Báo TQ: Ấn Độ đang đàm phán kỹ thuật cấp cao với Việt Nam

11/01/2015 10:44
Việt Dũng
(GDVN) - Để chống lại vai trò ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương, Ấn Độ đã tặng, xuất khẩu tàu chiến cho các nước có liên quan như Việt Nam.
Tàu tuần tra Barracuda Ấn Độ chế tạo cho Mauritius
Tàu tuần tra Barracuda Ấn Độ chế tạo cho Mauritius

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 6 tháng 1 dẫn trang mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 22 tháng 12 năm 2014 đăng bài viết "Ấn Độ bàn giao tàu chiến xuất khẩu đầu tiên", cho biết, ngày 20 tháng 12 năm 2014, tại thành phố cảng phía đông Calcutta (nay gọi là Kolkata), Ấn Độ đã bàn giao cho Mauritius chiếc tàu chiến xuất khẩu đầu tiên trong lịch sử nước này.

Tàu tuần tra biển gần CGS Barracuda 1.300 tấn do Công ty công trình đóng tàu Calcutta quốc doanh Ấn Độ (GRSE) chế tạo, chi phí chế tạo là 58,5 triệu USD, công dụng của tàu là tấn công các hành vi như cướp biển, buôn lậu và săn bắt trộm.

Chiếc tàu tuần tra biển gần này dài 74 m, do Ấn Độ tự thiết kế, hoàn thành trong thời hạn hợp đồng 3 năm, thủy thủ đoàn 83 người, có thể dùng để tìm kiếm cứu nạn hoặc vận chuyển phân đội đặc nhiệm nhỏ. Ban quản lý Công ty công trình đóng tàu Calcutta tuyên bố, tàu CGS Barracuda có tốc độ tối đa là 22,5 km/giờ, cao hơn so với yêu cầu của khách hàng (tốc độ 20 km/giờ).

Khi bàn giao chiếc tàu tuần tra biển gần này cho đoàn đại diện Lực lượng bảo vệ bờ biển Mauritius, Thứ trưởng Quốc phòng Inderjit Rao Singh tuyên bố: "Đây là lần đầu tiên Ấn Độ phá bỏ rào cản xuất khẩu", "chiếc tàu này là điểm khởi đầu, trong tương lai chúng tôi muốn xuất khẩu rất nhiều tàu chiến cho các khu vực trên thế giới". Ông còn cho biết, nhà máy đóng tàu Goa quốc doanh ở bờ biển phía tây Ấn Độ đã nhận được đơn đặt hàng xuất khẩu 2 tàu tuần tra biển gần của Sri Lanka.

Tàu tuần tra Barracuda Ấn Độ chế tạo cho Mauritius
Tàu tuần tra Barracuda Ấn Độ chế tạo cho Mauritius

Theo bài báo, Công ty công trình đóng tàu Calcutta đến nay đã chế tạo 92 tàu chiến cho Hải quân và Lực lượng bảo vệ bờ biển Ấn Độ, hiện đang tiến hành đàm phán kỹ thuật cấp cao với phía Việt Nam, nội dung là chế tạo 4 tàu tuần tra tốc độ nhanh vỏ nhôm lớp 140 tấn cho Hải quân Việt Nam.

Nguồn vốn chế tạo đến từ khoản vay 100 triệu USD Ấn Độ dành cho Hà Nội vào tháng 9 năm 2014, bối cảnh bố trí khoản vay này là xuất phát từ sự lo ngại đối với Trung Quốc – quốc gia đang (áp dụng thái độ và hành động) cứng rắn về quân sự (hung hăng dọa nạt), Ấn Độ và Việt Nam tái khẳng định tăng cường quan hệ quốc phòng và chiến lược hai nước.

Công ty công trình đóng tàu Calcutta hiện nay có kế hoạch tham gia cuộc đấu thầu mà Hải quân Philippines sắp khởi động, tranh cao thấp với các doanh nghiệp đóng tàu thế giới như Công ty đóng tàu STX của Pháp, Daewoo và Hyundai của Hàn Quốc, nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha, đối tượng đấu thầu lần này là 2 chiếc tàu chiến tốc độ nhanh. Một khi đăng ký, đây sẽ là lần đầu tiên nhà máy đóng tàu Ấn Độ tham gia hoạt động đấu thầu quốc tế.

Bài báo cho biết, gần đây, để chống lại vai trò ảnh hưởng quân sự và kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc đối với các nước nhỏ Ấn Độ Dương như Maldives, Mauritius và Seychelles, Ấn Độ đã tặng một số tàu chiến tự chế cho các nước nhỏ này. Vào năm 2000, Ấn Độ cũng đã bán cho Sri Lanka một chiếc tàu tuần tra bờ biển lớp Sukanya cũ chế tạo theo giấy phép, tàu này hiện là tàu chỉ huy của Hải quân Sri Lanka.

Tàu tuần tra Barracuda Ấn Độ chế tạo cho Mauritius
Tàu tuần tra Barracuda Ấn Độ chế tạo cho Mauritius

Nhưng, tàu CGS Barracuda là chiếc tàu chiến đầu tiên do nhà máy đóng tàu Ấn Độ tự thiết kế, chế tạo dành cho xuất khẩu.

Người phụ trách Công ty công trình đóng tàu Calcutta, Thiếu tướng A.K. Verma nói: "Tôi hy vọng điều này có thể làm cho ý muốn mua tàu chiến Ấn Độ của các nước hữu nghị tăng lên. Ấn Độ có ưu thế giá thành rất mạnh, chẳng hạn chi phí lao động thấp hơn nhà máy đóng tàu nước ngoài".

Trong Quân đội Ấn Độ, Hải quân Ấn Độ đi đầu triển khai công tác nội địa hóa nhu cầu quân bị nhằm giảm thấp tỷ lệ nhập khẩu quân bị của nước này, hiện nay, tỷ lệ này khoảng 70%.

Hiện nay, các nhà máy đóng tàu Ấn Độ đang chế tạo 41 tàu chiến cho Hải quân Ấn Độ, bao gồm tàu sân bay INS Vikrant lưỡng giãn nước 37.750 tấn. Đây là để hưởng ứng chính sách của chính quyền Narendra Modi, tức là nội địa hóa mua sắm quân sự.

Hàng hóa quốc phòng xuất khẩu ra nước ngoài hiện nay của Ấn Độ phần lớn là các hàng hóa cấp thấp như quần áo, khí giới, kim ngạch xuất khẩu năm 2013 tổng cộng 4,46 tỷ rupee (khoảng 70,2 triệu USD), 1 năm sau là 6,86 tỷ rupee, đến tháng 9 năm 2014 là 1,66 tỷ rupee.

Ngày 12 tháng 8 năm 2013, Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay nội địa INS Vikrant
Ngày 12 tháng 8 năm 2013, Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay nội địa INS Vikrant
Việt Dũng