Báo Trung Quốc: Nhật Bản chạy đua vũ trang như điên, muốn bá quyền thay Mỹ

06/05/2015 06:37
Đông Bình
(GDVN) - Báo Trung Quốc lại quen thói chọc gậy bánh xe, mạt sát nước khác, cho rằng Nhật Bản không an phận, chạy như điên về quân bị, nhưng lại không tự hỏi mình.

Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 5 tháng 5 có bài viết bình luận về Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ vừa sửa đổi, cho rằng, Nhật Bản theo thời, xây dựng bá quyền thay thế Mỹ.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có chuyến thăm Mỹ 8 ngày, từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2015, mục đích là tăng cường quan hệ đồng minh
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vừa có chuyến thăm Mỹ 8 ngày, từ ngày 26 tháng 4 đến ngày 3 tháng 5 năm 2015, mục đích là tăng cường quan hệ đồng minh

Từ tình trạng mới để xem xét sự thay đổi của phương châm Nhật-Mỹ

Theo bài báo, gần đây, hai nước Nhật-Mỹ đã công bố "Phương châm hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ" bản thứ ba. So với 2 bản trước, mặc dù Nhật Bản luôn tuyên bố là "phòng thủ", nhưng giữa những hàng chữ lại lộ ra nhiều "sát khí tấn công" hơn. Đặc biệt là đề xuất "tình trạng mới", đã làm thay đổi thực chất của phòng vệ.

Cuối tháng 11 năm 1978, dưới sự dẫn dắt của Mỹ, hai nước Mỹ-Nhật đã đưa ra "Phương châm" bản thứ nhất, đã đề xuất 3 tình huống (tình trạng): Thời bình ngăn chặn xâm lược vũ trang đối với Nhật Bản; Áp dụng hành động chung khi Nhật Bản bị tấn công vũ lực; Hai bên tiến hành hợp tác quân sự khi khu vực Viễn Đông xảy ra tình trạng ảnh hưởng đến an ninh của Nhật Bản.

"Phương châm" này nhằm vào mối đe dọa của Liên Xô đối với Nhật Bản, có tính chất phòng vệ khá rõ ràng, nhưng vẫn có màu sắc can thiệp khu vực.

Sau khi "Phương châm" ra đời, Nhật Bản tận dụng cơ hội đẩy mạnh xây dựng "lực lượng phòng vệ nền tảng", mua sắm vũ khí trang bị tiên tiến, tăng cường chất lượng quân sự của Lực lượng Phòng vệ, đồng thời không ngừng hoàn thiện chế độ nghĩa vụ quân sự chuyên nghiệp, tích cực tăng cường quân bị.

Báo Trung Quốc: Nhật Bản chạy đua vũ trang như điên, muốn bá quyền thay Mỹ ảnh 2

"Trung Quốc không được ăn hiếp người khác, phải chịu hậu quả ở Biển Đông"

(GDVN) - Đó là tuyên bố "đập mặt" thẳng thừng của người đứng đầu Lầu Năm Góc trước các hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông hiện nay.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, tình hình quốc tế thay đổi nhanh chóng, quan hệ Nhật-Mỹ cũng đã xuất hiện lục đục. Sau khi trải qua giai đoạn dao động, Nhật Bản nhận thức được tầm quan trọng của "ôm chân" Mỹ - báo Trung Quốc bôi đen nước khác.

Năm 1997, hai nước lại đưa ra "Phương châm" bản thứ hai, đã quy định nội dung và phương pháp tiến hành hợp tác quân sự và tác chiến liên hợp giữa hai bên trong thời bình khi Nhật Bản bị tấn công vũ lực và khi khu vực xung quanh Nhật Bản xuất hiện tình trạng khẩn cấp.

Phương châm này đã đưa ra khái niệm mới "Tình trạng xung quanh", tính chất phòng vệ bắt đầu trở nên mơ hồ, tính chất can thiệp khu vực được tăng cường.

Theo giải thích của Chính phủ Nhật Bản, "Tình trạng xung quanh" không liên quan đến địa lý, mà là chỉ những tình trạng gây ảnh hưởng quan trọng tới hòa bình và an ninh của Nhật Bản. Nhật Bản thậm chí còn đưa vấn đề Đài Loan (Trung Quốc coi là công việc nội bộ của họ) vào, do đó, bài báo đặt câu hỏi: Đây là "phòng vệ" hay "can thiệp"?.

"Phương châm" bản thứ ba lại đưa ra các khái niệm mới như "Tình trạng vùng xám" (tình trạng xấu), "Tình trạng ảnh hưởng quan trọng" và "Tình trạng khủng hoảng tồn vong". Theo bài báo, việc định nghĩa những "tình trạng mới" này rất mập mờ.

Chẳng hạn "Sách trắng phòng vệ" bản năm 2014 định nghĩa "Tình trạng vùng xám" là: "Tình hình vừa không thuộc thời kỳ hòa bình hoàn toàn, nhưng cũng không thuộc trạng thái xung đột chiến tranh, thuộc phạm vi lớn giữa chúng".

Còn "Tình trạng khủng hoảng tồn vong" là tình trạng "những nước có quan hệ mật thiết với Nhật Bản bị tấn công vũ lực và đe dọa sự tồn vong của Nhật Bản".

Diễn tập Keen Sword giữa Mỹ-Nhật ngày 19 tháng 11 năm 2014 (ảnh tư liệu)
Diễn tập Keen Sword giữa Mỹ-Nhật ngày 19 tháng 11 năm 2014 (ảnh tư liệu)

Như vậy, Nhật Bản đã có không gian hoạt động quân sự rộng lớn hơn, có thể sẽ mở rộng phạm vi can thiệp tới toàn cầu. Hơn nữa, việc phán đoán những "tình trạng" mới này hoàn toàn do Chính phủ Nhật Bản định đoạt, không có tiêu chuẩn khách quan, càng có tính tùy ý và tính nguy hiểm - báo Trung Quốc bình luận.

"Tình trạng mới" do "Phương châm mới" đưa ra hoàn toàn đã vượt phạm trù phòng vệ. Nhật Bản sớm đã không còn là người được bảo vệ trong "Phương châm" bản thứ nhất, cũng không thỏa mãn với người can dự các vấn đề khu vực trong bản thứ hai, mà muốn làm người can thiệp các vấn đề toàn cầu.

Nhật Bản không an phận như vậy, là do đang bị ảnh hưởng bởi trào lưu tư tưởng chủ nghĩa quốc gia mới - không chỉ muốn thoát khỏi sự lệ thuộc quân sự đối với Mỹ, mà còn muốn ngồi ngang hàng với Mỹ, càng muốn tùy thời để xây dựng bá quyền mới thay thế Mỹ - báo Trung Quốc tuyên truyền.

Theo bài báo, trên thế giới hiện nay, vấn đề an ninh là vấn đề mang tính tổng hợp, các nước cần sử dụng nhiều loại biện pháp như chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, xóa bỏ và ứng phó với các loại mối đe dọa, không thể dựa vào lực lượng quân sự một cách phiến diện.

Báo Trung Quốc: Nhật Bản chạy đua vũ trang như điên, muốn bá quyền thay Mỹ ảnh 4

Mỹ khuyến khích Nhật Bản chi tiền xây dựng căn cứ ở Philippines

(GDVN) - Phillippines mong Mỹ-Nhật giúp sức để giải quyết vấn đề Biển Đông; Mỹ thiếu tiền, muốn Nhật chi tiền thi công căn cứ quân sự để cùng sử dụng.

Chính quyền Shinzo Abe coi thường trào lưu chính phát triển hòa bình, ngoan cố kiên trì tư duy cánh hữu, không để ý tới bài học lịch sử sâu sắc, tiếp tục chạy như điên trên đường tăng cường quân bị nguy hiểm, chắc chắn đi vào vết xe đổ - báo Trung Quốc mạt xát Nhật Bản.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài báo, phản ánh sự cay cú của một bộ phận truyền thông nhà nước Trung Quốc trước việc Nhật Bản thực thi “chủ nghĩa hòa bình tích cực”, mở rộng phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ, đe dọa tới yêu sách bành trướng lãnh thổ ở khu vực của Trung Quốc - PV.

Trung Quốc đang dùng truyền thông ra sức tuyên truyền, Nhật Bản thực hiện các chính sách quốc phòng, an ninh mới là đang quay trở lại “chủ nghĩa quân phiệt”, thực chất là tìm cách để Nhật Bản không phát huy được vai trò trong khu vực, để Trung Quốc tùy ý hành động - PV.

Để xảy ra tình hình các nước ngày càng phản đối, ngăn chặn “đường lưỡi bò” cũng như quan ngại về Trung Quốc hiện nay thì giới cầm quyền Trung Quốc phải tự hỏi lại mình. Trung Quốc đang có âm mưu đen tối với yêu sách “đường lưỡi bò” là một thực tế cần tăng cường ngăn chặn toàn diện.

Trung Quốc đang tăng cường chạy đua vũ trang và ngày càng hung hăng ở khu vực là điều vô cùng đáng quan ngại, không thể không đề phòng, cảnh giác - PV.

Diễn tập Keen Sword giữa Mỹ-Nhật năm 2012 (ảnh tư liệu)
Diễn tập Keen Sword giữa Mỹ-Nhật năm 2012 (ảnh tư liệu)
Đông Bình