Bắt Phó giáo sư dùng tinh dịch của mình làm thuốc chữa bệnh phụ khoa

17/10/2012 08:01
Hồng Thủy (Nguồn Thương Đô News)
(GDVN) - "Phó giáo sư" này thanh minh, tinh dịch ông ta tự lấy từ tối hôm trước trộn với thuốc tây coi như dẫn chất để đưa thuốc vào vùng kín của bệnh nhân đang viêm nhiễm.
Cộng đồng mạng Trung Quốc hai ngày qua xôn xao về vụ một Phó giáo sư dùng tinh dịch của mình để "chữa bệnh phụ khoa" cho một nữ bệnh nhân và ông ta đã bị bắt vì tội "cưỡng dâm".

Vụ việc được cư dân mạng phát hiện và đưa lên internet từ tháng trước, thông tin về 1 Phó giáo sư ở Quảng Tây dùng tinh dịch của mình trộn với thuốc tây và đưa vào chỗ kín của nữ bệnh nhân phụ khoa. Gã "Phó giáo sư, bác sĩ" đồi bại này là Mã  Lâm (tên nhân vật đã được thay đổi - PV) năm nay 47 tuổi, công tác tại Đại học Y Quảng Tây.

Mã Lâm đang thuật lại diễn biến vụ việc chữa bệnh cổ quái khiến ông ta bị bắt
Mã Lâm đang thuật lại diễn biến vụ việc chữa bệnh cổ quái khiến ông ta bị bắt

Gần đây, một phụ nữ đến phòng khám của Lâm khám bệnh phụ khoa, sau khi khám xong phát hiện chỗ kín chảy dịch, hỏi bác sĩ thì ông ta bảo rằng, trong thành phần của thuốc có tinh dịch của chính Mã Lâm. Người phụ nữ này mới tá hỏa và báo cảnh sát.

Khi cơ quan chức năng vào cuộc điều tra đã nhận định Mã Lâm "cưỡng dâm" bệnh nhân. "Phó giáo sư" này thanh minh, tinh dịch ông ta tự lấy từ tối hôm trước trộn với thuốc tây coi như dẫn chất để đưa thuốc vào vùng kín của bệnh nhân đang viêm nhiễm.

Sau khi sự việc vỡ lở, cộng đồng mạng Trung Quốc tỏ ra phẫn nộ với cách chữa bệnh cổ  quái này. Các chuyên gia hàng đầu về Trung y cũng lên tiếng phản bác cách dùng tinh dịch làm thuốc của Mã Lâm.

Mặc dù nền y học cổ truyền Trung Quốc được thừa nhận là 1 thành tựu tinh hoa của người Hán, nhưng hiện nay có không ít thày thuốc, trong đó có cả các bác sĩ, Phó giáo sư hoặc Giáo sư vẫn tin vào những phương thuốc cổ quái.

Không ít người trong số họ lấy tinh dịch, nước dãi, nước tiểu và phân để làm thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân. Kết quả chưa thấy đâu, nhưng hệ lụy thì thấy ngay trước mắt, điều này đã được cảnh báo trong các tác phẩm của văn hào Lỗ Tấn ngày trước.
Hồng Thủy (Nguồn Thương Đô News)