Báo TQ lu loa: Philippines nối giáo cho giặc, làm loạn ở Biển Đông

02/07/2013 10:51
Việt Dũng
(GDVN) - Bài báo rút ra kết luận hết sức hằn học: Nhà cầm quyền Philippines cuối cùng chỉ có thể "lấy đá đập chân mình", việc "kết bè kéo cánh" để "gây bất ổn"... sẽ chỉ "đi vào ngõ cụt".

Trung Quốc sợ Philippines lôi kéo Mỹ, Nhật

Ngày 29 tháng 6, tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc đăng bài viết tuyên truyền, "khuyên bảo" và với tâm trạng đầy lo ngại với nhan đề "Học giả quân đội: Philippines mời Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đóng quân là nối giáo cho giặc".

Theo bài viết, gần đây Philippines đã liên tiếp "phạm sai lầm lớn", đang từng bước "đẩy cục diện hòa bình của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tới nguy cơ bất ổn". Philippines làm như vậy là "vô trách nhiệm" và "chắc chắn không có đường ra".

Thực lực quân sự của Philippines rất hạn chế, nhưng một nước có thực lực quân sự mạnh như Trung Quốc lại luôn ra sức tuyên truyền Philippines gây hấn/khiêu khích. Chẳng lẽ Philippines không nhận ra họ là ai?
Thực lực quân sự của Philippines rất hạn chế, nhưng một nước có thực lực quân sự mạnh như Trung Quốc lại luôn ra sức tuyên truyền Philippines gây hấn/khiêu khích. Chẳng lẽ Philippines không nhận ra họ là ai?

Bài báo cho rằng, Philippines "lôi kéo" Mỹ tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn ở vùng biển gần bãi cạn Scarborough, ý đồ chiến lược có thể nói là "hiểm ác đáng sợ".

Cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược toàn cầu sang hướng Đông (tức châu Á-Thái Bình Dương), Mỹ đang xây dựng "tuyến điểm nóng" tại dải khu vực liền nhau trên đất liền-trên biển ở châu Á-Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc.

Báo TQ đổ lỗi rằng, Philippines đang "tạo ra vấn đề điểm nóng ở biển Đông".

Theo luận điệu của Thời báo Hoàn Cầu, Philippines đã "tạo ra cuộc khủng hoảng Scarborough", hầu như khiến cho cuộc "đánh cờ" Trung Quốc-Philippines leo thang thành đối đầu quân sự. Sau khi cuộc khủng hoảng Scarborough "giảm nhiệt", theo báo Trung Quốc thì Philippines lại gây ra "cuộc khủng hoảng bãi Cỏ Mây".

Do Trung Quốc áp dụng hành động cứng rắn, đòi tiếp tục áp dụng "mô hình bãi cạn Scarborough" cho bãi Cỏ Mây, Philippines đã hợp tác với Mỹ tổ chức cuộc diễn tập quân sự ở vùng biển gần bãi cạn Scarborough - Hoàn Cầu báo tuyên truyền.

Cũng luận điệu đổ lỗi cho kẻ khác, Tờ báo này tiếp tục: "Như vậy Philippines muốn để cho các "điểm nóng" trên biển Đông liên tục "duy trì độ nóng", "tạo ra không khí căng thẳng ở khu vực biển Đông" để làm "ngư ông đắc lợi"".

Báo Trung Quốc nói thêm: Một là để cho vấn đề bãi cạn Scarborough và vấn đề bãi Cỏ Mây tương tác với nhau và "luân phiên" nóng lên. Hai là các thủ đoạn quân sự của Philippinse trong hai vấn đề tranh chấp đảo, đá này liên tục leo thang. Ba là thông qua sự tác động liên kết này có thể khiến cho nhiều điểm nóng tiềm ẩn hơn trong tranh chấp đảo, đá biến thành các điểm nóng nổi cộm, khiến cho vấn đề tranh chấp đảo, đá khu vực biển Đông trở nên phức tạp hóa.

Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở biển Đông
Mỹ-Philippines tổ chức diễn tập quân sự liên hợp ở biển Đông
Báo Trung Quốc cho rằng, cách làm "liên tục làm leo thang điểm nóng" này của Philippines "rất không có lợi" cho giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông, chỉ có thể ngày càng "làm loạn" tình hình an ninh khu vực biển Đông.

Báo Trung Quốc tuyên truyền, Philippines "làm loạn" vấn đề biển Đông có thể đạt được một số mục đích sau: Một là có thể mượn cớ đưa thế lực bên ngoài khu vực tới. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines vừa tuyên bố, Philippines đang cân nhắc mở cửa mức độ cao hơn các căn cứ quân sự cho Mỹ, Nhật. ASEAN vốn là một tổ chức mang tính khu vực rất khó để cho thế lực bên ngoài can thiệp.

Trong khi đó, Mỹ áp dụng sách lược không trực tiếp can thiệp vào ASEAN, mà xây dựng quan hệ đặc biệt với các nước ASEAN. Quan hệ Mỹ-Philippines chính là như vậy. Chẳng hạn, Philippines có thể thông qua hỗ trợ Philippines trong quá trình Philippines "tạo ra điểm nóng", "ép" Philippines đồng ý xây dựng radar X-band ở lãnh thổ của họ, thúc đẩy Mỹ xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa hoàn chỉnh Âu-Á.

Trong vấn đề tranh chấp đảo với Trung Quốc, Philippines và Nhật Bản "cùng chung chí hướng". Báo Trung Quốc tuyên truyền nhiều nước phản đối Nhật Bản sửa đổi "Hiến pháp hòa bình" (thực ra cơ bản chỉ có Trung Quốc lo sợ và phản đối), vì nó liên quan đến "hòa bình, ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương", mà Philippines lại mời Nhật Bản xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ của họ "khác nào nối giáo cho giặc".

Báo Trung Quốc dường như muốn khơi lên hận thù và chia rẽ, cho rằng, Nhật Bản từng xâm lược Philippines, nhưng chỉ sau hơn nửa thế kỷ thì nhà cầm quyền Philippines lại "dẫn sói vào nhà" - việc làm này "không có kết cục tốt".

Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Philippines
Nhật Bản sẽ cung cấp tàu tuần tra cho Philippines
Báo Trung Quốc tiếp tục chỉ trích Philippines "nói không giữ lời", "không sợ chơi với lửa", đến nay không rút tàu chiến cũ ở bãi Cỏ Mây. Theo đó, võ đoán cho rằng, nhân dân yêu chuộng hòa bình châu Á-Thái Bình Dương "chắc chắn không còn tin vào cam kết của nhà cầm quyền Philippines", kể cả Mỹ, Nhật Bản cũng "không dễ dàng tin" Philippines.

Trên cơ sở đó, bài báo rút ra kết luận hết sức hằn học: Nhà cầm quyền Philippines cuối cùng chỉ có thể "lấy đá đập chân mình", việc "kết bè kéo cánh" để "gây bất ổn"... sẽ chỉ "đi vào ngõ cụt".

Trung Quốc tuyên bố: nước khác đừng có mà “kéo bè kéo cánh”

Trước tình hình các nước có tranh chấp lãnh thổ như Nhật Bản, Philippines xích lại gần nhau và dựa hơn vào quân Mỹ, ngày 28 tháng 6, người phát ngôn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh họp báo cho biết, Trung Quốc nhất quán chủ trương và dốc sức vào "thông qua đối thoại bàn bạc giải quyết tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải", là "người bảo vệ kiên định cho hòa bình, ổn định của khu vực".

Theo Hoa Xuân Oánh, các nước khác đừng có chỉ trích những "hoạt động bình thường" trên biển của Trung Quốc "dựa trên luật pháp quốc tế và luật pháp trong nước".

Hoa Xuân Oánh cảnh cáo các nước khác đừng có "kéo bè kéo cánh", "khiêu khích gây sự", "cố ý thổi phồng căng thẳng khu vực", "dẫn dắt sai lầm dư luận quốc tế". Trung Quốc tiếp tục "khuyên răn" nước khác "làm nhiều việc tăng cường lòng tin chính trị và an ninh giữa các nước trong khu vực, thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực".

Tháng 6/2012, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật
Tháng 6/2012, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!

CÁC TIN BÀI ĐƯỢC BẠN ĐỌC QUAN TÂM

>> Hình ảnh mới nhất về siêu hạm USS Independence có thể có mặt ở Biển Đông

>> Thời báo Hoàn Cầu:Không tin Việt Nam có thể nâng cấp được xe tăng T-55

>> Sức mạnh siêu hạm đổ bộ Zurb của Hải quân Nga

>> Su-30MK2 của Việt Nam lại xuất hiện trên báo Trung Quốc

>> Siêu hạm tuần duyên, bảo vệ chủ quyền USS Freedom của Hải quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc đăng ảnh phi đội trực thăng EC-225 mới của Việt Nam

>> Cận cảnh trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Mỹ

>> Báo Trung Quốc: Việt Nam có khả năng công, thủ mạnh nhất ĐNA

>> Mãn nhãn với những hình ảnh siêu nét chụp tiêm kích F-35 của Mỹ

>> Xem các tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

>> Thời báo Hoàn Cầu: Việt Nam đang đẩy nhanh xây dựng lực lượng hải quân

>> Các tuần tra hạm của Hải quân nhân dân Việt Nam

 >> Sức mạnh chiến hạm tên lửa Molnya của Hải quân Việt Nam  >> Cảnh sát biển Việt Nam tiếp nhận máy bay tuần tra biển CASA-212-400
 >> Báo Trung Quốc đăng ảnh các học viên tàu ngầm Việt Nam tại Nga  >> Thăm “vua” Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng Cam Ranh
Việt Dũng