt nói tới khả năng Trung Quốc bị Mỹ uy hiếp. Trung Quốc cảm thấy lo ngại chủ yếu là do Mỹ có ưu thế hạt nhân, trong khi đó, sau khi kết hợp năng lực tấn công đánh đòn phủ đầu thông thường từ phòng thủ tên lửa đạn đạo và công nghệ tấn công thông thường toàn cầu tốc độ nhanh, ưu thế này khiến cho năng lực báo thù của Trung Quốc đối mặt với nguy hiểm.

Sau bài phát biểu của Tổng thống Obama ở Prague và công bố báo cáo "Đánh giá tình hình hạt nhân" năm 2010, sự lo ngại của người Trung Quốc đột ngột trầm trọng hơn.

Trung Quốc cho rằng, Mỹ giảm bớt lệ thuộc đối với vũ khí hạt nhân có nghĩa là tăng cường sự lệ thuộc vào vũ khí thông thường (đặc biệt là vũ khí tấn công thông thường toàn cầu, tốc độ nhanh), trong khi đó, trên phương diện vũ khí thông thường, Mỹ có ưu thế không thể phủ nhận.

Vì vậy, người Trung Quốc cho rằng, triển vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân của Tổng thống Obama là một cái bẫy nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Máy bay siêu thanh X-51A Mỹ
Máy bay siêu thanh X-51A Mỹ

Còn việc Trung Quốc nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh chủ yếu là bị thúc đẩy bởi mục tiêu chọc thủng phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ.

Đối với Trung Quốc, vũ khí siêu thanh (dùng để tấn công lực lượng muốn xâm nhập khu vực tác chiến trong xung đột khu vực tương lai) có thể xóa bỏ ưu thế của Mỹ trên 2 phương diện - hệ thống tấn công thông thường toàn cầu tốc độ nhanh và hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo.

Cuối năm 2010, người Trung Quốc đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong -21D lắp một đầu đạn cơ động, tầm bắn khoảng 1.500 km, làm cho đại đa số chuyên gia và sĩ quan cao cấp Mỹ cảm thấy kinh ngạc.

Các học giả cho rằng, loại tên lửa này làm xoay chuyển càn khôn, sẽ gây ảnh hưởng sâu xa tới tình hình chiến lược và ngoại giao của khu vực.

Theo một báo cáo của Viện nghiên cứu chương trình 2049, rõ ràng, nhiệm vụ của loại tên lửa này là tấn công tàu sân bay, ngoài ra, tầm quan trọng to lớn của loại tên lửa này còn ở chỗ, nó là bước đệm để Trung Quốc từ công nghệ đạo đạo vươn lên vũ khí siêu thanh và năng lực tấn công thông thường toàn cầu tốc độ nhanh.

Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc

Trung Quốc cũng đã tiến hành thử nghiệm máy bay chao lượn siêu thanh WU-18 vào tháng 1 và tháng 8 năm 2014. Chuyên gia quan tâm đến vấn đề hiện đại hóa lực lượng vũ trang Trung Quốc nhấn mạnh, do thời gian cách nhau của 2 lần thử nghiệm này rất ngắn, cho thấy Trung Quốc rất coi trọng công nghệ siêu thanh.

Sau khi đã thảo luận nhân tố thúc đẩy nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh, vấn đề về vai trò ảnh hưởng của những vũ khí này ở cấp độ tác chiến và chiến lược vẫn còn đợi giải đáp.

Trên phương diện chiếm trước quyền chủ động và tiến hành tấn công chính xác "kiểu phẫu thuật ngoại khoa" đối với điểm mấu chốt trong nỗ lực chiến tranh của kẻ thù, hai bên hầu như đều muốn lấy vũ khí siêu thanh làm thủ đoạn.

Ở cấp độ chiến thuật dùng bất ngờ để đánh thắng, và thông qua phát động đánh đòn phủ đầu tiến công vũ khí chống vệ tinh, phá hoại hệ thống tự động hóa chỉ huy đối phương, hầu như là nhiệm vụ có thể thực hiện của vũ khí siêu thanh.

Vì vậy, vũ khí siêu thanh có thể trở thành bổ sung có giá trị trong chiến lược chống can thiệp/ngăn chặn khu vực và chiến lược chống "chống can thiệp/ngăn chặn khu vực".

Nếu như tình hình Đông Á không vượt qua "tình hình leo thang song phương" như Herman Calne nói, quan niệm của 2 loại chiến lược này sẽ dựa trên một nền tảng vững chắc.

Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc
Tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D Trung Quốc

Trong tình hình nói trên, không có nước nào có thể đủ lý do để tuyên bố đầy đủ, nước mình có thể giành được quyền kiểm soát leo thang - tức là có thể tự tin triệt tiêu những nỗ lực lấy tiếp tục leo thang để đáp trả hành vi trước đó của đối phương.

Cho dù những người xây dựng kế hoạch quân sự phổ biến nghiêng về lựa chọn chiến lược leo thang trực tiếp, nhưng, trong triển vọng Trung-Mỹ xảy ra xung đột, con đường của loại chiến lược cứng nhắc được xác định trước này có lẽ sẽ gây ảnh hưởng có hại, buộc hai bên bước vào một cuộc xung đột leo thang gay gắt mà vốn có thể tránh được.

Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)